Vàng(I) chloride

hợp chất hóa học
(Đổi hướng từ Vàng(I) clorua)

Vàng(I) chloride là một hợp chất vô cơ của vàngclocông thức hóa học AuCl.

Vàng(I) chloride
Cấu trúc của vàng(I) chloride
Danh pháp IUPACGold(I) chloride
Tên khácAurơ chloride
Vàng monochloride
Nhận dạng
Số CAS10294-29-8
PubChem27366
ChEBI30078
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
ChemSpider25464
UNIIJD7Y972WU9
Thuộc tính
Công thức phân tửAuCl
Khối lượng mol232,4187 g/mol
Bề ngoàichất rắn màu vàng
Khối lượng riêng7,6 g/cm³[1]
Điểm nóng chảy 170 °C (443 K; 338 °F)
Điểm sôi 298 °C (571 K; 568 °F) (phân hủy)
Độ hòa tan trong nướctan rất ít
Độ hòa tantan trong HCl, HBr, dung môi hữu cơ
tạo phức với amonia
MagSus-67,0·10-6 cm³/mol
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểBốn phương, tI16
Nhóm không gianI41/amd, No. 141
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhđộc
NFPA 704

0
2
0
 
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Điều chế sửa

Vàng(I) chloride được điều chế bằng cách phân hủy nhiệt vàng(III) chloride.

Phản ứng sửa

Mặc dù vàng(I) chloride ổn định ở nhiệt độ cao hơn ở áp suất hơi clo thích hợp, hợp chất này bền ở điều kiện bình thường. Khi đun nóng với nước, hợp chất này bị phân hủy thành vàng kim loại và vàng(III) chloride trong một phản ứng tự oxy hóa:

3AuCl → 2Au + AuCl3

Phản ứng với kali bromide sẽ tạo ra kali tetrabromoaurat(III)kali chloride với sự tạo ra vàng kim loại:

3AuCl + 4KBr → KAuBr4 + 2Au + 3KCl

An toàn sửa

Vàng(I) chloride có thể gây kích ứng da và mắt, làm hỏng chức năng thận và giảm số lượng bạch cầu.

Hợp chất khác sửa

AuCl còn tạo một số hợp chất với NH3, như:

  • AuCl·NH3 là bột/tinh thể màu trắng;
  • AuCl·2NH3 là bột màu trắng;
  • AuCl·3NH3 là bột màu trắng;[2]
  • AuCl·12NH3 là chất rắn màu trắng, chỉ tồn tại ở nhiệt độ dưới −28 °C (−18 °F; 245 K).[3]

Tham khảo sửa

  1. ^ Pradyot Patnaik. Handbook of Inorganic Chemicals. McGraw-Hill, 2002, ISBN 0-07-049439-8
  2. ^ A Text-book Of Inorganic Chemistry Vol-x (J.newton Friend; 1928), trang 40. Truy cập 13 tháng 4 năm 2021.
  3. ^ The Chemical News and Journal of Physical Science, Tập 94 (Griffin, Bohn and Company, 1906), trang 107. Truy cập 13 tháng 4 năm 2021.