Đà Lôi

Đà Lôi (tiếng Mông Cổ: ᠲᠤᠯᠤᠢ, Chuyển tự Latinh: Tolui, chữ Mông Cổ: Толуй; chữ Hán: 拖雷; khoảng 1193 – 1232) là con trai út của Thành Cát Tư Hãn với Quang Hiếu hoàng hậu Bột Nhi Thiếp. Ông không ở ngôi Đại Hãn nhưng là cha của vua Hãn quốc Y NhiHúc Liệt Ngột và 2 Đại Hãn của đế quốc Mông CổMông KhaHốt Tất Liệt. Năm Chí Nguyên thứ 3 (1266), Hốt Tất Liệt truy thụy hiệu cho cha mình là Cảnh Tương hoàng đế, miếu hiệu Duệ Tông.

Đà Lôi
Tolui
Tranh vẽ Đà Lôi của Rashid-al-Din Hamadani, đầu thế kỷ 14.
Nhiếp chính Đế quốc Mông Cổ
Tại vị25 tháng 8 năm 1227 – 13 tháng 9 năm 1229
Tiền nhiệmThành Cát Tư Hãn
Kế nhiệmOa Khoát Đài
Toa Lỗ Hoà trưởng quản gia tộc Đà Lôi.
Thông tin chung
Sinh1192
Mất1232 (40 tuổi)
Mông Cổ
Phối ngẫuToa Lỗ Hoà Thiếp Ni (11901252)
Saruk Khatun
Lingkun Khatun
Nayan Khatun
Doquz Khatun
Hậu duệMông Kha (1209–1259)
Hốt Tất Liệt (1215–1294)
Húc Liệt Ngột (1217–1265)
A Lý Bất Ca (1219–1266)
Tên đầy đủ
Bột Nhi Chỉ Cân Đà Lôi
Thụy hiệu
Anh Vũ Hoàng đế (英武皇帝, truy tôn năm 1251),
Cảnh Tương Hoàng đế (景襄皇帝, đổi năm 1266),
Nhân Thánh Cảnh Tương Hoàng đế (仁圣景襄皇帝, truy thêm năm 1310)
Miếu hiệu
Duệ Tông (睿宗, truy tôn năm 1251)
Hoàng tộcBột Nhi Chỉ Cân
Thân phụGenghis Khan
Thân mẫuBột Nhi Thiếp
Tôn giáoTengri giáo
Đà Lôi với người vợ theo Kitô giáo Sorghaghtani, tranh của Rashid al-Din, đầu thế kỷ XIV.

Cuộc đời

Đà Lôi vẫn còn rất nhỏ tuổi để phò tá Thành Cát Tư Hãn trong thời kỳ phụ hãn của ông thống nhất Mông Cổ. Đà Lôi thậm chí suýt bị sát hại bởi kẻ thù Thát Đát (Tatar) lúc ông mới 5 tuổi, nhưng may mắn được cứu sống bởi người chị gái Altani cùng 2 cận vệ của Thành Cát Tư Hãn[1]. Năm 1203, ông đính ước với cháu gái của một người bạn thân thiết với tổ phụ Dã Tốc Cai, tên là Toa Lỗ Hoà Thiếp Ni, lúc này ông mới 10 tuổi.

Sự nghiệp

Từ năm 1213, Đà Lôi phò tá Thành Cát Tư Hãn trong chiến dịch nam hạ chống lại nhà Kim. Đến năm 1221,ông lập được thêm nhiều chiến công trong cuộc tây chinh thôn tính đế chế Hoa Thích Tử Mô (Khwarezm). Đặc biệt, chính ông đã chỉ huy chiếm giữ và thảm sát tại 2 thành phố lớn ở Trung ÁNishapurMerv, khi họ nổi dậy chống lại người Mông Cổ.

