Tiếng Nùng

Tiếng Nùng là một nhóm các ngôn ngữ thuộc nhánh Tai Trung tâm trong ngữ chi Tai của ngữ hệ Tai-Kadai. Các cư dân nói nhóm ngôn ngữ này được chính phủ Việt Nam phân loại là người Nùng. Ngôn ngữ này được nói chủ yếu ở các tỉnh Lạng SơnCao Bằng, Việt Nam.

Tiếng Nùng
Kauq Nuangz, Kauq Noangz, Kauq Raeuz, Nohng
Sử dụng tạiViệt Nam, Trung Quốc
Tổng số người nói856.000 (thống kê 1999); 968.800 (thống kê 2009)[1]
Phân loạiTai-Kadai
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3cả hai:
zhn – Tiếng Nùng Trung Quốc
nut – Tiếng Nùng Việt Nam
Phân bố ngữ hệ Tai-Kadai.[a]

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Nùng ở Việt Nam có dân số 968.800 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 7 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố[1]. Số người nói tiếng Nùng có thể nhỏ hơn số liệu trên chút ít.

Các nhóm địa phương của người Nùng như Nùng An, Nùng Phàn Sình, Nùng Cháo, Nùng Dín, Nùng Xuồng có sự khác biệt ít nhiều về ngôn ngữ, bao gồm ngữ âm và một phần từ vựng giữa tiếng nói các địa phương. Tiếng Nùng An phát âm gần như tiếng Cao LanSán Chaytiếng Giáy. Tiếng nói người Nùng Phủ được ảnh hưởng bởi âm sắc của tiếng Tày[2].

Người Nùng dùng chữ Hán hay chữ Nôm Nùng (được phát triển khoảng thế kỷ 17) để ghi chép thơ ca và truyện cổ dân gian[3]. Bài Mo Nùng được ghi bằng chữ Nôm trên giấy bản, gia phả nhiều dòng họ còn giữ lại cũng được ghi bằng chữ Nôm Nùng[2]. Năm 1924, tiếng Nùng lần đầu tiên được ghi theo hệ chữ Latinh nhờ các công trình của linh mục người Pháp François M. Savina. Viện Ngôn Ngữ Học Mùa Hè (Summer Institute of Linguistics - SIL International) trước năm 1975 cũng có một bộ chữ cho người Nùng Phản Slình sống ở miền nam Việt Nam. Ở miền bắc Việt Nam, có thêm phương án chữ Tày-Nùng dựa trên cơ sở chữ quốc ngữ từ năm 1961.

Các phương ngữ

Bản đồ phân bố các ngôn ngữ Nùng, Tày, Tráng, Bố Y tại Việt Nam và Trung Quốc.

Tiếng Nùng bao gồm nhiều phương ngữ, một vài trong số đó được liệt kê như sau:

Cao Bằng

  • Nùng An được nói ở Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. Giống những người nói tiếng Tráng ở Long An (Long'an 隆安), huyện Tĩnh Tây (Jingxi 靖西县), tỉnh Quảng Tây, Nùng An mang cả hai đặc điểm của Tai Trung Tâm và Tai Bắc. Có khoảng 26.000 Nùng An sống ở Tĩnh Tây, nằm ngay phía bắc các khu vực sinh sống của Nùng An ở Việt Nam.[4] Theo Beth Nicolson (2000), có một nhóm nhỏ tại xã Cao Trĩ, huyện Ba Bể, cách không xa hồ Ba Bể, cũng tự gọi mình là Nùng An.[5] Họ cho biết đã di cư từ phía đông Cao Bằng tới hơn 60 năm trước và tổ tiên của họ đến từ Trung Quốc một trăm năm trước.[5] Các đặc điểm Tai Bắc của Nùng An có thể được lý giải khi các cư dân nói nhóm Tai Bắc di cư vào vùng nói nhóm Tai Trung Tâm ở Cao Bằng. Sự pha trộn giữa Tai Bắc và Tai Trung Tâm cũng được tìm thấy ở tiếng Cao Lan và Tsưn-wa (Thôn Lão).[6]
  • Nùng Giang được nói ở huyện Hà Quảng, Hạ Lang, Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng. Nùng Giang cũng được nói xuyên biên giới tại Bình Mãng (Pingmeng 平孟镇), huyện Tĩnh Tây, tỉnh Quảng Tây. Người Nùng Giang tự gọi mình là nung jang hoặc pou jang.[4] Theo Zheng (1996:3), các cư dân ở huyện Tĩnh Tây (Jingxi) thuộc Quảng Tây, nằm ngay phía bắc khu vực sinh sống của Nùng Giang tự gọi mình là ken2 tho3 hoặc jang1.[4] Các khu vực này tập trung đông đúc cư dân Tai; riêng tại Tĩnh Tây nơi nhóm này được phân loại là người Tráng, người Tai chiếm hơn 99%.[4]

Lạng Sơn

  • Nùng Phản Slình được nói ở huyện Cao Lộc, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn và huyện Yên Thế, Lạng Giang của tỉnh Bắc Giang. Phản/Fản Slình là một từ tiếng Nùng tương đương với Wancheng (萬承) trong tiếng Hán (Vạn Chửng trong tiếng Việt).[7] Trong địa phận huyện Đại Tân, Quảng Tây, Trung Quốc ngày nay, từng tồn tại 8 trong số các thổ ty (tusi) tồn tại lâu nhất tại tây nam Trung Quốc, từ 1369-1906.[7] Chúng bao gồm: Xialei, Anping, Taiping, Engcheng, Quanming, Yangu, Mingying và Wancheng, được thiết lập vào năm thứ 2 triều Minh (1368-1644).[7] Tự gọi mình hoặc phương ngữ của mình là Phản/Fản Slình sẽ mang nghĩa là người Wancheng hoặc tiếng Wancheng, nói cách khác là một người Nùng từ thổ ty Wancheng.[7]
  • Nùng Cháo được nói ở huyện Văn Quan, Văn Lãng, Tràng Định tỉnh Lạng Sơn, huyện Nà Rì tỉnh Bắc Cạn và huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. Phương ngữ Nùng Cháo tương đồng với Tráng Long Châu của William J. Gedney. Nùng Cháo cũng gần như tương đồng với ngôn ngữ được Lý Phương Quế (Li Fang Kuei) gọi là Longzhou (Long Châu) nhiều năm về trước. Trong tác phẩm A Handbook of Comparative Tai (1977) của ông, Longzhou là một ví dụ về ngôn ngữ Tai Trung Tâm.[4] Nùng Cháo ở Việt Nam khác biệt chút ít về thanh điệu so với Longzhou của Lý Phương Quế tại Quảng Tây, Trung Quốc, nhưng có thể khẳng định rằng chúng là cùng một ngôn ngữ xét về tất cả các phương diện khác.[4]
  • Nùng Inh được nói ở huyện Chi Lăng, Hữu Lũng, Bình Gia, Văn Quang tỉnh Lạng Sơn. Phương ngữ Nùng Inh tương đồng với Nùng Phía Tây của William J. Gedney ở Mường Khương, tỉnh Lao Cai.

Lào Cai

  • Nùng Dín được nói ở huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần thuộc tỉnh Hà Giang và Bắc Hà, Mường Khương thuộc tỉnh Lào Cai.[8] Nùng Dín cùng các phương ngữ Nùng ở Vân Nam Trung Quốc được coi là Nùng Phía Tây; đây là những phương ngữ Nùng nằm giáp ranh giữa nhóm Tai Trung Tâm và Tai Tây Nam.[8]

Khác

Nùng Vẻn (En) là một ngôn ngữ trước kia không được phân loại ra khỏi các ngôn ngữ Tai Trung Tâm. Cuối thập niên 1990, nhà ngôn ngữ học Hoàng Văn Ma đầu tiên nhận ra nó không phải là một ngôn ngữ Tai. Năm 1998, Hoàng Văn Ma và Jerold A. Edmondson phát hiện đó là một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Kadai (Kra). Tỷ lệ tương đồng từ vựng giữa tiếng Nùng Vẻn và các phương ngữ Nùng khác là dưới 50%.[4] Người Nùng Vẻn sống tại bản Cja Tjeng, xã Nội Thôn (Hà Quảng), tỉnh Cao Bằng.[9] Vào năm 1998, họ cho biết dân số của mình là 200 người.[10] Họ tự gọi mình là Anh [aiɲ], người Nùng (Tai) địa phương quanh vùng gọi họ là Nùng Vẻn.[10] Người Nùng Vẻn không có ghi chép nào về nguồn gốc của mình và cũng không biết trước kia họ đã từng sống ở đâu, khi nào và bằng cách nào họ di cư tới Việt Nam.[4] Các nhà nghiên cứu thẩm định rằng Nùng Vẻn có quan hệ gần gũi nhất với tiếng Bố Ương (Buyang, 布央语). Các cư dân nói tiếng Nùng Vẻn được chính phủ Việt Nam phân loại là người Nùng.

Lịch sử

Các phương ngữ Nùng và tất cả các ngôn ngữ trong ngữ chi Tai như: Lào, Shan, Lự, Thái Đen, Ahom, Làn Nà, Thái Lan, Bố Y, Tráng đều phát triển từ cùng một tổ tiên chung gọi là Tai Nguyên Thủy (Proto-Tai). Tai Nguyên Thủy được phục nguyên bởi Lý Phương Quế năm 1977 và Pittayawat Pittayaporn năm 2009.

Vào năm 2000, một nghiên cứu do John Hartmann, Jerold A. Edmondson, Jingfang Li và những người khác thực hiện, kết hợp giữ ngôn ngữ học và hệ thống thông tin địa lý (GIS), cho rằng Tai Nguyên Thủy có nguồn gốc từ vùng ranh rới Quảng Tây—Quý Châu ngày nay và kỹ thuật tưới tiêu trong canh tác lúa nước sử dụng müangA1 (mương) và faiA1 (đập) đã tương đối phát triển vào thời đại của Tai Nguyên Thủy, khoảng 2000 năm trước hoặc xa hơn và kỹ thuật này bắt nguồn từ vùng ranh giới Quảng Tây—Quý Châu ngày nay chứ không phải Vân Nam hay trung lưu sông Trường Giang.[11][12] Do đó người Tai có khuynh hướng tập trung sinh sống ở các vùng đất thấp gần nguồn nước để trồng lúa nước. Tuy nhiên, James R. Chamberlain (2016) đưa ra các bằng chứng chứng minh rằng Tai Nguyên Thủy có nguồn gốc ven biển và di cư dọc bờ biển Đông tới vùng Quý Châu, Quảng Tây và miền bắc Việt Nam ngày nay từ vương quốc Yue tại Chiết Giang (Trung Quốc), nơi họ nói Be-Tai Nguyên Thủy (proto-Be-Tai), một dạng ngôn ngữ tồn tại trước Tai Nguyên Thủy.[13] Pittayawat Pittayaporn (2014), dựa vào các lớp từ mượn Hán Cổ qua các thời kỳ khác nhau trong Tai Tây Nam Nguyên Thủy và các bằng chứng lịch sử khác, cho rằng thời gian Tai Tây Nam di cư vào vùng Đông Nam Á (Lào, Thái Lan, Myanmar) diễn ra vào khoảng TK 8–TK 10.[14]

Jerold A. Edmondson thuộc đại học Texas, Arlington, trích dẫn bài báo của Phạm Hồng Quý (Fan Honggui 范宏貴) (1989), chỉ ra rằng người Thái (Thái Lan) và người Tráng có cùng một tên gọi chỉ người Việt Nam Keo (kɛɛuA1).[15][note 1] Từ này được lấy từ tên của một quận Trung Hoa gọi là Giao Chỉ (Jiaozhi 交址), thành lập ở Việt Nam khoảng năm 112 TCN, cùng tám quận khác: Nam Hải (Nanhai 南海), Uất Lâm (Yulin hay Guilin 郁林), Thương Ngô (Cangwu 苍梧), Hợp Phố (Hepu 合浦), Cửu Chân (Jiuzhen 九真), Nhật Nam (Rinan 日南), Châu Nhai (Zhuya 珠崖), và Đam Nhĩ (Dan’er 儋耳).[15] Giao Chi ban đầu được gọi là Kiao-chi. James R. Chamberlain cho rằng Kiao-chi khởi đầu dùng để chỉ lãnh thổ địa lý chứ không phải chỉ người.[18] Sau đó từ này được áp dụng rộng rãi cho các cư dân sống trong Kiao-chi, đầu tiên là đồng bằng bắc bộ Việt Nam và sau đó cho tất cả cư dân của An Nam.

Tai Nguyên ThủyThái LanLàoSapaBảo YênCao BằngLongzhouShangshiGiáySaek
Người Việt Nam*ke:wAkɛ:wA1kɛːwkewA1kɛ:wA1kɛwA1ke:wA1kewA1cewA1ke:wA1
  • Dữ liệu lấy từ luận văn tiến sĩ The phonology of proto-Tai (2009:337) của Pittayawat Pittayaporn. Riêng tiếng Lào ແກວ /kɛːw/ lấy từ thư viện SEAlang.net.[1]

Chamberlain khi nghiên cứu về nguồn gốc của tiếng Saek, một ngôn ngữ Tai Bắc nằm cô lập giữa các ngôn ngữ Tai Tây Nam ở hai bên bờ sông Mê Kông tại miền trung Lào và đông bắc Thái Lan, cho rằng Saek là ngôn ngữ xa nhất về phía nam cuối cùng còn sót lại của một dải cư dân nói ngôn ngữ Tai Bắc (hay Be-Saek) trải dài từ vùng biên giới Việt-Trung, qua đồng bằng sông Hồng và tới các tỉnh ngày nay là Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình ở Việt Nam.[19] Do đó Saek không phải là ngôn ngữ Tai Bắc bị trục xuất và buộc phải di cư về phía nam ra khỏi các cư dân ban đầu ở Quảng Đông.[19] Người Saek, theo truyền thuyết truyền miệng của mình, di cư sang Lào và Thái Lan từ khu vực miền trung Việt Nam ngày nay khoảng 150-200 năm trước.[20][21][22] Điều này giải thích tại sao tiếng Saek lại có các từ mượn tiếng Việt, mặc dù ngày nay không còn người Saek nào ở Việt Nam.[22] William G. Boltz (1991) cho rằng tên gọi 12 con giáp trong tiếng Saek được mượn từ tiếng Hán trong khoảng thời gian từ năm 200—năm 600 và mặc dù có ảnh hưởng từ tiếng Việt nhưng không có bất cứ liên hệ trực tiếp nào.[23]

Tên 12 con giáp trong tiếng Saek
Hán tựHán Cổ
thời kỳ sớm
Hán Thượng CổTiếng ViệtSaek
Chuộttsɨ’/tsi’*tsəʔtử / týtiː6
Trâutrʰuw'*n̥ruʔsửutʰriw3
Hổjin*ɢərdầnrɯn4
Thỏmaɨw’/ mɛːw’*mˤruʔmẹo/mãomɛːw4
Rồngʥin*dərthin/thầnsin4
Rắnzɨ’/zi’*s-ɢəʔtịtiː5
Ngựaŋɔ’*m.qʰˤaʔngọŋɔː5
mujʰ*mət-smùj/vịmuj4
Khỉɲim*nəmthântʰrɯn1
juw’*m.ruʔdầuraw3
Chóswit*s.mittuấttut4
Lợnɣəj’*gˤəʔhợihɤːj5
  • Bảng được lấy từ "Saek as a not-so-aberrant Tai language", tác giả: Pittayawat Pittayaporn, trang 36. [2]

Vị trí trong ngữ chi Tai

  • André-Georges Haudricourt (1956) xếp Thổ (Tày) và Nùng cùng với Tai Tây Nam vào hai tiểu nhánh trong cùng một nhánh, trong khi Tai Bắc là một nhánh độc lập.
 
Tai Nguyên Thủy


Tai Bắc

Vũ Minh, Po-ai
Tien-chow, Giáy






Tai Trung tâm


Thổ (Tày)
Nùng
Longzhou

Tai Tây Nam


Thái Lan
Lào, Shan
Ahom, Lự
  • Lý Phương Quế (Li Fang Kuei) (1977) đề xuất hệ thống phân loại gồm ba nhánh độc lập trong đó Thổ (Tày), Nùng được xếp vào nhánh Tai Trung tâm. Hệ thống phân loại này được xem là mô hình chuẩn trong lĩnh vực ngôn ngữ học so sánh các ngôn ngữ Tai.
 
Tai Nguyên Thủy


Tai Bắc


Vũ Minh, Po-ai
Tien-chow, Giáy

Tai Trung tâm


Thổ (Tày)
Nùng
Longzhou

Tai Tây Nam


Thái Lan
Lào, Shan
Ahom, Lự
  • Pittayawat Pittayaporn (2009) đưa ra hệ thống phân loại dựa trên sự biến đổi âm vị của các ngôn ngữ Tai.[24] Theo đó các ngôn ngữ có cùng một dạng biến đổi âm vị được xếp vào cùng nhóm. Một ngôn ngữ Tai được xếp vào một tiểu nhóm trong cùng một nhánh phải có cùng kiểu biến đổi âm vị với các ngôn ngữ Tai khác trong nhánh đó. Ví dụ, Thái Lan được xếp vào tiểu nhóm Q vì ngôn ngữ này có các biến đổi âm vị cũng tồn tại ở các ngôn ngữ thuộc nhánh A và các nút E, G, K, O và Q. Trong hệ thống phân loại này Tai Trung tâm không tồn tại vì Pittayaporn cho rằng các tiêu chuẩn mà Lý Phương Quế dùng để phân loại Tai Trung tâm cũng tồn tại ở cả bốn nhánh A, B, C, D.
 
Tai Nguyên Thủy


A


B

Ningming

C

Chongzuo, Shangshi,
Cao Lan

D




E


F

Longzhou, Leiping

I

Qinzhou

J




G





H

Lungming, Daxin

M

Vũ Minh, Yongnan, Long'an, Fusui

N

Seak, Po-ai, Giáy, Lingyue, Rong'an, Quibei, Bố Y
..v..v..


K


L

Debao, Jingxi, Nùng Inh,
Nùng Guangnan, Nùng Yanshan


O



P

Bảo Yên, Cao Bằng, Wenma


Q

Thái Lan, Lào, Shan, Thái Đen, Thái Trắng, Làn Nà, Phu Thai, Dehong, Tai Aiton, Tai Phake, Shan Phía Nam, Lự, Nyo, Yoy, Kaloeng, Phuan..v..v..

R

Sapa

Từ vựng

Từ thuần Tày Nùng

Bản đồ phân bố tỷ lệ phần trăm người Tày+Nùng+Giáy+Bố Y theo thống kê năm 2009 tại các tỉnh Việt Nam:
  >60%
Lạng Sơn 78.3%, Cao Bằng 72.1%, Bắc Kạn 62.3%
  15%-40%
Hà Giang 35.3%, Tuyên Quang 27.6%, Lào Cai 24.3%, Yên Bái 20.5%, Thái Nguyên 16.7%
  5%-10%
Đắk Nông 9.8%, Bắc Giang 7.5%, Đắk Lăk 7.1%, Bình Phước 5.3%
  1%-5%
Lâm Đồng 3.8%, Lai Châu 3.4%, Quảng Ninh 3.2%, Hòa Bình 3.0%, Gia Lai 1.6%, Đồng Nai 1.4%, Kon Tum 1.1%

Các từ thuần Tai chiếm tuyệt đại đa số trong kho từ vựng và thường thuộc vốn từ cơ bản, có mặt ở tất cả các lớp từ, nhất là các từ chỉ các hiện thượng thiên nhiên, các bộ phận cơ thể, các hoạt động, tính chất...

Mừ (tay), nả (mặt), đông/đung (rừng), tha vằn (mặt trời), kin (ăn), pay (đi), nòn (ngủ), hảy (khóc), đeng (đỏ), đay (tốt), slâư (trong, sạch), cau (tao)...

Từ mượn tiếng Hán

Các từ mượn tiếng Hán đi vào vốn từ vựng tiếng Tày Nùng vào những thời kỳ khác nhau. Đối với nhiều từ, người Tày Nùng hiện nay không ý thức được đấy là những từ mượn gốc Hán nữa.

  • Số từ: ết (một), nhì (hai), slam (ba), pét (tám)...
Số đếmNùng[25]*Tai Nguyên Thủy[26]
Pittayaporn (2009)
Hán Cổ[27]Hậu Hán[27]*Hán Thượng Cổ[27]
2ɬoŋ35*so:ŋAṣåŋṣɔŋ*srôŋ
3ɬam35*sa:msâmsɑm/ səm*sə̂m
4ɬi13*si:BsiCsis*sis/ slis
5ha31*ha:CŋuoBŋɑB*ŋâɁ
6hoːk31*krokDljukliuk*ruk; *C-rjuk (Baxter)
7ɕɛt35*cetDtsʰjettsʰit*tsʰit < *snhit
8pet13*pe:tDpătpɛt*prêt
9kau31*kɤwCkjəuBkuB*kuɁ/ kwəɁ
10ɬiːp35*sipD (Li 1977)[28]dʑip[28]*gip[28]
  • Động vật, sự vật: mạ (ngựa), an (yên ngựa), tắng (ghế), chỉa (giấy)...
  • Từ chỉ tính chất: quảng (rộng), đáo (hồng)...
  • Từ chỉ hoạt động: xỉnh (mời), chiềng (thưa), sleng (sinh), sloán (tính)...
  • Từ xưng hô: nỉ (cậu, anh), ngỏ (tôi, tớ)...

Từ mượn tiếng Việt

Từ mượn tiếng Việt gồm hai loại lớn: từ thuần Việt và từ Việt gốc nước ngoài (chủ yếu là từ Hán-Việt)

  • Các từ mượn thuần Việt là những từ thường dùng hàng ngày: hòm (hòm), khóa (khóa), đồng hồ (đồng hồ), xe đạp (xe đạp)...
  • Các từ mượn Hán-Việt là các thuật ngữ thuộc lĩnh vực kinh tế, chính trị, kỹ thuật và các hiện tượng xã hội: chính phủ, hành chính, toán, văn, công nhân, điện, mậu dịch, bệnh viện, nông trường...

Đại từ nhân xưng

Bản đồ phân bố tỷ lệ phần trăm người Tráng so với các sắc tộc khác tại Quảng Tây, châu tự trị Tráng-Miêu Văn Sơn (Vân Nam) và huyện tự trị Tráng-Dao Liên Sơn (Quảng Đông).
Ngôi thứ nhấtNgôi thứ 2Ngôi thứ 3
Số ítKhỏi (tôi)mầư/mầng/mưngmền/te
Ngỏ (tôi, tớ)nỉ
Câu, cau (tao)
Số nhiềuboong khỏiboong mầưboong mền
boong ngỏboong nỉ
boong câu/cau

Các đại từ số ít được dùng trong những cảnh huống khác nhau.

Khỏi là đại từ được người ở vị trí thấp sử dụng để xưng với những người ở vị thế cao hơn, có giá trị biểu cảm lịch sự, kính trọng.[29]

Câu/Cau tạo thành cặp xưng hô tương liên Câu/Cau (tao) - Mầư/Mưng (mày). Tùy theo vị thế của người sử dụng, câu/cau có sắc thái biểu cảm khác nhau: thân mật, suồng sã...[29]

Ngỏ tạo thành cặp xưng hô tương liên với nỉ (ngôi thứ 2). Ngỏ thường thường được sử dụng để xưng hô giữa những người có vị thế ngang vai. Với sắc thái thân mật gần gũi, ngò được dùng rộng rãi trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp khác nhau: giữa bạn bè, vợ chồng...[29]

Ngoài những đại từ dùng trên, trong tiếng Tày Nùng còn có các đại từ xưng gọi ngôi gộp, như: hau (ta), ràu/làu (mình), rà (mình). Những đại từ này được sử dụng nhiều trong thơ ca dân tộc Tày Nùng.[30]

So sánh

Giữa một số phương ngữ Nùng

Bảng tỷ lệ tương đồng từ vựng giữa các
phương ngữ Nùng theo bảng 100 từ của Swadesh:[31]
Các phương
ngữ Nùng
Nùng GiangNùng LòiNùng Phản
Slình
Nùng InhNùng CháoNùng An
Nùng Dín80%
80/100
81%
81/100
79%
79/100
79%
79/100
80%
80/100
76%
76/100
Nùng Giang90%
90/100
86%
86/100
86%
86/100
87%
87/100
82%
82/100
Nùng Lòi94%
94/100
95%
95/100
96%
96/100
83%
83/100
Nùng Phản
Slình
96%
96/100
96%
96/100
82%
82/100
Nùng Inh94%
94/100
79%
79/100
Nùng Cháo80%
80/100

