Nhân khẩu Việt Nam


Nhân khẩu Việt Nam
Tháp dân số Việt Nam vào ngày 01/04/2019
Dân số99.824.939(3 tháng 9 năm 2023)[1]
Mật độ300/km²[2]
Tỷ lệ sinh trưởng0.97% (ước tính năm 2021)[3]
Tỷ lệ sinh15,2 ca sinh/1000 người (ước tính năm 2022)[3]
Tỷ lệ tăng6,1 ca tử vong/1000 người (ước tính năm 2022)[3]
Tuổi thọ73,6 năm (ước tính năm 2022)[3]
 • Nam giới71,1 năm (ước tính năm 2022)
 • Phụ nữ76,4 năm (ước tính năm 2022)
Tỷ lệ sinh sản2,01 trẻ em/phụ nữ (ước tính năm 2022)[3]
Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh12,1 ca tử vong/1000 trẻ sơ sinh (2022 est.)[3]
Tuổi tác
0–14 tuổi24% (2019)[4]
15–64 tuổi68,4% (2019)
65 trở lên7,6% (2019)
Giới tính
Tổng cộng0.995 nam/nữ (2022)[3]
Lúc sinh1,116 nam/nữ (2022)[1]
Dưới 15 tuổi1,1 nam/nữ
15–64 tuổi1 nam/nữ
65 trở lên0,62 nam/nữ
Quốc tịch
Quốc tịchViệt Nam
Sắc tộc chínhKinh (85.32%)
Sắc tộc thiểu sốTày (1,92%), Thái (1,89%), Muờng (1,51%), H'Mông (1,45%), Khmer (1,37%), Nùng (1.13%), Khác (5,41%)
Ngôn ngữ
Chính thứcTiếng Việt
Ngôn ngữTiếng Việt cùng với rất nhiều ngôn ngữ thiểu số và vùng núi khác

Nguồn gốc

Có nguồn gốc từ vùng đất hiện nằm ở phía nam Trung Quốc và miền bắc Việt Nam, người Việt đã tiến về phía nam trong tiến trình kéo dài hơn hai nghìn năm để chiếm lấy các vùng đất bờ biển phía đông bán đảo Đông Dương. Dân tộc Việt Nam, hay người Việt (thường được gọi chính xác là người Kinh), sống ở những vùng đất thấp và nói tiếng Việt. Nhóm dân tộc này chiếm ưu thế tuyệt đối về văn hoáchính trị ở Việt Nam.

Các dân tộc thiểu số

Theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 1/4/2009, Việt Nam có 54 dân tộc. Bên cạnh dân tộc đông nhất là Kinh chiếm 87% dân số, các dân tộc thiểu số đông dân nhất bao gồm:

Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyênđồng bằng sông Cửu Long. Cuối cùng là các dân tộc Brâu, Ơ đuRơ Măm chỉ có khoảng vài trăm người.

Ngôn ngữ

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của cả nước. Nó là một ngôn ngữ gắn liền với ngữ hệ Nam Á, những ngôn ngữ gần gũi cũng bao gồm tiếng Khmer, tiếng Môn, vân vân. Tiếng Việt được 85,8 triệu người Việt sử dụng theo cuộc điều tra dân số năm 1999. 6,1 triệu người nói tiếng Việt khác hiện sống bên ngoài Việt Nam. Vì thế tiếng Việt là ngôn ngữ có đông người sử dụng nhất trong hệ Nam Á, lớn gấp ba lần so với ngôn ngữ đứng thứ hai là tiếng Khmer. Tuy nhiên, hai ngôn ngữ này khác biệt nhau rất lớn: vì có ảnh hưởng từ tiếng Trung Quốc, tiếng Việt đã trở thành một ngôn ngữ đơn âm, trong khi tiếng Khmer vẫn là đa âm. Tiếng Việt bị ảnh hưởng rất nhiều từ tiếng Trung Quốc và đa số từ tiếng Việt là có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc, trong khi tiếng Khmer lại có ảnh hưởng nhiều từ tiếng Phạntiếng Pali và phần lớn từ vựng của nó học từ các từ của các ngôn ngữ Ấn Độ. Từ đầu thế kỷ XX, tiếng Việt đã sử dụng hệ thống chữ viết Latin do người Pháp đặt ra. Trước đó, tiếng Việt dùng chữ Hán.

