Đông Sơn

huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa
(Đổi hướng từ Đông Sơn, Thanh Hóa)

Đông Sơn là một huyện nằm ở trung tâm của tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Đông Sơn
Huyện
Huyện Đông Sơn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
Huyện lỵThị trấn Rừng Thông
Trụ sở UBNDĐường Nguyễn Mộng Tuân, khối 3, thị trấn Rừng Thông
Phân chia hành chính1 thị trấn, 13 xã
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDLê Trọng Thụ
Chủ tịch HĐNDLê Thanh Hải
Bí thư Huyện ủyLê Trọng Thụ
Địa lý
Tọa độ: 19°47′44″B 105°42′19″Đ / 19,79556°B 105,70528°Đ / 19.79556; 105.70528
MapBản đồ huyện Đông Sơn
Đông Sơn trên bản đồ Việt Nam
Đông Sơn
Đông Sơn
Vị trí huyện Đông Sơn trên bản đồ Việt Nam
Diện tích82,87 km²[1]
Dân số (2022)
Tổng cộng94.162 người[1]
Thành thị11.167 người (11,86%)
Nông thôn82.995 người (88,14%)
Mật độ1.136 người/km²
Dân tộcKinh,...
Khác
Mã hành chính405[2]
Mã bưu chính408xx
Biển số xe36-BF
Websitedongson.thanhhoa.gov.vn

Địa lý

Huyện Đông Sơn nằm ở trung tâm của tỉnh Thanh Hóa, nằm ở trong lưu vực của sông Mã, có vị trí địa lý:

Huyện Đông Sơn có diện tích tự nhiên 82,87 km², dân số năm 2022 là 94.162 người, mật độ dân số đạt 1.136 người/km².[1]

Lịch sử

Đông Sơn là vùng đất cổ, nơi quần cư của người Việt cổ. Đây là một địa chỉ khảo cổ nổi tiếng loại nhất ở Việt Nam, nơi phát hiện ra nên văn hóa Đông Sơn của người Lạc Việt, là địa điểm tìm thấy số lượng trống đồng nhiều nhất Việt Nam nên các trống đồng được tìm thấy ở đây được gọi là trống đồng Đông Sơn.

Thời kì bắc thuộc: thời Tam Quốc - Lưỡng Tấn, Đông Sơn là miền đất thuộc huyện Tư Phố và một phần (phía nam) thuộc huyện Cư Phong. Thời Tuỳ - Đường thuộc huyện Cửu Chân. Theo sách "Di Biên" của Cao Biền, thời bấy giờ vùng đất này được gọi là huyện Đông Dương, sau đổi thành Đông Cương.

Thời Đinh, Tiền Lê, Lý giữ nguyên như thời Tuỳ - Đường. Thời Trần đặt tên là huyện Đông Sơn thuộc trấn Thanh Đô, tên huyện Đông Sơn có từ đây.

Thời thuộc Minh thuộc phủ Thanh Hoá. Thời Lê Quang Thuận, thuộc phủ Thiệu Thiên.

Đầu thời Nguyễn (đầu thế kỷ thứ XIX), vua Gia Long đổi phủ Thiệu Thiên thành phủ Thiệu Hoá. Huyện Đông Sơn thuộc phủ Thiệu Hoá[3]. Huyện Đông Sơn lúc này có 6 tổng với 145 xã, thôn, trang, vạn, gia, giáp, sở, phường, gồm địa bàn huyện Đông Sơn ngày nay, phần lớn thành phố Thanh Hoá ngày nay và 8 xã phía nam sông Chu thuộc huyện Thiệu Hoá ngày nay[4]. 8 xã thuộc huyện Thiệu Hoá nêu trên bao gồm: Thiệu Viên, Thiệu Lý, Thiệu Vận, Thiệu Trung, Thiệu Đô, Thiệu Châu, Thiệu Giao, Thiệu Tân.

Năm 1804, vua Gia Long ra chỉ dụ dời trấn thành Thanh Hóa từ làng Dương Xá (thuộc tổng Đại Bối, huyện Đông Sơn, nay thuộc phường Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa) về làng Thọ Hạc (thuộc tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn, nay thuộc phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa).

Vào cuối thời Gia Long (trước năm 1820), huyện Đông Sơn (lúc đó là một trong 8 huyện của phủ Thiệu Hóa) gồm có 6 tổng như sau:[5]

  • Tổng Thọ Hạc (29 xã, thôn, vạn, giáp);
  • Tổng Quang Chiếu (33 xã, thôn);
  • Tổng Lê Nguyễn (24 xã, thôn, sở).
  • Tổng Thạch Khê (24 xã, thôn, phường);
  • Tổng Đại Bối (16 xã, thôn, trang);
  • Tổng Vận Quy (19 xã, thôn).

Năm 1824 (Minh Mệnh thứ 5), một số địa danh được thay đổi như sau:[6]

  • Tổng Thọ Hạc: thôn Quốc Thích (xã Đồng Hương) đổi thành thôn Lai Thành.
  • Tổng Quang Chiếu: thôn Ngòi Giáp (xã Quang Chiếu) đổi thành thôn Văn Khê.
  • Tổng Lê Nguyễn đổi thành tổng Thanh Hoa, đồng thời xã Lê Nguyễn được đổi tên thành xã Thanh Hoa, xã Thì Hạ (Thời Hạ) đổi thành xã Hàm Hạ, xã Triệu Xá Tiền đổi thành xã Triệu Tiền, thôn Cửa Bụt (xã Doãn Xá) đổi thành thôn Đại Từ, thôn Bái và thôn Bến Quan (xã Phúc Lý) đổi tương ứng thành thôn Thái Nẫm và thôn Mỹ Tân.
  • Tổng Thạch Khê: xã Ngọc Đôi đổi thành xã Ngọc Tích, xã Ngọc Bôi đổi thành xã Kim Bôi, xã Phúc Thọ đổi thành xã Phúc Triền, xã Tam Tuyền đổi thành xã Tam Xuyên, thôn Trường Hồng (xã Phù Liễn) đổi thành thôn Trường Xuân.
  • Tổng Vận Quy: xã Nguyễn Xá đổi thành xã Quy Xá, xã Hồng Đô đổi thành xã Mỹ Đô, thôn Bến (xã Cổ Đô) đổi thành thôn An Tân.

Năm 1838 (Minh Mệnh thứ 19), tách một phần tổng Thọ Hạc để lập tổng Bố Đức, tách một phần tổng Quang Chiếu để lập tổng Quảng Chiếu.[6]

Đến cuối thế kỷ 19, tách một phần tổng Thanh Hoa và tổng Thạch Khê để lập tổng Thanh Khê.[7]

Cũng vào cuối thế kỷ 19, huyện Đông Sơn gồm có 9 tổng như sau:[8]

  • Tổng Thọ Hạc (20 xã, thôn, phường, vạn, giáp);
  • Tổng Bố Đức (13 xã, thôn, vạn);
  • Tổng Quang Chiếu (19 xã, thôn);
  • Tổng Quảng Chiếu (16 xã, thôn);
  • Tổng Tuyên Hóa (16 xã, thôn, sở).
  • Tổng Thanh Khê (16 xã, thôn);
  • Tổng Thạch Khê (16 xã, thôn, phường, giáp);
  • Tổng Đại Bối (14 xã, thôn, trang);
  • Tổng Vận Quy (18 xã, thôn).

Ngày 22 tháng 7 năm 1889, theo đạo dụ của vua Thành Thái, 7 làng: Đức Thọ Vạn, Cẩm Bào Nội, Cốc Hạ, Phủ Cốc (thuộc Tổng Bố Đức); Thọ Hạc, Đông Phố, Nam Phố (thuộc tổng Thọ Hạc), đều thuộc huyện Đông Sơn được tách ra để thành lập thị xã Thanh Hóa.

Năm 1900, tách 2 tổng Vận Quy và Đại Bối (địa bàn 8 xã thuộc huyện Thiệu Hóa nêu trên, cùng với các xã Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Thiệu Vân nay thuộc thành phố Thanh Hóa) ra khỏi huyện Đông Sơn, nhập vào huyện Thụy Nguyên[4].

