Bước tới nội dung

Xâm lược

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Một cuộc xâm lược là một cuộc tiến công quân sự trong đó một số lượng lớn các nhân lực tham chiến (chiến sỹ) của một thực thể địa chính trị xông xáo đi vào lãnh thổ thuộc sở hữu của một thực thể khác tương tự, nói chung với mục tiêu là chinh phục; giải phóng hoặc thiết lập lại quyền kiểm soát hoặc thẩm quyền đối với một vùng lãnh thổ; chia cắt một quốc gia; thay đổi chính phủ đã được thành lập hoặc giành được nhượng bộ từ chính phủ nói trên; hoặc sự kết hợp của những điều này. Một cuộc xâm lược có thể là nguyên nhân của một cuộc chiến tranh, là một phần của một chiến lược lớn hơn để kết thúc một cuộc chiến tranh, hoặc chính nó có thể đủ để được định nghĩa là một cuộc chiến tranh. Do quy mô lớn của các hoạt động liên quan đến các cuộc xâm lược, chúng thường mang tính chiến lược trong việc lập kế hoạch và thực hiện.

Theo Điều 1 của Nghị quyết 3314 nhằm định nghĩa về Xâm lược của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1974, Xâm lược là việc sử dụng lực lượng vũ trang hoặc là bất kỳ hành động nào trái với Hiến chương Liên Hiệp Quốc của một quốc gia hay liên minh các quốc gia nhằm chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự độc lập về chính trị của một quốc gia khác hoặc của 1 liên minh các quốc gia khác[1]. Hành động xâm lược có nhiều mục đích như mở rộng lãnh thổ, tạo ra điều kiện để mặc cả trên bàn đàm phán và để thực hiện các mục đích chính trị khác nhau. Theo Nghị quyết 3314 nhằm định nghĩa về Xâm lược của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1974, xâm lược là một sự kiện sử dụng vũ lực diễn ra giữa các quốc gia với nhau, các cuộc chiến giữa các phe phái trong cùng một quốc gia không được coi là các hành động xâm lược (nội chiến).

Hành động xâm lược bị coi là hành động chống lại nền hòa bình quốc tế, những vùng lãnh thổ có được nhờ xâm lược không được pháp luật thừa nhận. Không có bất kỳ lý do tự nhiên, kinh tế, chính trị hay những lý do khác để biện minh cho hành động xâm lược. Việc điều động quân sự sang nước khác vì mục đích nhân đạo không bị coi là xâm lược.

Lịch sửsửa mã nguồn

Các bằng chứng khảo cổ học đã chỉ ra rằng việc xâm lược đã thường xuyên xảy ra từ thời tiền sử. Trong thời cổ, trước khi có các phương tiện giao tiếp bằng sóng vô tuyến và các phương vận tải nhanh, cách duy nhất để bảo đảm bảo được sức mạnh cần thiết là di chuyển các đoàn người (đoàn quân) như một lực lượng lớn. Do vậy, theo bản chất tự nhiên của nó đã dẫn tới chiến lược xâm chiếm. Cùng với các cuộc xâm lược là việc mang đến những sự thay đổi văn hóa, thay đổi về tôn giáo, triết học, và công nghệ đã hình thành nhiều nền văn minh khác nhau của thế giới cổ.[2]

Biện pháp phòng thủsửa mã nguồn

Các quốc gia có kẻ thù tiềm tàng ở bên cạnh thường dùng biện pháp phòng thủ để giữ chậm, ngặn chặn hành động xâm lược. Các rào cản địa lý như các con sông, suối, đầm lầy, núi đồi được tận dụng cho việc phòng ngự. Các công trình quân sự cũng được dùng trong việc phòng ngự. "Vạn Lý Trường Thành" là một công trình quân sự nổi tiếng được sử dụng cho việc này. Các rào cản còn bao gồm cả các công sự, các đường hào, các bãi mìn, các phương tiện quan sát, theo dõi sự di chuyển.[3] Tuy nhiên các công trình này có thể cần một lực lượng quân đội lớn để bảo vệ cũng như duy trì các trang thiết bị được bố trí, là một gánh nặng kinh tế cho đất nước.

