Đại hội Thể thao châu Á 2006

Đại hội Thể thao châu Á thứ 15, chính thức biết đến dưới tên Asiad 15, được tổ chức tại Doha, Qatar từ ngày 1 tháng 12 đến ngày 15 tháng 12 năm 2006. Doha là thành phố đầu tiên của khu vực và là thành phố thứ hai của vùng Tây Á kể từ Tehran vào năm 1974 đăng cai một kỳ đại hội. Có 39 môn thể thao được tổ chức tại đại hội này. Cũng tại đại hội này, chủ tịch OCA Sheikh Ahmad Al-Fahd Al-Sabah bác đơn tham dự của Australia, với lý do Australia chuyển từ châu Đại Dương sang châu Á tham dự có thể là một bất công cho các quốc gia nhỏ khác ở châu Đại Dương.

Đại hội Thể thao châu Á lần thứ XV
Khẩu hiệu: "Kỳ đại hội của cuộc đời bạn"
("The Games of Your Life")
Thời gian và địa điểm
Sân vận độngKhalifa Sports
Lễ khai mạc1 tháng 12 năm 2006
Lễ bế mạc15 tháng 12 năm 2006
Tham dự
Quốc gia45
Vận động viên~ 10500
Sự kiện thể thao39 môn thể thao
Đại diện
Tuyên bố khai mạcSheikh Hamad bin Khalifa Al Thani
Vận động viên tuyên thệMubarak Eid Bilal
Trọng tài tuyên thệAbd Allah Al-Bulooshi
Ngọn đuốc OlympicSheikh Mohammed Bin Hamad Al-Thani

Quá trình chạy đua giành quyền đăng cai

Có bốn thành phố xin đăng cai Asiad 2006: Hồng Kông, Kuala Lumpur, New DelhiDoha. Hồ sơ của Hồng Kông và Kuala Lumpur được đánh giá là có nhiều triển vọng hơn trước cuộc bỏ phiếu[1]. Kuala Lumpur, thành phố đã từng đăng cai thành công Đại hội Thể thao của Khối thịnh vượng chung 1998 và nhiều hoạt động thể thao lớn khác như giải đua xe Công thức 1, nhấn mạnh kinh nghiệm của họ làm luận điểm chính[2]. The chances for Doha's bid were described as small by the media[cần dẫn nguồn].

Ngày 12 tháng 11 năm 2000, cuộc bỏ phiếu diễn ra tại Busan, Hàn Quốc, thành phố tổ chức Đại hội Thể thao châu Á 2002. 41 thành viên của Hội đồng Olympic châu Á (OCA) được quyền bầu và cuộc bỏ phiếu diễn ra trong ba vòng, mỗi vòng loại một ứng cử viên[3]. Sau vòng 1, New Delhi bị loại khi chỉ giành được 2 phiếu. Vòng 2 của cuộc bỏ phiếu diễn ra giữa ba thành phố có kết quả bất ngờ.

  1. Doha: 22 phiếu
  2. Kuala Lumpur: 13 phiếu
  3. Hồng Kông: 6 phiếu

Theo luật của OCA, ứng cử viên nào giành được số phiếu quá bán sẽ lập tức giành chiến thắng. Doha giành được 22 trong tổng số 41 phiếu nghiễm nhiên giành quyền đăng cai Asian Games 2006 mà không phải chờ tới vòng bỏ phiếu thứ 3. Phần lớn số phiếu dành cho Doha đến từ các nước Tây Á khi tất cả đều bầu cho thủ đô của Qatar[4].

Sau đó, Malaysia và Hồng Kông bày tỏ sự không đồng tình với kết quả. Malaysia đã từng phát biểu sự lựa chọn Doha là một trò lố bịch[3]. Sự chiến thắng của Doha cũng gây ra nhiều mâu thuẫn, khi Qatar đã gây một sức ép rất mạnh lên thành phần bầu chọn nhờ nguồn tài chính phong phú kiếm được từ dầu mỏ của mình[5].

Lễ rước đuốc

Lễ rước đuốc bắt đầu là một phần của Đại hội Thể thao châu Á kể từ 1958. Kế hoạch của lễ rước đuốc Asiad 15 được Ủy ban tổ chức Đại hội Thể thao châu Á Doha (Doha Asian Games Organising Committee - DAGOC) công bố ngày 20 tháng 1 năm 2006[6].

Lễ rước đuốc bắt đầu từ ngày 8 tháng 10 năm 2006 với một buổi lễ đơn giản tại Doha Golf Club với tên gọi "Ngọn lửa của sự mến khách" (Flame of Hospitality)[7]. Với sự tham gia của hơn 3000 người, ngọn đuốc sẽ đi qua 8 quốc gia đã từng tổ chức Đại hội Thể thao châu Á cùng bốn quốc gia thuốc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC)[6]. The first pit stop was in New Delhi, Ấn Độ vào ngày 11 tháng 10 năm 2006. Trong cả cuộc hành trình đoàn rước đuốc sẽ đi qua 15 quốc gia và 23 thành phố trên toàn châu Á. Ngọn đuốc sẽ được rước trên 50.000 km trong vòng 55 ngày, đây là lễ rước đuốc dài nhất trong lịch sử các Đại hội Thể thao châu Á[6].

Hành trình cuộc rước đuốc

Sau đây là danh sách những quốc gia và thành phố mà đoàn rước đuốc đi qua:

  1. Ấn ĐộNew Delhi
  2. Hàn QuốcBusan
  3. PhilippinesManila
  4. Nhật BảnHiroshima
  5. Trung QuốcBắc Kinh, Quảng Châu
  6. Ma Cao
  7. Hồng Kông
  8. IndonesiaJakarta
  9. Thái LanBangkok
  10. Iran – Mashad, Esfahan, Tehran
  11. OmanSalalah, Muscat, Sohar
  12. Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhấtHatta, Sharjah, Dubai, Abu Dhabi
  13. KuwaitKuwait City
  14. BahrainManama

Ngọn lửa trở về Qatar vào ngày 25 tháng 11 năm 2006 và được rước quanh thành phố cho đến khi khai mạc đại hội.

LogoLinh vật

Ủy ban tổ chức Đại hội Thể thao châu Á Doha (Doha Asian Games Organising Committee) đã chọn Oryx, chú linh dương Oryx xứ Qatar, làm linh vật chính thức cho Asian Games 2006. Linh dương Oryx là 1 loài động vật đang có nguy cơ bị diệt chủng, nhưng may nhờ sự bảo vệ tích cực của một số nhóm bảo vệ môi trường, một lượng Oryx đã có thể được thả lại về với thiên nhiên. Sự lựa chọn Oryx cũng để gửi đi thông điệp hòa bình, sự có trách nhiệm và nét vui vẻ đến đại hội.

Các môn thi đấu

Có 39 môn thể thao được phép thi đấu tại đây. Trừ Cầu lông, Bóng chày, Bóng rổ, Bóng đá, Bóng bànBóng chuyền, tất cả các môn còn lại đều được bắt đầu thi đấu sau lễ khai mạc của đại hội.

Quốc gia tham dự

Tất cả 45 thành viên của Hội đồng Olympic châu Á đều gửi vận động viên tham dự kỳ đại hội này. Con số trong ngoặc là lượng vận động viên tham dự đại hội do các đoàn cung cấp.

Bảng tổng sắp huy chương

  Chủ nhà
1  Trung Quốc (CHN)1658863316
2  Nhật Bản (JPN)507178199
3  Hàn Quốc (KOR)585282192
4  Kazakhstan (KAZ)23204285
5  Thái Lan (THA)13152654
6  Iran (IRI)11152248
7  Uzbekistan (UZB)11141540
8  Ấn Độ (IND)10172653
9  Qatar (QAT)9121132
10  Đài Bắc Trung Hoa (TPE)9102746
..................
19  Việt Nam (VIE)313723
Tổng cộng4284235421393

Địa điểm thi đấu

Địa điểm thi đấu tại Đại hội Thể thao châu Á 2006

Bị cấm thi đấu và bỏ cuộc

Bóng rổ

Tuyển Philippines, đội đã từng dành 4 huy chương vàng ở các kỳ Á vận hội, lần đầu tiên sẽ không tham dự một kỳ Asiad do lệnh cấm của Liên đoàn bóng rổ quốc tế (FIBA). Tranh chấp giữa Hiệp hội bóng rổ Philippines (BAP) và Ủy ban Olympic Philippines (POC) là nguyên nhân của lệnh cấm[8]. FIBA chỉ đồng ý hủy bỏ án phạt khi hai tổ chức trên quyết định hợp tác với nhau thân thiện hơn[9]. Nếu không, đội tuyển Philippines không được tham gia bất kỳ giải đấu nào nằm trong lịch thi đấu của FIBA.

Cử tạ

Ấn Độ không tham gia tranh tài ở môn cử tạ do chính phủ nước này từ chối trả khoản phạt 50.000 USD cho Liên đoàn cử tạ quốc tế (IWF)để giỡ bỏ lệnh cấm thi đấu. IWF cấm đội tuyển Ấn Độ tham gia mọi giải đấu quốc tế sau khi phát hiện một loạt vận động viên của đội tuyển nước này sử dụng doping tại Đại hội Thể thao Khối thịnh vượng chung 2006 được tổ chức Melbourne, Úc. Lệnh cấm có thể kéo dài sang năm 2008 nếu Ấn Độ tiếp tục không chịu trả khoản tiền phạt[10].

Bóng đá

Có bốn đội tuyển bỏ cuộc hay bị cấm thi đấu môn bóng đá, khiến ban tổ chức phải sắp xếp lại cách thức chia bảng và lịch thi đấu. Sau khi đội tuyển bóng đá nữ Maldives rút lui vào đầu tháng 11, bộ môn bóng đá nữ phải bốc thăm và chia bảng lại để số đội trong mỗi bảng bằng nhau[11]. Không lâu sau, tuyển nam Turkmenistan cũng tuyên bố bỏ cuộc[12]. Yemen sau khi hàng loạt trụ cột bị cấm thi đấu do sử dụng doping đã không tập hợp nổi đội tuyển và buộc phải từ bỏ ý định tham gia giải[13].

Ngày 23 tháng 11 năm 2006, FIFA tuyên bố lệnh cấm Iran tham gia các giải đấu quốc tế[14]. Nhưng sau đó, do những thỏa thuận đạt được giữa FIFA và Liên đoàn bóng đá Iran (IRRF) ba ngày sau, Iran được chấp nhận tham gia giải đấu[15]. Sự trở lại này khiến Tajikistan, đội dự tính sẽ thay thế xuất của Iran ở vòng hai, chính thức bị loại khỏi giải[16].

Ấn Độ

Ấn Độ là đoàn duy nhất có thay đổi lớn về thành phần tham dự đại hội ngay gần kề ngày khai mạc. Ngày 22 tháng 11 năm 2006, Bộ thể thao Ấn Độ gây sốc đối với ban tổ chức đại hội bằng cách tuyên bố rút lui ở 8 trên tổng số 32 môn đã tuyên bố có tham gia thi đấu. Những môn đó là bóng đá, bóng rổ, bóng ném, cầu mây, ba môn phối hợp, ten-pin bowling và bóng bầu dục 7 người. Nguyên do Ấn Độ rút lui ở những nội dung trên để giảm bớt tri phí và khả năng tranh chấp huy chương thấp. Kết quả là chỉ có 387 VĐV sẽ đến Doha thay vì 589 như dự kiến ban đầu của Hiệp hội Olympic Ấn Độ (IOA)[17].

Một vài đội tuyển muốn tham gia ngay cả khi không có sự hỗ trợ của chính phủ; tuyển bóng đá nam tuyên bố sẽ tham gia "mà không cần một đồng xu nào của chính phủ, như họ đã làm ở Asiad 19982002[18]. HLV đội tuyển bóng đá tuyên bố sẽ tham gia thi đấu ngay cả khi chính phủ không ủng hộ[19].

IOA cũng cố gắng để hai đội tuyển cầu mây và đấu kiếm có thể tham gia thi đấu. Ban tổ chức đại hội (DAGOC) cũng đồng ý chấp nhận lại họ sau khi đã gạch tên tuyển Ấn Độ ra khỏi danh sách thi đấu ở những nội dung trên[20].