Đầu thế kỷ 20, đổi tổng Thanh Khê thành tổng Kim Khê, đổi tổng Quang Chiếu thành tổng Viễn Chiếu.[7]

Năm 1928, huyện được đổi thành phủ, bao gồm 7 tổng[9], với 115 làng và 5.794 dân đinh[3] là Thạch Khê, Kim Khê, Tuyên Hóa, Quảng Chiếu, Viễn Chiếu, Thọ Hạc và Bố Đức.

Bảng đối chiếu thay đổi đơn vị hành chính cấp tổng thuộc huyện Đông Sơn thời Nguyễn (từ đầu thế kỉ 19 đến năm 1928)Nguồn: Nguyễn Văn Nhật (chủ biên) (2006). Địa chí huyện Đông Sơn. Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
TTĐầu thế kỉ 19Minh Mệnh 5 (1824)Minh Mệnh 19 (1838) Cuối thế kỉ 19 
(1886-1887)
Bảo Đại 3
(1928) [10]
Địa giới cấp xã hiện nay
1Thạch KhêThạch KhêThạch KhêThạch KhêThạch KhêCác xã Đông Ninh, Đông Hoàng, Đông Hòa và Đông Khê (trừ thôn Tam Xuyên)
2Thạch Khê và Lê NguyễnThạch Khê và Thanh HoaThạch Khê và Thanh HoaThanh KhêKim KhêCác xã Đông Thanh, Đông Tiến, một phần xã Đông Minh (các thôn Trung Đông và Vân Đô), một phần xã Đông Khê (thôn Tam Xuyên) và một phần thị trấn Rừng Thông
3Lê NguyễnThanh HoaThanh HoaTuyên HóaTuyên HóaCác xã Đông Anh, Đông Thịnh, Đông Yên, một phần xã Đông Minh (thôn Tuân Hóa), một phần thị trấn Rừng Thông và thôn Phúc Ấm (xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn)
4Quang ChiếuQuang ChiếuQuang ChiếuQuang ChiếuViễn ChiếuCác xã Đông Quang, Đông Nam, một phần xã Đông Phú, huyện Đông Sơn và xã Đông Vinh, thành phố Thanh Hóa
5Quang ChiếuQuang ChiếuQuảng ChiếuQuảng ChiếuQuảng ChiếuMột phần thị trấn Rừng Thông, một phần xã Đông Phú, Đông Văn và xã Đông Tân, xã Đông Hưng, phường An Hoạch, thành phố Thanh Hóa
6Thọ HạcThọ HạcThọ HạcThọ Hạctổng Thọ Hạc và một phần thị xã Thanh Hóa (từ 1899)Một phần thị trấn Rừng Thông và một số xã, phường thuộc thành phố Thanh Hóa
7Thọ HạcThọ HạcBố ĐứcBố Đứctổng Bố Đức và một phần thị xã Thanh Hóa (từ 1899)Một số xã, phường thuộc thành phố Thanh Hóa
8Vận QuyVận QuyVận QuyVận QuyVận Quy (chuyển về huyện Thiệu Thiên từ năm 1900)Các xã Thiệu Viên, Thiệu Lý, Thiệu Vận, Thiệu Trung, Thiệu Đô, Thiệu Châu thuộc huyện Thiệu Hóa
9Đại BốiĐại BốiĐại BốiĐại BốiĐại Bối (chuyển về huyện Thiệu Thiên từ năm 1900)Các xã Thiệu Giao, Thiệu Tân thuộc huyện Thiệu Hóa và các xã Thiệu Vân, Thiệu Khánh, Thiệu Dương thuộc thành phố Thanh Hóa

Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền cách mạng chia 7 tổng cũ của thành 22 gồm Điện Bàn, Duy Tân, Hoàng Khê, Kim Khê, Đồng Pho, Đồng Minh, Tuyên Hóa, Cổ Bôn, Đại Đồng, Tràng An, Vạn Thắng, Quang Chiếu, Hưng Yên, Long Giang, Long Cương, Song Lĩnh, Vân Sơn, Nam Sơn Thọ, Đức Minh, Ái Sơn, Hương Bào và Bố Vệ.