Các công trình quân sự có thể được xây dựng thành một dãy liên tiếp, gồm các thành hoặc các công sự, pháo đài đặt ở gần biên giới. Các công trình này được thiết kế đẻ giữ chậm hành động xâm lược trong thời gian dài cho việc di chuyển một lực lượng bảo vệ đủ lớn đến. Trong một vài trường hợp thì chúng lại trở thành phương tiện phòng ngự ngược trở lại khi bị chọc thủng. Các pháo đài có thể bố trí ở các vị trí thuận lợi để đóng quân tránh được hỏa trực tiếp của kẻ thù.[4]

Trong thời hiện đại, ý tưởng về việc sử dụng những công trình phòng thủ cố định chống lại sự đe doạ các căn cứ trên đất liền có quy mô lớn trở thành lỗi thời. Việc sử dụng những chiến dịch không quân chính xác và các máy móc phương tiện cơ giới hoá cỡ lớn được làm nhẹ hơn, khả năng phòng vệ cơ động hơn mới đáng được yêu cầu trong các kế hoạch quân sự. Các nước sử dụng phòng thủ chống lại các cuộc xâm lược hiện đại thường sử dụng các trung tâm dân cư lớn như các thành phố, các khu đô thị làm các điểm phòng thủ. Kẻ xâm lược phải chiếm được những điểm này để phá huỷ khả năng phòng thủ. Lực lượng phòng thủ sử dụng các sư đoàn để bảo vệ những điểm này nhưng lực lượng phòng thủ vẫn có thể rất cơ động và thông thường là ẩn nấp. Tuy nhiên những địa điểm tĩnh vẫn có hữu ích trong việc phòng thủ chống lại các cuộc tấn công của hải quân và không quân. Thủy lôi là phương thức hiệu quả cho việc phòng thủ bờ biển bảo vệ các cảng. Hệ thống phòng thủ không quân kết hợp giữa các súng pháo phòng không và các bệ phóng tên lửa vẫn là cách tốt nhất để chống lại các cuộc tấn công của không quân. Hoa Kỳ cũng đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc vào việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (WMD), một mạng lưới phòng thủ nhằm chặn đứng các tên lửa đạn đạo liên lục địa. Các quốc gia riêng biệt như Vương quốc Anh hay Nhật Bản và những nước lục địa có các bờ biển rộng như Hoa Kỳ đã tận dụng sự có mặt của hải quân để ngăn chặn trước một cuộc xâm lăng vào đất nước của họ hơn là việc củng cố các vùng biên giới. Tuy nhiên để thành công, lực lượng hải quân phải rất mạnh.

Những hành động bị coi là xâm lượcsửa mã nguồn

Có rất nhiều phương pháp xâm lược. Để tiện phân biệt, Nghị quyết 3314 nhằm định nghĩa về Xâm lược của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1974 đã nê khái quát về các hình thức xâm lược ở Điều 2 và các loại hình xâm lược một cách cụ thể ở Điều 3. Tuy nhiên hành động xâm lược không chỉ bao gồm những hành động trong điều 3 mà còn những hành động khác.

