Đá Voi Yang-tao

Đá Voi Yang Réh gồm một cặp hòn đá Voi Cha và hònđá Voi Mẹ, nổi tiếng với truyền thuyết là “hòn đá biết đi”. Nằm cách trung tâmthành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40km theo đường quốc lộ 27, thuộc địa phận xãYang Réh, huyện Krông Bông , tỉnh Đắk Lắk.

Khái quát chung

Cặp đá voi này là hai hòn đánguyên khối có kích thước lớn, hình thù giống con voi đang nằm nên được ngườidân quanh vùng gọi là đá Voi Cha và đá Voi Mẹ. Chúng được gắn liền với nhữngtruyền thuyết ly kì, được coi như biểu tượng thần tình yêu trong quan niệm của

người đồng bào thiểu số nơi đây.

Đặc điểm

Đá Voi Yang-tao thuộc loạiđá granit. Kích thước rất lớn: theo ước lượng thì đá voi mẹ có chiều dài khoảng200m, chu vi dưới chân đá khoảng 500m và cao khoảng hơn 30m. Đá Voi Cha có kíchthước nhỏ hơn: chiều dài khoảng 70m và chu vi khoảng 180m.

Đá Voi Mẹ có tọa độ địa lílà 12°28'53 vĩ độ Bắc và 108°13'59 kinh độ Đông. Đávoi cha có tọa độ địa lí là 12°25'53 vĩ độ Bắc và 108°12'55 kinh độ Đông.

đá Voi Mẹ nằmsát chân núi, là một dãy núi thuộc vườn quốc gia Chư Yang Sin. Còn đá Voi Chacách đó khoảng 5km về hướng ,nằm giữa một cánh đồng.

Truyền thuyết

Truyền thuyết về sự dịch chuyển của hai hòn đá

Theo người dântrong vùng thì không ai biết chính xác Đá Voi có từ bao giờ. họ chỉ được nghetổ tiên từ đời trước truyền lại rằng hai hòn đá này bỗng dưng được không còn ởvị trí mà người ta đã từng nhìn thấy trước đây và cho đến bây giờ vẫn chưa cólời giải thích cho sự dịch chuyển kì lạ đó. Theo như lời kể thì đá Voi Mẹ saunhiều lần dịch chuyển đã tiến về sát chân núi. Còn đá Voi Cha ban đầu ở phíaBắc, hướng mặt ra hồ Lăk nhưng chỉ sau một đêm, người ta đã nhìn thấy nó nằmgiữa một cánh đồng lúa mênh mông, cạnh đó vẫn còn hai mương nước dài được cholà đường đi của hòn đá. Người ta tin rằng hai hòn đá này dịch chuyển để tiến

lại gần nhau.[1]

Truyền thuyết về thần đá voi bắt vợ

Người dântrong vùng còn tin rằng hòn đá voi có khả năng chuyển mình từ thể lỏng sang thểrắn. Chuyện kể lại rằng thời xa xưa, lúc mới đầu đá rất mềm, như một bãi bùnđược đùn lên từ mặt đất. Mọi người tò mò kéo đến, leo lên thân mình đá chạynhảy chơi đùa. Sau đó, vào một ngày bỗng dưng đá cứng lại và trong lần chuyểnmình từ thể lỏng sang thể rắn đó hòn Đá Voi Cha đã cuốn theo một cô gái trẻđẹp. Cô gái ấy là con gái một nha phú ông thuộc hàng giàu có trong vùng, vàomột ngày hai chị em cô cùng nhau leo lên hòn đá chơi đùa thì đúng lúc hòn đácứng lại. Hai chân cô chị bị lún sâu vào đá, càng kéo càng bị lún chìm vào, dânlàng đã huy động nhiều sức lực đến kéo cô ra nhưng cuối cùng sau 7 ngày đêm thìcô gái 17 tuổi sinh đẹp của làng đã bị nuốt gọn vào đá không để lại dấu vết.Đêm hôm đó người nhà cô đồng loạt chiêm bao thấy cô hiện về báo rằng cô đangsống hạnh phúc cùng với thần đá Yang-tao, bảo rằng thần đá sẽ phù hộ cho mọingười và mọi người đừng buồn. Từ đó câu chuyện thần Đá Voi bắt vợ cứ mãi huyềnảo gắn với hòn đá Voi Cha và người dân trong vùng từ bao đời nay và người dântin rằng đá Voi Cha chính là một vị thần bảo vệ cho cuộc sống ấm no, yên lành

của dân làng.[1]

Cho đến ngày

nay trên mình hòn đá vẫn còn nhiều dấu tích được cho là của con người và con

vật in dấu chân từ xưa để lại.

Đá Voi với đời sống người dân

Dân cư sinhsống trong vùng Yang-tao chủ yếu là người M’nông, cuộc sống vốn yên bình vớimột năm hai mùa lúa. Người đồng bào nơi đây coi Đá Voi rất thiêng liêng, nhưmột vị thần che chở bảo vệ cho cuộc sống yên bình của họ. Vì vậy mà đối với ĐáVoi họ luôn luôn trân trọng, nâng niu, không bao giờ dám xâm phạm. Đá Voi cònđược coi như một vị thần tình yêu, những đôi trai gái yêu nhau thường hẹn hòtrên lưng đá và cùng trao lời thề nguyền với nhau và nguyện cầu Đá Voi che chởcho tình yêu của họ. Những người chưa có người yêu cũng thường tìm đến Đá Voi,kể lể với đá những câu chuyện tình yêu của mình, và tin rằng đá sẽ thấu hiểu vàmang người mình yêu đến bên mình.

Theo ông YKhương H’Long, Phó chủ tịch UBND xã Yang Tao: Đá Voi là linh hồn của người đồngbào M’nông, họ tín ngưỡng đá như một vị thần che chở cho sự sống của buôn làng.Đá Voi chính là dấu ấn bản sắc văn hóa buồn làng. Hai tảng đá này gắn bó vớicuốc sống người dân qua những truyền thuyết nối liền từ đời này sang đời khác.Trước đây, người dân từng lập miếu thờ dưới chân tảng đá được cho là Đá VoiCha, nhưng chính quyền vận động bà con tháo dỡ để tránh mê tín dị đoan. Từ đó,việc thờ cúng ở đây không còn nữa, nhưng người dân vẫn luôn tin vào sự linhthiêng của những tảng đá này.[2]