Khi Thành Cát Tư Hãn phải quyết định người kế vị ngôi Đại Hãn, ông đã cân nhắc việc lựa chọn giữa Đà Lôi và Oa Khoát Đài. Mặc dù Đà Lôi là một chỉ huy quân sự xuất sắc trên chiến trường, cũng là người giống với phụ hãn nhất, nhưng cuối cùng Thành Cát Tư Hãn đã chọn Oa Khoát Đài do năng lực chính trị của Oa Khoát Đài vượt trội hơn Đà Lôi.

Sau khi Thành Cát Tư Hãn băng hà năm 1227, Đà Lôi làm giám quốc trong 2 năm, xưng hiệu Dã khả na nhan (chữ Mông Cổ:ᠶᠡᠬᠡ ᠨᠣᠶᠠᠨ; chuyển tự La Mã: Yeqe noyan; chuyển tự Cyrill: Их ноён).

Đến năm 1229, ông cùng các anh em triệu tập các quý tộc Mông Cổ tại hội nghị Khố Lý Đài (phiên âm Hán: 蒙古语, Kurultai) để bàn việc tuyển chọn người kế vị. Hầu hết quý tộc Mông Cổ tôn Đà Lôi làm Đại Hãn mới, vì theo tục lệ Mông Cổ, con út được kế thừa sản nghiệp của cha còn con lớn ra ngoài lập nghiệp. Ulus (đất đai di sản thừa kế) của ông vào thời điểm năm 1227, là các vùng đất tại thảo nguyên Mông Cổ. Một lý do khác là vì lúc bấy giờ Đà Lôi đang nắm phần lớn binh lực của đế quốc. Vào thời điểm Thành Cát Tư Hãn băng hà, tổng quân doanh Mông Cổ có 13 vạn quân, thì có đến 10 vạn quân tinh nhuệ nằm dưới sự cai quản của Đà Lôi. Dù vậy, Đà Lôi đã từ chối và cùng với người anh trai thứ hai là Sát Hợp Đài (Chagadai) kiên quyết tuân theo ý nguyện của phụ hãn, tôn Oa Khoát Đài lên ngôi Đại Hãn.

Năm 1231, Oa Khoát Đài tiếp tục khởi binh phạt nhà Kim để hoàn tất tâm nguyện còn dang dở của Thành Cát Tư Hãn. Trong chiến dịch này, Đà Lôi được giao một cánh quân, đi vòng qua Thiểm Tây để tập kích hậu phương quân Kim tại Biện Kinh[2]. Tuy nhiên, chiến dịch chưa được hoàn thành thì khỏang một năm sau, tháng 9 (âm lịch) năm 1232, Đà Lôi ốm nặng và qua đời ở thảo nguyên Mông Cổ.

Hậu duệ

Theo Nguyên sử, Đà Lôi có cả thảy 11 người con trai:

  1. Möngke (Mông Kha), Đại Hãn thứ tư của Đế quốc Mông Cổ
  2. Qutughtu (Hốt Đổ Đô)
  3. Khuyết danh
  4. Kublai (Hốt Tất Liệt), Đại Hãn thứ năm của Đế quốc Mông Cổ và Hoàng đế khai quốc nhà Nguyên
  5. Khuyết danh
  6. Hulagu (Húc Liệt Ngột), Hãn đầu tiên của hãn quốc Ilkhanate (hãn quốc Y Nhi)
  7. Ariq Böke, (A Lý Bất Ca), người tranh ngôi Đại Hãn với Hốt Tất Liệt.
  8. Bujek (Bát Xước)
  9. Mukha (Mạt Ca)
  10. Jurikha (Tuế Ca Đô)
  11. Satukhtai (Tiết Biệt Đài)

Di sản

Cuộc đời của Đà Lôi quá ngắn ngủi, dù ông có giữ vị trí quan trọng trong việc tôn Oa Khoát Đài lên ngôi Đại Hãn, nhưng vẫn không để lại dấu ấn đặc biệt. Có lẽ điều quan trọng nhất là vai trò của gia đình ông trong sự hình thành và phát triển của đế quốc Mông Cổ. Các con của ông là Mông Ca, Hốt Tất LiệtA Lý Bất Ca đều trở thành Đại Hãn, đưa ông trở thành tổ tiên của các Đại Hãn cuối cùng cai trị đế quốc Mông Cổ (Mông Kha và Hốt Tất Liệt), và sau này là nhà Nguyên tại Trung Quốc (do Hốt Tất Liệt sáng lập), cũng như của hãn quốc Y Nhi (Ilkhanate,do Húc Liệt Ngột lập ra).

Sự bất hòa của gia tộc Đà Lôi với hậu duệ của Oa Khoát Đài và Truật Xích gây ra nội chiến ngầm trong từ sau khi Oa Khoát Đài băng hà đến tận khi con trai của ông là Quý Do trị vì, từ đó khiến đế quốc Mông Cổ bị phân ly thành các Hãn quốc nhỏ hơn.

Mâu thuẫn thậm chí cũng xảy ra giữa các con của Đà Lôi, chẳng hạn như nội chiến gia tộc Đà Lôi giữa Hốt Tất Liệt và A Lý Bất Ca trong 4 năm (1260 - 1264) đã làm chia rẽ lực lượng của đế quốc, khiến cho các Hãn quốc chống đối lẫn nhau trong thời kỳ đầu thập niên 1260.

Tiểu thuyết hóa

Đà Lôi được tiểu thuyết hoá trở thành một nhân vật trong truyện Anh hùng xạ điêu của Kim Dung.

Trong truyện này, Đà Lôi kết nghĩa an đáp (kết nghĩa huynh đệ) với nhân vật chính Quách Tĩnh. Ông cũng là người đầu tiên đem quân tấn công thành Tương Dương nhưng do Thành Cát Tư Hãn đột nhiên ốm nặng nên đành rút quân về. Gần 20 năm sau, ông ốm nặng và qua đời, trao quyền lại cho con trai ông. Con trai của Đà Lôi liên tiếp tấn công Tương Dương nhưng đều thất bại dưới sự phòng thủ của Quách Tĩnh. Khi Quách Tĩnh đã già, cháu nội Đà Lôi đã đánh bại Tương Dương thành.

Gia phả

 
 
 
 
Dã Tốc Cai
 
 
 
 
 
Nguyệt Luân thái hậu
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Biệt Lặc Cổ Đài
 
Biệt Khắc Thiếp Nhi
 
Thiết Mộc Ca Oát Xích Cân
 
Hợp Xích Ôn
 
Chuyết Xích Cáp Tát Nhi
 
Thiết Mộc Chân (Thành Cát Tư Hãn)
 
Bột Nhi Thiếp
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Truật Xích
 
 
Sát Hợp Đài
 
 
 
Oa Khoát Đài
 
 
Đà Lôi

Chú thích

Tham khảo

Đà Lôi
Sinh: , khoảng 1190 Mất: , 1232
Tước hiệu
Tiền nhiệm
Thành Cát Tư Hãn
Nhiếp chính của Đế quốc Mông Cổ
1227–1229
Kế nhiệm
Oa Khoát Đài
SửaKhả hãn của Đế quốc Mông Cổ
Thành Cát Tư Hãn (1206-1227) | Đà Lôi (nhiếp chính) (1227-1229) | Oa Khoát Đài (1229-1241) | Nãi Mã Chân (nhiếp chính) (1241-1245) | Quý Do (1246-1248) | Hải Mê Thất (nhiếp chính) (1248-1251)| Mông Kha (1251-1259) | Hốt Tất Liệt (1260-1294)
Hốt Tất LiệtMông KhaOghul GhaymishQuý DoBột Lạt Cáp ChânOa Khoát ĐàiĐà LôiThành Cát Tư Hãn