  • Điều 2: Việc sử dụng lực lượng vũ trang trước của một quốc gia hay của một liên minh các quốc gia mà vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc sẽ được viện dẫn như một bằng chứng xác đáng của một hành vi xâm lược bất chấp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, có thể kết luận là: "việc xác định rằng một hành động xâm lược, mà hành động xâm lược đó đã được thừa nhận là vi phạm Hiến chương, sẽ không được bào chữa bởi việc nhận thấy những tình huống có liên quan, bao gồm thực tế rằng những hành động được quan tâm hay những hậu quả của những hành động động được quan tâm này không ở mức nghiêm trọng".
  • Điều 3: Chiếu theo và viện dẫn Điều 2, bất kỳ những hành động sau đây sẽ bị coi là xâm lược dù cho không tuyên bố chiến tranh.
  1. Hành động xâm lấn hoặc tấn công được thực hiện bởi các lực lượng vũ trang của một quốc gia hay liên minh các quốc gia nhằm vào một quốc hoặc một liên minh các quốc gia khác hoặc là hành vi chiếm đóng quân, dù cho chỉ là tạm thời hoặc là sau khi thực hiện hành vi xâm lấn hoặc tấn công hay bất kỳ sự sáp nhập thông qua việc sử dụng lực lượng vũ trang tại chỗ hoặc một phần của lực lượng tại chỗ của một quốc hoặc một liên minh các quốc gia khác được nói ở trên.
  2. Hành vi bắn phá, pháo kích, cường kích hoặc ném bom được thực hiện bởi các lực lượng vũ trang của một quốc gia hoặc một liên minh quốc gia nhằm vào lãnh thổ của một quốc gia khác hoặc một liên minh quốc gia khác hoặc việc sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào của một quốc gia hoặc một liên minh quốc gia nhằm vào lãnh thổ của một quốc gia khác hoặc một liên minh quốc gia khác.
  3. Hành vi phong tỏa các cảng hay bờ biển được của một quốc gia hoặc một liên minh quốc gia được thực hiện bởi lực lượng vũ trang của một quốc gia khác hoặc một liên minh quốc gia khác.
  4. Một cuộc tấn công trên bờ, trên biển hoặc trên không của một quốc gia hoặc một liên minh các quốc gia được thực hiện bởi lực lượng vũ trang hoặc lực lượng không quân hoặc lực lượng hải quân hoặc lực lượng không quân của hải quân của một quốc gia khác hoặc một liên minh các quốc gia khác.
  5. Việc sử dụng lực lượng vũ trang của một quốc gia hoặc một liên minh các quốc gia mà lực lượng vũ trang này ở trong lãnh thổ của một quốc gia khác hoặc một liên minh các quốc gia khác không dựa theo thỏa thuận của quốc gia hoặc liên minh quốc gia tiếp nhận, bao gồm việc sử dụng lực lượng vũ trang này vi phạm các điều khoản có trong thỏa thuận hoặc bất kỳ việc kéo dài sự hiện diện ở những khu vực như trên vượt quá thời hạn có trong thỏa thuận.
  6. Hành đồng của một quốc gia hoặc một liên minh các quốc gia ở trong vùng lãnh thổ được cho phép, điều đã bị bác bỏ bởi một quốc gia khác hoặc một liên minh các quốc gia khác, được thực hiện bởi một quốc gia hoặc một liên minh các quốc gia nói ở vế đầu nhằm vi phạm một đạo luật về hành động xâm lược công lại một quốc gia thứ 3 hoặc một liên minh các quốc gia thứ 3.
  7. Việc triển khai quân được thực hiện bởi hay đại diện cho một quốc gia hoặc một liên minh các quốc gia do những lực lượng, những nhóm có vũ trang hoặc lực lượng không chính quy hoặc lính đánh thuê thực hiện mà tạo ra những hoạt động vũ trang chống lại một quốc gia khác hoặc một liên minh các quốc gia khác gây ra những thiệt hại như những hành động được nói ở trên hoặc sự can dự trong trường hợp này gây ra những thiệt hại đáng kể.[1]

Xâm lược trên đất liềnsửa mã nguồn

Xâm lược trên đất liền là sự tấn công trực tiếp của lực lượng vũ trang vào vùng đất liền tiếp giáp giữa các nước, thường là xuyên qua biên giới hoặc các vùng đã được phân định như là vùng phi quân sự, vượt qua các công trình các địa điểm phòng ngự. Mặc dù chiến thuật này thường đưa đến kết quả là nhanh chóng chiến thắng nhưng việc di chuyển lực lượng tương đối chậm và dễ bị đổ vỡ bởi địa hìnhthời tiết. Hơn nữa, phương pháp xâm lược này cũng khó giữ được bí mật đồng thời các nước đều bố trí các công trình, các pháo đài phòng ngự ở những vị trí xung yếu như đã nói đến ở trên.

Xâm lược trên biểnsửa mã nguồn

Sử dụng máy bay phá những thứ trên biển.

Xâm lược trên khôngsửa mã nguồn

Sử dụng các phương tiện không quân như máy bay ném bom chiến lược, máy bay chiến đấu, máy bay vận chuyển... Xâm lược trên không nhằm mục đích phá hoại các thiết bị như nhà ga, xí nghiệp, sân bay... các mục tiêu quan trọng cần đánh, dùng tiêu diệt các mục tiêu trên không, biển, bộ.

Xem thêmsửa mã nguồn

Tham khảosửa mã nguồn

🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng