Di sản tư liệu thế giới

Di sản tư liệu thế giới (còn gọi là Chương trình Ký ức thế giới) của UNESCO ra đời từ năm 1994. Mục đích của chương trình là để ghi nhận các di sản văn hóa thuộc dạng tư liệu (Documentary Heritage) trên thế giới, đó có thể là cuốn sách, bộ phim, bức ảnh, giọng nói (băng ghi âm), hay là bút tích...[1]

Di sản tư liệu thế giới tại Việt Nam

  1. Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam do UNESCO công nhận ngày 31 tháng 7 năm 2009. Số mộc bản này hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV- Đà Lạt, Lâm Đồng.
  2. Ngày 9/3/2010, tại Macau, Trung Quốc. Sau Mộc bản triều Nguyễn, Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long đã được công nhận là di sản tư liệu thứ hai của Việt Nam được đưa vào danh mục Di sản tư liệu thế giới.
  3. Châu bản triều Nguyễn của Việt Nam đã chính thức được Ủy ban UNESCO Chương trình Ký ức thế giới công nhận là một trong 78 Di sản tư liệu thế giới năm 2017. Trước đó, Năm 2014, Châu bản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.[2]

Di sản tư liệu châu Á - Thái Bình Dương tại Việt Nam

Dưới đây là các di sản tư liệu được công nhận ở cấp khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và đang được đề nghị nâng tầm công nhận lên di sản tư liệu thế giới sau năm 2017:[3]

STTDi sảnNơi lưu trữNăm công nhận
1Mộc bản kinh Phật thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh NghiêmChùa Vĩnh Nghiêm, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang2012
2Thơ văn trên kiến trúc cung đình HuếTrung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế2016
3Mộc bản trường Phúc GiangTỉnh Hà Tĩnh2016
4Hoàng hoa sứ trình đồdòng họ Nguyễn Huy,Trường Lưu, Can Lộc, Hà Tĩnh2018
5Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu (1689-1943),huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh2022
678 Bia Ma nhai danh thắng Ngũ Hành SơnQuận Ngũ Hành Sơn, tp Đà Nẵng2022

Các đề cử mới

Xem thêm

Văn Miếu-Quốc Tử Giám tại Hà Nội, nơi có những bia đá là di sản tư liệu thế giới

Chú thích