Năm 1948, các đơn vị hành chính của cấp xã thuộc huyện Đông Sơn được tổ chức lại từ 22 xã xuống còn 13 xã đặt tên theo tên huyện, gồm Đông Ninh, Đông Khê, Đông Hòa, Đông Yên, Đông Lĩnh, Đông Tiến, Đông Anh, Đông Phú, Đông Quang, Đông Hưng, Đông Thọ, Đông Vệ và Đông Hương.

Cuối năm 1954, huyện lại được chia thành 24 xã[3], gồm: Đông Anh, Đông Cương, Đông Giang, Đông Hải, Đông Hòa, Đông Hoàng, Đông Hưng, Đông Hương, Đông Khê, Đông Lĩnh, Đông Minh, Đông Nam, Đông Ninh, Đông Phú, Đông Quang, Đông Tân, Đông Thanh, Đông Thịnh, Đông Tiến, Đông Văn, Đông Vệ, Đông Vinh, Đông Xuân và Đông Yên.

Ngày 16 tháng 3 năm 1963, xã Đông Giang (gồm 3 làng Nghĩa Phương, Đông Sơn và Nam Ngạn) thuộc huyện Đông Sơn cùng với xóm Núi xã Hoằng Long, huyện Hoằng Hóa sáp nhập vào thị xã Thanh Hóa. Nay thuộc địa bàn các phường Hàm Rồng, Nam NgạnTrường Thi, thành phố Thanh Hóa.[11]

Ngày 28 tháng 8 năm 1971, 3 xã: Đông Vệ, Đông Hương, Đông Hải được sáp nhập vào thị xã Thanh Hóa.[12]

Ngày 5 tháng 7 năm 1977, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 177/CP trong đó sáp nhập 16 xã của huyện Thiệu Hóa ở hữu ngạn sông Chu vào huyện Đông Sơn và đổi tên thành huyện Đông Thiệu (phần còn lại của huyện Thiệu Hoá sáp nhập vào huyện Yên Định và đổi tên thành huyện Thiệu Yên). Huyện Đông Thiệu có 36 xã: Đông Anh, Đông Cương, Đông Hòa, Đông Hoàng, Đông Hưng, Đông Khê, Đông Lĩnh, Đông Minh, Đông Nam, Đông Ninh, Đông Phú, Đông Quang, Đông Tân, Đông Thanh, Đông Thịnh, Đông Tiến, Đông Văn, Đông Vinh, Đông Xuân, Đông Yên, Thiệu Châu, Thiệu Chính, Thiệu Đô, Thiệu Dương, Thiệu Giao, Thiệu Hòa, Thiệu Khánh, Thiệu Lý, Thiệu Minh, Thiệu Tâm, Thiệu Tân, Thiệu Toán, Thiệu Trung, Thiệu Vân, Thiệu Vận và Thiệu Viên.[13]

Ngày 30 tháng 8 năm 1982, huyện Đông Thiệu đổi lại tên cũ là huyện Đông Sơn.[14]

Ngày 28 tháng 1 năm 1992, thành lập thị trấn Rừng Thông trên cơ sở một phần diện tích và dân số của các xã Đông Lĩnh, Đông Tiến, Đông Xuân và Đông Tân.[15]

Ngày 6 tháng 12 năm 1995, xã Đông Cương sáp nhập vào thành phố Thanh Hóa.[16]

Ngày 18 tháng 11 năm 1996, tách 16 xã ở hữu ngạn sông Chu để tái lập huyện Thiệu Hóa theo Nghị định số 72/CP của Chính phủ.[17]

Ngày 21 tháng 4 năm 2006, thành lập thị trấn Nhồi trên cơ sở một phần diện tích và dân số của các xã Đông Hưng và Đông Tân.[18]

Ngày 29 tháng 2 năm 2012, chuyển thị trấn Nhồi và 4 xã: Đông Lĩnh, Đông Tân, Đông Hưng, Đông Vinh về thành phố Thanh Hóa quản lý.[19][20]

Ngày 15 tháng 5 năm 2015, sáp nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Đông Xuân và một phần diện tích, dân số của hai xã Đông Tiến, Đông Anh vào thị trấn Rừng Thông.[21]

Ngày 1 tháng 12 năm 2019, sáp nhập xã Đông Anh vào xã Đông Khê.[22]

Huyện Đông Sơn có 1 thị trấn và 13 xã như hiện nay.

