Đại học California tại Davis

Viện Đại học California tại Davis (UC Davis, UCD, hoặc Davis) là một trường đại học nghiên cứu công lập tọa lạc tại thành phố Davis, tiểu bang California, Hoa Kỳ.[9] Một trong mười cơ sở thành viên của hệ thống Viện Đại học California (UC), UCD có số lượng tuyển sinh lớn thứ ba trong hệ thống chỉ sau UCLAUC Berkeley.[7] Trường ban đầu được thành lập như một cơ sở giảng dạy nông nghiệp của hệ thống UC vào năm 1905 và chính thức trở thành thành viên thứ bảy của hệ thống Viện Đại học California vào năm 1959.

University of California, Davis
Tên cũUniversity Farm
(1905–1922)
Northern Branch of the College of Agriculture (1922–1959)
Khẩu hiệuFiat lux (Latin)
Khẩu hiệu trong Tiếng Anh
Let there be light
Loại hìnhPublic research university
Land-grant
Space-grant
State
Thành lập1905 (1959 as a general UC campus)
Tổ chức mẹ
University of California
Liên kết học tập
Tài trợ$1.66 billion (2019)[1]
Kinh phí$4.9 billion (2017–18)[2]
Hiệu trưởng danh dựGary May[3]
Phó hiệu trưởngRalph Hexter
Giảng viên
2,133 (Fall 2017)[4]
Nhân viên quản lý
21,486 (2014–15)[5]
Sinh viên39,152 (Fall 2018)[6]
Sinh viên đại học30,718 (Fall 2018)[6]
Sinh viên sau đại học8,434 (Fall 2018)[6]
Vị trí
Quận Yolo và Solano sát bên thành phố Davis
, ,
38°32′24″B 121°45′0″T / 38,54°B 121,75°T / 38.54000; -121.75000
Khuôn viênSuburban, 7.309 mẫu Anh (2.958 ha)[7]
Academic termQuarter
MàuAggie blue & gold[8]
         
Biệt danhAggies
Liên kết thể thao
NCAA Division I FCS – Big Sky (football)
Big West (other sports)
American East (hockey)
Linh vậtGunrock the Mustang
Websiteucdavis.edu

Trường đại học này được phân loại vào nhóm R1, tức là có hoạt động nghiên cứu ở mức độ rất cao.[10] Đội ngũ giảng viên UCD bao gồm 23 thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, 30 thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ, 17 thành viên của Viện Luật Hoa Kỳ, 14 thành viên của Viện Y khoa và 14 thành viên của Học viện Kỹ thuật Quốc gia.[11] Các giảng viên, cựu sinh viên và nhà nghiên cứu của trường đại học đã giành được một giải Nobel Hòa bình, một Huân chương Tự do của Tổng thống, ba giải Pulitzer, ba học bổng MacArthur và một huy chương Khoa học Quốc gia.[12][13]

Chú thích