Đô thị tại Quảng Ninh

Là những thành phố, thị xã, thị trấn, trung tâm xã trực thuộc tỉnh Quảng Ninh

Đô thị tại Quảng Ninh là những thành phố, thị xã, thị trấn được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập và xếp loại. Hiện Quảng Ninh đang có năm loại đô thị: từ loại I đến loại V. Trong số 13 đô thị có 1 đô thị loại I (Thành phố Hạ Long), 3 đô thị loại II (các thành phố Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái), 2 đô thị loại III (thị xã Quảng Yên và Đông Triều), 3 đô thị loại IV (thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn; thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà; thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên), 4 đô thị loại V (Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà, Cô Tô).

Quá trình hình thành

Năm 1883, Pháp chiếm vùng vịnh Hạ Long, họ tiến hành khai thác than ở các mỏ trên bờ vịnh. Có ý kiến cho rằng do trên các đảo ở đây có nhiều cây gai nên người Pháp gọi là lle des brouilles, phiên âm là Hon Gai hay Hon Gay, sau đổi thành Hòn Gai.

Từ năm 1906, Móng Cái là tỉnh lỵ của tỉnh Hải Ninh[1].

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, thị xã Hồng Gai thủ phủ của vùng mỏ. Cuối năm 1946, người Pháp tái chiếm Hòn Gai. Sau hiệp định Genève 1954, thị xã Hồng Gai lại là thủ phủ của khu Hồng Quảng. Ngày 17 tháng 6 năm 1958, xã Thành Công thuộc huyện Hoành Bồ được sáp nhập vào thị xã Hồng Gai[2].

Vào cuối thời Pháp thuộc, Móng Cái là thủ phủ của Xứ Nùng tự trị từ năm 1947 đến 1954.[3]

Ngày 1 tháng 2 năm 1955, thị xã Móng Cái được tái lập và trở thành tỉnh lị của tỉnh Hải Ninh. Nhưng từ ngày 30 tháng 10 năm 1963, sau khi tỉnh Hải Ninh hợp nhất với khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh[4], thị xã Móng Cái trở thành thị trấn Móng Cái, là huyện lỵ của huyện Hải Ninh.

Ngày 12 tháng 11 năm 1956, thị xã Cẩm Phả chính thức được thành lập trực thuộc khu Hồng Quảng, gồm 7 phường.

Ngày 28 tháng 10 năm 1961, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Nghị định 181/CP thành lập thị xã Uông Bí trực thuộc Khu Hồng Quảng (một tỉnh cũ, trước khi sáp nhập với Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh), gồm 3 xã: Đồng Tiến, Nam Khê, Phương Nam. Ngày 26 tháng 9 năm 1966, chuyển 2 xã Thượng Yên Công và Phương Đông thuộc huyện Yên Hưng về thị xã Uông Bí quản lý[5]

Ngày 23 tháng 2 năm 1977, thành lập thị trấn Ba Chẽ thuộc huyện Ba Chẽ và thị trấn Bình Liêu thuộc huyện Bình Liêu[6].

Ngày 16 tháng 1 năm 1979, chia thị trấn Bãi Cháy thành 2 thị trấn: Bãi Cháy và Giếng Đáy[7].

Ngày 10 tháng 9 năm 1981, thành lập thị trấn Cái Rồng thuộc huyện Cẩm Phả (từ năm 1994 thuộc huyện Vân Đồn)[8].

Ngày 27 tháng 12 năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 102/CP, thành phố Hạ Long được chính thức thành lập trên cơ sở thị xã Hòn Gai[9].

Ngày 20 tháng 7 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 52/1998/NĐ-CP, thành lập lại thị xã Móng Cái trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Hải Ninh[10].

Ngày 25 tháng 8 năm 1999, thành lập thị trấn Cô Tô thuộc huyện Cô Tô[11].

Ngày 26 tháng 9 năm 2003, thành phố Hạ Long được công nhận là đô thị loại 2[12].

Năm 2005, thị xã Cẩm Phả được công nhận là đô thị loại III.

Ngày 8 tháng 6 năm 2007, Bộ xây dựng ban hành Quyết định số 864/QĐ-BXD, công nhận thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninhđô thị loại III.

Ngày 1 tháng 2 năm 2008, thị xã Uông Bí đã được Bộ Xây dựng ra quyết định công nhận là đô thị loại III[13].

Ngày 24 tháng 09 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 03/NĐ-CP thành lập thành phố Móng Cái trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Móng Cái[14].

Năm 2010, thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà được công nhận là đô thị loại V.[15]

Ngày 25 tháng 2 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP thành lập thành phố Uông Bí trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Uông Bí[16].

Ngày 18 tháng 5 năm 2011, Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh là đô thị loại IV.

Ngày 25 tháng 11 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP tái lập thị xã Quảng Yên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Yên Hưng [17].

Ngày 21 tháng 2 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 04/NQ-CP thành lập thành phố Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Cẩm Phả.[18]

Năm 2012, thị trấn Cái Rồng (huyện Vân Đồn) và thị trấn Đầm Hà (huyện Đầm Hà) được công nhận đạt đô thị loại V.[19]

Ngày 10 tháng 10 năm 2013, Chính phủ ban hành Quyết định số 1838/QĐ-TTg công nhận thành phố Hạ Long là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Quảng Ninh[20].

Ngày 28 tháng 11 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 2306/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Uông Bí thuộc tỉnh Quảng Ninh là đô thị loại II[21]

Ngày 7 tháng 7 năm 2014, Bộ Xây dựng đã công nhận đô thị Đông Triều mở rộng là đô thị loại IV trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.[22]

Ngày 12 tháng 2 năm 2015, Bộ Xây dựng đã công nhận thị trấn Trới là đô thị loại IV trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.[23]

Ngày 11 tháng 3 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 892/NQ-UBTVQH13 thành lập thị xã Đông Triều trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Đông Triều.

Ngày 17 tháng 4 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 505/QĐ-TTg công nhận thành phố Cẩm Phả là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Ninh[24].

Tháng 8 năm 2015, thị trấn Cái Rồng mở rộng được công nhận đạt đô thị loại IV.[25]

Ngày 19 tháng 9 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1206/QĐ-TTg công nhận thành phố Móng Cái là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Ninh[26].

Ngày 17 tháng 12 năm 2019, huyện Hoành Bồ sáp nhập vào thành phố Hạ Long, thị trấn Trới chuyển thành phường Hoành Bồ thuộc thành phố Hạ Long.[27]

Ngày 2 tháng 7 năm 2020, thị xã Quảng Yên được công nhận là đô thị loại III và thị trấn Tiên Yên mở rộng được công nhận là đô thị loại IV.[28]

Ngày 28 tháng 8 năm 2020, thị xã Đông Triều được công nhận là đô thị loại III.[28]

Ngày 18 tháng 11 năm 2021 thị trấn Quảng Hà mở rộng được công nhận là đô thị loại IV.[29]

Các đô thị

STTTên đô thịLoại đô thịTrực thuộcDiện tích
(km²)
Dân số
(người) [30]
Mật độ dân số
(người/km²)
Vai tròSố phườngSố xãHình ảnh
1Thành phố Hạ LongLoại ITỉnh Quảng Ninh1.119,12300.267268Thành phố tỉnh lỵ, đóng vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, trung tâm của vùng Duyên hải Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, thành phố dịch vụ, du lịch biển quốc tế, có kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.2112
2Thành phố Uông BíLoại IITỉnh Quảng Ninh252,3120.982480Thành phố có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ phía đông Bắc của quốc gia, trung tâm Phật giáo Việt Nam, trung tâm giáo dục của tỉnh, đồng thời là thành phố quan trọng trong chiến lược chống biến đổi khí hậu của quốc gia.91
3Thành phố Móng CáiLoại IITỉnh Quảng Ninh519,6125.000241Trung tâm biên mậu, giao thương kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung với Trung Quốc, thành phố địa đầu Tổ quốc.89
4Thành phố Cẩm PhảLoại IITỉnh Quảng Ninh386,5190.232492"Thủ đô" Than của Việt Nam, cái nôi truyền thống và văn hóa người thợ mỏ nói riêng, giai cấp công nhân Việt Nam nói chung, thành phố cũng là trung tâm về nhiệt điện, cảng biển của tỉnh Quảng Ninh133
5Thị xã Quảng YênLoại IIITỉnh Quảng Ninh337,57139.596444Trung tâm văn hóa lịch sử của tỉnh Quảng Ninh gắn với sông Bạch Đằng, cửa ngõ phía tây nam với nhiều cơ hội phát triển mới trong tương lai không xa của tỉnh.118
6Thị xã Đông TriềuLoại IIITỉnh Quảng Ninh397,2179.902401Thị xã cửa ngõ phía Tây năng động, một trung tâm công nghiệp và nông nghiệp chất lượng cao của tỉnh Quảng Ninh.1011
7Thị trấn Cái RồngLoại IVHuyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh8,86.583748Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Vân Đồn, cốt lõi của Đặc khu kinh tế Vân Đồn trong tương lai gần.
8Thị trấn Quảng HàLoại IVHuyện Hải Hà, tỉnh Quảng NinhTrung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện Hải Hà, một cực đô thị của liên khu kinh tế Móng Cái - Hải Hà.
9Thị trấn Tiên YênLoại IVHuyện Tiên Yên, Tỉnh Quảng Ninh7,077.2061.019Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện Tiên Yên, trung tâm tiểu vùng phía Đông của tỉnh, nơi bắt đầu của quốc lộ 4 chạy khắp các tỉnh biên giới phía Bắc.
10Thị trấn Đầm HàLoại VHuyện Đầm Hà, Tỉnh Quảng Ninh3,375.9581.768Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Đầm Hà
11Thị trấn Cô TôLoại VHuyện Cô Tô, Tỉnh Quảng Ninh6,52.010309Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện Cô Tô, đô thị biển phát triển trong tương lai.
12Thị trấn Bình LiêuLoại VHuyện Bình Liêu, Tỉnh Quảng NinhTrung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện Bình Liêu
13Thị trấn Ba ChẽLoại VHuyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh6,993.874554Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện Ba Chẽ
Tổng13 đô thị, 4 thành phố, 2 thị xã, 7 thị trấn (72 phường)

Xem thêm

  1. Công báo chính phủ tháng 3/2007 công bố Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ.
  2. Công báo chính phủ tháng 3/2007 công bố Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ.
  3. Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam, ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Cập nhật các Nghị Định, Nghị Quyết của Chính phủ về điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được ban hành và thực hiện từ ngày 01/7/2004 đến hết ngày 31/12/2009.
  4. Cập nhật danh mục các xã, các huyện công ích tương ứng theo các đợt công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông (Đợt 1: quyết định 41/2006/QĐ-BBCVT, Đợt 2: QĐ 09/2007/QĐ-BBCVT và Đợt 3: QĐ số 15/2008/QĐ-BTTTT, Đợt 4: Thông tư 05/2009/TT-BTTTT, Đợt 5: Thông tư 21/2009/TT-BTTTT)

Chú thích

Tham khảo