Bóng chuyền

Palestine phải bỏ cuộc vì gặp khó khăn trong việc di chuyển do Dải Gaza bị phong tỏa, Indonesia và Turkmenistan bỏ cuộc vào phút chót, chỉ vài giờ trước trận đấu loại đầu tiên của họ bắt đầu[21].

Doping

Sau đây là danh sách các vận động viên bị phát hiện có sử dụng chất kích thích ở đại hội, và gần như tất cả đều là các lực sĩ cử tạ:

  • Lực sĩ Myanma Than Kyi Kyi, thi đấu ở hạng cân 48 kg, bị phát hiện có sử dụng diuretic.
  • VĐV Uzbekistan Elmira Ramileva, hạng cân 69 kg, dương tính với anabolic steroid.
  • Alexander Urinov, cũng của Uzbekistan, thi đấu ở hạng cân 105 kg, sử dụng cannabis.
  • Lực sĩ Oo Mya Sanda của Myanma, huy chương bạc ở nội dung 75 kg môn cử tạ, dương tính với metabolite.
  • Lực sĩ thể hình Saad Faeaz của Iraq, bị loại khỏi Đại hội sau khi nhiều steroid cấm được tìm thấy trong hành lý của anh tại Sân bay Quốc tế Doha.

Bi kịch

Bi kịch của kỳ Á vận hội này xảy ra khi VĐV cưỡi ngựa Kim Hyung-chil tử nạn sau khi ngã ngựa trong khi thi đấu vào sáng 7 tháng 12[22]. Tai nạn xảy ra ở lượt nhảy thứ 8, khi trời đang mưa[23]. Ngay lập tức anh được đưa vào viện, nhưng mọi chuyện đã quá muộn[24]. Kim chết lúc 9 h sáng cùng ngày theo giờ địa phương[25]. Theo chủ tịch Ủy ban Olympic Hàn Quốc Kim Jung Kil cho biết, theo báo cáo lại, con ngựa của anh Kim đã lỡ cú nhảy do điều kiện trơn trượt nơi thi đấu. Đoàn Hàn Quốc đòi điều tra xem tại sao ban tổ chức lại quyết định cho thi đấu trong điều kiện thời tiết nguy hiểm như vậy, nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của VĐV[26].

"Theo ý kiến chuyên môn của tôi, thời tiết không liên quan đến tai nạn này. Nếu có ngựa ngã và đè lên bạn, đó là hai tấn gạch đổ sập xuống người bạn. Bạn không thể làm gì được" Andy Griffiths, giám thị kỹ thuật của đại hội nói[27].

Bố của anh Kim là VĐV môn cưỡi ngựa từng thi đấu tại Thế vận hội mùa hè 1964, tổ chức tại Tokyo và anh Kim từng dành huy chương bạc tại Á vận hội 2002 với cùng con ngựa đã gây ra tai nạn[28].

Đây là cái chết thứ 8 có liên quan đến kỳ đại hội lần này. Nhưng là cái chết đầu tiên của một VĐV khi đang tham gia thi đấu[29].

Truyền thông

Các đài/hãng truyền thông phát sóng ASIAD 2006 tại châu Á là:

  • CCTV-5 phát sóng tại Trung Quốc
  • Doordarshan và All India Radio truyền hình trực tiếp đại hội tại Ấn Độ
  • Eurosport truyền hình trực tiếp 120 tiếng kể từ ngày 28 tháng 11 năm 2006 trên toàn châu Âu[30]
  • NHK phát sóng tại Nhật Bản
  • RTM và Astro phát sóng tại Malaysia
  • MediaCorp phát sóng tại Singapore
  • TVBS và ESPN phát sóng tại Đài Loan
  • NBN-4 phát sóng tại Philippines
  • Cable TV Hong Kong phát sóng tại Hồng Kông
  • VTV, HTV2VCTV phát sóng tại Việt Nam
  • Al-Jazeera Sports phát sóng tại các quốc gia Ả Rập và phần còn lại của thế giới.

Chú thích

Liên kết ngoài

Tiền nhiệm:
Busan
Đại hội Thể thao châu Á
Doha

Asiad lần thứ XV (2006)
Kế nhiệm:
Quảng Châu