Bảng đối chiếu thay đổi đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Đông Sơn từ 1928 đến nay(Không liệt kê các xã nam sông Chu thuộc huyện Thiệu Hóa được sáp nhập vào huyện Đông Sơn trong giai đoạn 1977-1996)Nguồn: Nguyễn Văn Nhật (chủ biên) (2003). Lịch sử Đảng bộ huyện Đông Sơn 1930 – 2000. Nhà xuất bản Thanh Hóa.
TT1928–1945
(Thuộc tổng)
Từ cuối 1945Từ cuối 1948Từ 1953Từ 1954Từ 2006Ghi chú
1Thạch KhêĐiện Bàn và Duy Tân[23]Đông NinhĐông NinhĐông NinhĐông Ninh
2Thạch KhêHoàng KhêĐông KhêĐông KhêĐông Hoàng[24]Đông Hoàng
3Thạch KhêLiên KhêĐông KhêĐông KhêĐông KhêĐông Khê
4Thạch KhêĐồng PhoĐông HòaĐông HòaĐông HòaĐông Hòa
5Kim Khê và Tuyên HóaĐồng MinhĐông HòaĐông HòaĐông Minh[25]Đông Minh
6Kim KhêCổ BônĐông TiếnĐông ThanhĐông ThanhĐông Thanh
7Kim KhêĐại ĐồngĐông TiếnĐông TiếnĐông TiếnĐông Tiến
8Tuyên HóaTuyên HóaĐông AnhĐông AnhĐông AnhĐông Khê (12/2019)
9Tuyên HóaTuyên HóaĐông AnhĐông ThịnhĐông ThịnhĐông Thịnh
10Tuyên Hóa, Kim Khê, Quảng Chiếu và Thọ HạcTuyên Hóa, Đại Đồng, Long Hưng và Vân SơnĐông Anh, Đông Tiến, Đông Hưng và Đông LĩnhĐông Xuân, Đông Tiến, Đông Tân và Đông LĩnhĐông Xuân, Đông Tiến, Đông Tân và Đông LĩnhRừng Thông (1992)
11Tuyên HóaVạn ThắngĐông YênĐông YênĐông YênĐông Yên
12Tuyên Hóa và Quảng ChiếuTràng AnĐông YênĐông VănĐông VănĐông Văn
13Viễn ChiếuQuang ChiếuĐông QuangĐông QuangĐông QuangĐông Quang
14Viễn ChiếuQuang ChiếuĐông QuangĐông QuangĐông Vinh[26]Đông VinhTrực thuộc thành phố Thanh Hóa từ năm 2012[19]
15Viễn Chiếu và Quảng ChiếuNam SơnĐông PhúĐông PhúĐông PhúĐông Phú
16Viễn Chiếu và Quảng ChiếuNam SơnĐông PhúĐông PhúĐông Nam[27]Đông Nam
17Quảng ChiếuLong GiangĐông HưngĐông TânĐông TânĐông TânTrực thuộc thành phố Thanh Hóa từ năm 2012[19]
18Quảng ChiếuHưng YênĐông HưngĐông HưngĐông HưngĐông HưngTrực thuộc thành phố Thanh Hóa từ năm 2012[19]
19Quảng ChiếuHưng Yên và Long GiangĐông Hưng và Đông TânĐông Hưng và Đông TânĐông Hưng và Đông TânNhồi (2006)Trực thuộc thành phố Thanh Hóa từ năm 2012 với tên mới là phường An Hoạch[19]
20Thọ HạcVân Sơn và Song LĩnhĐông LĩnhĐông LĩnhĐông LĩnhĐông LĩnhTrực thuộc thành phố Thanh Hóa từ năm 2012[19]
21Thọ HạcLong Cương và Song LĩnhĐông LĩnhĐông CươngĐông CươngĐông CươngTrực thuộc thành phố Thanh Hóa từ năm 1996
22Thọ HạcNam Sơn ThọĐông ThọĐông ThọĐông ThọĐông ThọTrực thuộc thị xã Thanh Hóa từ năm 1971
23Thọ Hạc và Bố ĐứcNam Sơn ThọĐông ThọĐông GiangĐông GiangHàm Rồng (1964), Nam Ngạn (1964) và Trường Thi (1994)Thuộc về thị xã Thanh Hóa từ năm 1963
24Bố ĐứcÁi Sơn và Đồng LễĐông HươngĐông HảiĐông HảiĐông HảiĐông Sơn (1981)Thuộc về thị xã Thanh Hóa từ năm 1971
25Bố ĐứcHương BàoĐông HươngĐông HươngĐông HươngĐông HươngTrực thuộc thị xã Thanh Hóa từ năm 1971
26Bố ĐứcBố VệĐông VệĐông VệĐông VệĐông VệTrực thuộc thị xã Thanh Hóa từ năm 1971
27???Đông Trấn[28]?Ngọc Trạo [29] (1971)Thuộc về thị xã Thanh Hóa từ năm 1954[30]
28?Minh Đức[28]????

Nhân dân huyện Đông Sơn với Chủ tịch Hồ Chí Minh

Vào ngày 20 tháng 2 năm 1947, trong lần đầu tiên đến thăm tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp gỡ và nói chuyện thân mật với cán bộ hành chính, mặt trận các huyện, châu và các thân hào, thân sĩ, trí thức, đại biểu dân tộc, tôn giáo của tỉnh tại Rừng Thông (nay là di tích địa điểm lịch sử và thắng cảnh Rừng Thông).[31][32]

Ngày 15 tháng 6 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi tặng khen cho nhân dân xã Đông Anh vì đã có đóng góp, ủng hộ bộ đội địa phương.[33]

Hành chính

Huyện Đông Sơn có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Rừng Thông (huyện lỵ) và 13 xã: Đông Hòa, Đông Hoàng, Đông Khê, Đông Minh, Đông Nam, Đông Ninh, Đông Phú, Đông Quang, Đông Thanh, Đông Thịnh, Đông Tiến, Đông Văn, Đông Yên.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc huyện Đông Sơn
TênDiện tích (km²)Dân số (người)
Thị trấn (01)
Rừng Thông5,9611.167
Xã (13)
Đông Hòa5,575.896
Đông Hoàng5,176.028
Đông Khê6,518.416
Đông Minh4,135.180
Đông Nam9,436.213
TênDiện tích (km²)Dân số (người)
Đông Ninh5,577.185
Đông Phú5,685.141
Đông Quang7,406.218
Đông Thanh5,807.220
Đông Thịnh4,385.851
Đông Tiến5,187.228
Đông Văn6,586.019
Đông Yên5,516.400
Nguồn: Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa[1]

Kinh tế - xã hội

Kinh tế

Trên địa bàn huyện có các cụm nghề chính: Đông Anh, Đông Tiến, Đông Nam.

Nghề khai thác và chế tác đá xuất khẩu, đá mỹ nghệ đem lại cho huyện nguồn thu lớn.

Năm 2004, tổng doanh thu thương mại đạt khoảng 23.341 triệu đồng, tăng 20% so với năm 2003. Riêng xuất khẩu đạt 5.279.300 USD đạt 105,6% kế hoạch, tăng 47,7% so với năm 2003.

Giáo dục

Các trường THPT trên địa bàn huyện:

  1. THPT Đông Sơn 1 (thị trấn Rừng Thông);
  2. THPT Đông Sơn 2 (xã Đông Văn);
  3. Trường PT Nguyễn Mộng Tuân (thị trấn Rừng Thông);
  4. Trung tâm GDNN - GDTX huyện Đông Sơn (thị trấn Rừng Thông).

Các trường THCS trên địa bàn huyện:

  • THCS Nguyễn Chích (trước đây là trường Năng khiếu Đông Sơn)
  • Các trường THCS thuộc các xã.

Đông Sơn là huyện có truyền thống khoa cử. Dân gian có câu: thầy đồ Hoằng Hoá, thầy khoá Đông Sơn.