Tiếng Việt là ngôn ngữ được nói rộng rãi thứ 5 ở Hoa Kỳ, thứ 4 ở ÚcCanada, thứ 2 ở Campuchia. Cũng được nói ở Châu Phi (phần lớn ở Nam Phi, SénégalCôte d'Ivoire), ở Châu Âu (phần lớn ở Pháp, Đức, NgaBa Lan), ở Châu Mỹ (phần lớn ở Khâu Bá, Peru, BrasilArgentina), ở Thái Bình Dương (phần lớn ở Úc, New Zealand, Palau, VanuatuTân Caledonia).[cần dẫn nguồn]

Số liệu

  • Tổng dân số: 98.275.307 người (0 giờ ngày 19 tháng 8 năm 2021)[5]
    Lịch sử dân số
    NămSố dân±% năm
    199066.016.700—    
    199167.242.400+1.86%
    199268.450.100+1.80%
    199369.644.500+1.74%
    199470.824.500+1.69%
    199571.995.500+1.65%
    199673.156.700+1.61%
    199774.306.900+1.57%
    199875.456.300+1.55%
    199976.596.700+1.51%
    200077.630.900+1.35%
    200178.620.500+1.27%
    200279.537.700+1.17%
    200380.467.400+1.17%
    200481.436.400+1.20%
    200582.392.100+1.17%
    200683.311.200+1.12%
    200784.218.500+1.09%
    200885.118.700+1.07%
    200986.025.000+1.06%
    201087.067.300+1.21%
    201188.145.800+1.24%
    201289.202.900+1.20%
    201390.191.400+1.11%
    201491.203.800+1.12%
    201592.228.600+1.12%
    201693.250.700+1.11%
    201794.286.000+1.11%
    201895.385.200+1.17%
    201996.484.000+1.15%
    202097.582.690+1.14%
    Nguồn: Dân số trung bình phân theo giới tính và thành thị, nông thôn, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  • Số nữ giới: 43.307.024 người.[5]
  • Tỷ số giới tính: 98,1 nam trên 100 nữ[5]
  • Tỷ lệ tăng dân số: 1,2% (2009)[5]
  • Số dân sống ở khu vực thành thị: 25.374.262 người (chiếm 29,6% dân số cả nước).[5]

Cơ cấu độ tuổi:

0-14 tuổi: 29,4% (nam 12.524.098; nữ 11.807.763)
15-64 tuổi: 65% (nam 26.475.156; nữ 27.239.543)
trên 65 tuổi: 5,6% (nam 1.928.568; nữ 2.714.390)

(2004 ước tính)

Tỷ lệ sinh: 19,58 sinh/1.000 dân (2004 ước tính)

Tỷ lệ tử: 6,14 tử/1.000 dân (2004 ước tính)

Tỷ lệ di trú thực: -0,45 di dân/1.000 dân (2004 ước tính)

Dân số Việt Nam, dữ liệu của FAO, năm 2005; Số dân tính theo đơn vị nghìn
Số dân nam trên mỗi 100 dân số nữ theo tỉnh thành:
  Dưới 95,0
  95,0 - 95,9
  96,0 - 96,9
  97,0 - 97,9
  98,0 - 98,9
  99,0 - 99,9
  100,0 - 100,9
  101,0 - 101,9
  102,0 - 102,9
  103,0 - 103,9
  104,0 - 104,9
  Trên 105,0

Tỷ lệ giới:

khi sinh: 1,08 nam/nữ
dưới 15 tuổi: 1,06 nam/nữ
15-64 tuổi: 0,97 nam/nữ
trên 65 tuổi: 0,71 nam/nữ
tổng dân số: 0,98 nam/nữ (2004 ước tính)

Tỷ lệ tử vong trẻ em:

tổng: 29,88 chết/1.000 sống
nam: 33,71 chết/1.000 sống
nữ: 25,77 chết/1.000 sống (2004 ước tính)

Tuổi thọ triển vọng khi sinh:

tổng dân số: 70,35 tuổi
nam: 67,86 tuổi
nữ: 73,02 tuổi (2004 ước tính)

Tổng tỷ lệ sinh: 2,22 trẻ em/phụ nữ (2004 ước tính)

Các nhóm dân tộc: Các nhóm dân tộc: người Việt 86%, Khmer Krom 1.5%, gốc Hoa 3%, người Mường, người Tày, người Hmông (Mèo), người Mán, người Chăm và các dân tộc thiểu số khác.

Các tôn giáo:

Các ngôn ngữ: tiếng Việt (chính thức), tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga (các ngoại ngữ thông dụng), tiếng Khmer, tiếng Hoa, tiếng Chăm, các ngôn ngữ bộ tộc.

Biết chữ:

định nghĩa: từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết
tổng dân số: 94% (2004 điều tra dân số)
nam: 96,9%
nữ: 91,9% (2002)

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài