Rêu đá (món ăn)

(Đổi hướng từ Rêu đá)

Rêu đá (tiếng Thái: หินพืชไม่มีท่อลำเลียง) là một món ăn đặc sản của người Tháimiền núi Tây Bắc, Việt Nam và các tỉnh LoeiNakhon Ratchasima, Thái Lan. Cùng với măng chua, thịt gác bếp, rêu đá là món ăn không thể thiếu trong những bữa cơm đón tiếp khách quý của người Thái. Tuy nhiên, do số lượng có hạn, không thể vận chuyển đi xa và thời gian bảo quản ngắn nên rêu đá vẫn còn khá xa lạ với các địa phương khác.[1]

Nguồn gốc sửa

Món rêu đá bắt nguồn từ truyền thuyết về một đôi trai gái yêu nhau nhưng lại gặp sự cản trở của vị Chúa đất nơi họ sinh sống, họ đã quyết định cùng nhau chạy trốn tới một đỉnh núi cao. Cô gái khóc nhiều đến nỗi nước mắt của nàng chảy thành dòng nước lớn đổ từ trên đỉnh núi. Cuối cùng, để được bên nhau mãi mãi, họ đã lao xuống dòng nước đó. Cơ thể của người thanh niên đó đã hoá thành những mảnh đá, còn mái tóc dài của cô gái lại biến thành một loại rêu mọc trên những tảng đá đó. Từ đó, món Rêu đá hay còn gọi là quẹ trở thành món rau đặc sản của người dân Tây Bắc.[2]

Phân loại sửa

Thời điểm thường mọc của cây rêu đá lúc chớm thu khoảng vào tháng ba âm lịch. Rêu được chia ra ba loại:

Rêu đá mọc theo mùa từ tháng 9, tháng 10 âm lịch đến hết tháng 5.[3]

Cách chế biến sửa

Rêu đá có thời hạn sử dụng rất ngắn, khoảng 2 đến 3 ngày và thường mọc ở nơi các nguồn nước chảy mạnh, chân thác, bám vào những tảng đá to giúp cho rêu dễ phát triển. Khi để lâu hơn, rêu sẽ bị khô và không ngon. Người Thái thường lấy rêu bằng cách đi dọc theo các khe suối, dùng dao tách những sợi rêu đang bám chặt vào đá, sau đó dùng chày gỗ đập rêu để làm bung lớp đất cát bám bên ngoài.[1]

Để chế biến món ăn từ rêu đá có rất nhiều cách phổ biến như luộc, nộm, xào, nấu canh hay nướng.

Rêu đá nấu canh sửa

Đây là món đơn giản nhất. Lấy chày gỗ đập nát rêu cho hết tạp chất bám trên đó rồi rửa sạch. Cắt rêu thành các đoạn nhỏ, cho vào nước luộc gà hoặc xương hầm.[3]

Nộm rêu đá sửa

Món này thường chế biến với rêu non. Rêu rửa sạch được đồ chín, sau đó trộn với súp, mì chính, gừng, mùi, hạt tiêu rừng, có thể thêm ớt nướng giã nhỏ.[3]

Rêu đá nướng sửa

Món này đặc biệt thơm ngon so với các món rêu khác. Đầu tiên sơ chế rêu bằng cách để lên thớt đập nhiều lần cho sạch cát ở trong vì rêu lấy từ suối dính lẫn tạp chất. Sau đó đem rêu tẩm với các gia vị thông thường như mì chính, gừng, sả, hành, hạt sen,... được bao bọc trong lá dong hoặc lá chuối rồi kẹp tre nướng trên than hoặc có thể vùi vào trong tro, ở trên là than. Để làm tăng thêm sự thơm ngon của món này, người dân thường nướng kèm với các loại thịt , thịt lợn. Có những nơi, người ta sử dụng ống nứa non thay cho lá chuối nên rêu nướng có vị ngọt đặc trưng.[3]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Món rêu đá, đặc sản của người Thái vùng Tây Bắc Lưu trữ 2013-09-21 tại Wayback Machine, Dân Việt, 17 tháng 7 năm 2013.
  2. ^ a b Rêu đá - món ăn truyền thống dân tộc Thái, Du lịch Mộc Châu, 8 tháng 3 năm 2012.
  3. ^ a b c d Người Thái ăn rêu mọc trên đá, VnExpress, 20 tháng 9 năm 2013