Văn hóa

Các điểm lưu hành Dân ca Đông Anh (trò Viên Khê) và tương quan với trò Rủn, trò Bôn

Huyện Đông Sơn nổi tiếng với hệ thống trò diễn dân gian: ngũ trò Viên Khê (dân ca, dân vũ Đông Anh, ở xã Đông Khê (trước đây là xã Đông Anh), ngũ trò Bôn (nay thuộc xã Đông Thanh), ngũ trò Rủn (nay thuộc xã Đông Khê).

Ngày nay, nghệ nhân Thiều Quang Tùng (xã Đông Tiến) là một trong 2 nghệ nhân của tỉnh Thanh Hoá đã đúc phục chế được trống đồng (nghệ nhân còn lại ở xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá, xưa cũng thuộc Đông Sơn).

Tại thị trấn Rừng Thông có khu di tích lịch sử quốc gia tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh.

Giao thông

  • Đường bộ:
  • Quốc lộ 45, chạy từ thành phố Thanh Hóa, cắt ngang phía bắc huyện, qua thị trấn Rừng Thông, sang huyện Thiệu Hóa.
  • Quốc lộ 47, chạy từ thành phố Thanh Hóa, cắt ngang phía bắc huyện, qua thị trấn Rừng Thông, sang huyện Triệu Sơn.

Đây là địa phương có tuyến đường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 đi qua.

  • Đường thủy:

Danh nhân

Các danh nhân quê ở huyện Đông Sơn:

Kết nghĩa

Ngày 12/3/1960, tại thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa), hưởng ứng phong trào kết nghĩa Bắc - Nam, lễ kết nghĩa giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Quảng Nam được tổ chức theo chủ trương của Bộ Chính trị và Ban Thống nhất Trung ương. Lễ kết nghĩa giữa hai huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) và Đông Sơn (tỉnh Thanh Hóa) cũng được tổ chức ngay sau đó. Tại buổi lễ, đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đông Sơn và đại diện Mặt trận giải phóng miền Nam huyện Thăng Bình thay mặt cho Đảng bộ và nhân dân hai huyện nguyện kề vai sát cánh, chung sức chung lòng chống Mỹ cứu nước và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Mối tình kết nghĩa Đông Sơn – Thăng Bình là biểu hiện của tinh thần đoàn kết chiến đấu Bắc – Nam, là một hành động cụ thể của nhân dân hai miền hướng tới mục tiêu thống nhất đất nước[35].

Công cụ

Sản phầm đồ đồng thời Đông Sơn vừa đa dạng, vừa phong phú. Công cụ sản xuất nông nghiệp có các loại lưỡi cày, thuổng, rìu, cuốc, mai... Đồ sản xuất thủ công có đục, nạo, dùi, dũa, dao khắc, rìu, kim. Đặc biệt là cư dân văn hóa Đông Sơn đã đúc được loại trống đồng, thạp đồng lớn để dùng trong các cuộc tế lễ, hội làng, ma chay, chiến trận..

Hình bên chụp 1 số cổ vật khai quật được tại Đông Sơn:

1,2: Lưỡi cày đồng

3: Vòng đồng

4: Trống minh khí (loại nhỏ, chôn theo người chết)

Vũ khí

Vũ khí thời Đông Sơn rất độc đáo. Rìu chiến có các loại rìu lưỡi xéo, rìu lưỡi xòe cân, rìu hình chữ nhật, rìu hình dao phang. Giáo có loại hình búp đa, hình lá mía, hình thoi có lỗ, hình kiếm... Mũi tên có hình cánh én, hình lao. Dao găm có loại hình lá tre, đốc củ hành, đốc bầu dục hay chuôi là tượng hình người. Các tấm che ngực vuông hay chữ nhật, có hoa văn nổi...

Chú thích

Tham khảo

  • Nguyễn Văn Nhật (chủ biên) (2003). Lịch sử Đảng bộ huyện Đông Sơn 1930 – 2000. Nhà xuất bản Thanh Hóa.
  • Nguyễn Văn Nhật (chủ biên) (2006). Địa chí huyện Đông Sơn. Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Liên kết ngoài