Lăng Nguyễn Hữu Hào là nơi chôn cất và thờ ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bình - song thân của Nam Phương Hoàng Hậu - tọa lạc tại ngọn đồi ở phía Tây Nam thành phố Đà Lạt - lăng nằm trên đường Vạn Thành - Tà Nùng từ ngã ba Hoàng Văn Thụ cách thác Cam Ly 150m. Đây là một di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nằm trong số 150 danh lam thắng cảnh chưa được khai thác du lịch tại Đà Lạt.

Lăng Nguyễn Hữu Hào
Lăng Nguyễn Hữu Hào
Map
Thông tin chung
Quốc giaViệt Nam
Thành phốĐà Lạt
Địa chỉNgã ba đường Hoàng Văn Thụ - Vạn Thành
Tọa độ11°56′34″B 108°24′55″Đ / 11,942748°B 108,415409°Đ / 11.942748; 108.415409
Chủ đầu tưNam Phương Hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Lan
Xây dựng
Khởi công1939
Hoàn thành10 tháng 9 năm 1941

Lịch sử sửa

Ông Nguyễn Hữu Hào vốn là một đại điền chủ giàu có,[1] quê quán tại Gò Công (nay thuộc phường Long Thạnh Mỹ, Thành phố Thủ Đức). Ông kết hôn với bà Lê Thị Bình, con gái ông Huyện Sỹ (Lê Phát Đạt), một trong những người giàu có nhất Việt Nam thời bấy giờ.

Ông bà Nguyễn Hữu Hào có 2 người con gái: trưởng nữ là Agnès Nguyễn Hữu Hào, được gả cho một quý tộc người Pháp là Nam tước Pierre Didelol lúc đó đang giữ chức Khâm mạng Hoàng triều cương thổ (Hoàng triều Cương thổ là vùng đất biên cương do hoàng gia cai quản, gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk NôngLâm Đồng ngày nay). Cô em là Mariette Jeannette Nguyễn Hữu Thị Lan. Đẹp, con nhà trí thức, giàu có nên cô Nguyễn Hữu Thị Lan được các viên chức người Pháp chọn để tiếp cận Hoàng đế Bảo Đại. Vậy là họ sắp xếp để hai người gặp nhau trong một bữa tiệc do viên Đốc lý Đà Lạt tổ chức. Ngày 6 tháng 2 năm 1934, lễ cưới của Nguyễn Hữu Thị Lan và Hoàng đế Bảo Đại diễn ra tại Điện Kiến Trung (Hoàng thành Huế)[2] và tấn phong làm Nam Phương Hoàng hậu.

Những ngày cuối đời, vợ chồng ông Nguyễn Hữu Hào chỉ sống ở Đà Lạt. Khi bắt đầu lâm bệnh nặng và biết sẽ khó qua khỏi, ông có nguyện vọng sau khi qua đời sẽ được chôn cất tại Đà Lạt.

Mùa thu năm Kỷ Mão (13 tháng 9 năm 1939), Long Mỹ Quận công Nguyễn Hữu Hào từ trần và được an táng theo nghi thức tước Quận công. Nam Phương hoàng hậu cho xây dựng lăng mộ cho ông vào cuối năm 1939. Sau 4 năm xây dựng, lễ quy lăng diễn ra ngày 10 tháng 9 năm 1941.[3]

Miêu tả sửa

Lăng xây dựng trên một đồi cao. Cổng lăng là trụ biểu gồm 4 trụ thẳng đứng trang trí hoa senchó ngao và đề tự 2 cặp câu đối do chính Nam Phương Hoàng Hậu đề tự [4]. Nội dung hai cặp câu đối như sau:[5]

Tạm dịch:

Đường lên lăng gọi là nhất chính đạo (con đường duy nhất lên lăng) gồm 36 bậc, cứ cách 9 -13 bậc sẽ có một chiếu nghỉ tổng cộng 158 bậc thang. Nhất chánh đạo là con đường duy nhất lên lăng. Lăng xây trên đỉnh đồi hình Hoa sen đang nở, mái lợp ngói lưu ly xanh với các đầu đao cong lên như các Kiến trúc Á Đông nhưng trên nóc lăng có Thánh giá. Mặt tiền lăng là một sân tế rộng dựng một bia đá, đầu bia hình vòng cung chạm trổ hoa lá. Trong lăng có 2 ngôi mộ lớn bằng đá xanh, cao khoảng 30 cm, hình chữ nhật mặt phẳng. Trên mặt mộ, có chạm trổ hoa văn quanh riềm và hình một thánh giá lớn giữa mộ. Đó là mộ Long Mỹ Quận công Nguyễn Hữu Hào và phu nhân Lê Thị Bình. Ở giữa hai ngôi mộ có một hương án (còn là bàn để các linh mục hành lễ). Phía sau bàn thờ này có trổ một cửa vuông rộng nhìn ra một nhà bia nhỏ, bia bằng đá xanh, chạm trổ trên đầu và chung quanh bài minh bia hình chữ nhật.[2]

Nội dung bài minh bia:

Hiện nay sửa

Với kiến trúc độc đáo, hài hòa và tọa lạc trên một đồi thông, khu di tích Lăng Nguyễn Hữu Hào nằm trong tổng thể quy hoạch của khu du lịch Thác Cam Ly và đã được Sở Du lịch - Thương mại Lâm Đồng xếp vào danh sách 150 khu, điểm có tiềm năng khai thác du lịch.

Hiện nay, khu lăng mộ đang bị lãng quên. Xung quanh nơi này cây cỏ, bụi rậm mọc lên khắp nơi, trở nên hoang vu. Một số bậc thềm trong khu vực bia mộ đã bị nứt vỡ, hư hại do tác động bên ngoài.

Tham khảo sửa

  • Non Nước Việt Nam - Tổng cục du lịch Việt Nam.

Chú thích sửa

  1. ^ Có thông tin cho là ông làm quận công
  2. ^ a b “Bài minh bia trên lăng Nguyễn Hữu Hào”.
  3. ^ “Lăng Nguyễn Hữu Hào - thân phụ Nam Phương hoàng hậu - danh thắng bị lãng quên”.
  4. ^ Biểu trụ trước lăng, ban đầu mất 2 chữ trong quá trình vận chuyển biểu trụ, phần thêm hai chữ này do cử nhân Hán Nôm Nguyễn Huy Khuyến và PGS-TS Cao Thế Trình (hai cán bộ của Đại học Đà Lạt gắn thêm vào sau này)
  5. ^ “Nét đẹp của lăng Nguyễn Hữu Hào- thân phụ Nam Phương Hoàng hậu”.

Xem thêm sửa

Liên kết ngoài sửa