Giữa một số phương ngữ Nùng và Tày

Bảng tỷ lệ tương đồng từ vựng giữa các phương ngữ Nùng và Tày theo bảng 650 từ của Lý Phương Quế:[32]
Các phương
ngữ
Nùng GiangNùng LòiNùng Phản
Slình
Nùng InhNùng CháoNùng AnTày Hòa AnTày Tràng
Định
Tày Hoàng
Su Phì
Nùng Dín383/495
77,37%
390/487
80,08%
370/490
75,51%
376/491
76,57%
385/486
79,21%
349/489
71,37%
389/489
78,52%
380/490
77,55%
433/482
89,83%
Nùng Giang422/486
86,83%
406/492
82,52%
414/491
84,31%
421/488
86,27%
370/496
74,59%
410/496
82,66%
424/498
85,14%
364/487
74,74%
Nùng Lòi425/485
87,62%
431/486
88,68%
428/480
89,16%
374/482
77,59%
423/485
87,21%
433/488
88,72%
377/480
78,54%
Nùng Phản
Slình
433/491
88,18%
443/492
90,04%
361/491
73,52%
402/491
81,87%
415/492
84,34%
361/482
74,89%
Nùng Inh451/490
92,04%
382/488
78,27%
411/491
83,70%
435/490
88,77%
373/481
77,54%
Nùng Cháo373/489
76,27%
417/489
85,27%
412/488
84,42%
371/479
77,45%
Nùng An355/491
72,30%
377/492
76,62%
325/482
67,42%
Tày Hòa
An
466/495
94,14%
385/487
79,05%
Tày Tràng
Định
389/486
80,04%
  • 383/495: số lượng từ tương đồng/tổng số từ được so sánh giữa hai phương ngữ.
  • 77,37%: tỷ lệ tương đồng từ vựng giữa hai phương ngữ.

So sánh với một số ngôn ngữ Tai Tây Nam

Tiếng Shan được nói tại tiểu bang Shan của Myanmar.

Tiếng Tai Aiton còn khoảng 2000 người nói tại hai quận Golaghat và Karbi Anglong, bang Assam, Ấn Độ.

Tiếng Tai Phake còn khoảng 2000 người nói tại hai quận Dibrugarh và Tinsukia, bang Assam, Ấn Độ. Tai Phake trong bảng dưới đây được nói tại làng Namphakey, quận Dibrugarh, bang Assam, Ấn Độ

Tiếng Tai Ahom được nói tại bang AssamArunachal Pradesh, Ấn Độ. Ngôn ngữ này được nói bởi người Ahom (Tai Ahom). Họ di cư từ Mờng Mao (Mong Mao), một vương quốc nhỏ nằm ở vùng biên giới ngày nay giữa tiểu bang Shan, Myanmar và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đến miền đông Ấn Độ và thành lập vương quốc Ahom ở đó, tồn tại từ 1228–1826 khi bị người Anh sáp nhập vào thuộc địa Ấn Độ. Mặc dù có dân số hơn 2 triệu người, nhưng ngày nay người Tai Ahom nói tiếng Assam, một ngôn ngữ thuộc nhánh Indo-Aryan trong ngữ hệ Ấn-Âu (Indo-European). Đến năm 2000, chỉ còn khoảng 200 thầy cúng biết tiếng Tai Ahom. Ngôn ngữ này chỉ còn được sử dụng cho việc cúng bái trong tín ngưỡng truyền thống của người Tai Ahom

NghĩaTai
Nguyên
Thủy
Nùng
Dín
Nùng
Giang
Nùng
Lòi
Nùng
Phản
Slình
Nùng
Inh
Nùng
Cháo
Nùng
An
Tày
Hòa
An
Tày
Tràng
Định
Tày
Hoàng
Su
Phì
Thái
Lan
Chuẩn
Lào
Chuẩn
ShanTai
Aiton
Tai
Phake
Tai
Ahom
Ăn*kɯɲAcǐn323kǐn33kǐn33kǐn33kǐn33kǐn33kɤ̌n33kǐn33kǐn33cǐn323kin1kìnkin1kin2kin2kin
Bay*ɓilAʔbăn323ʔbăn33ʔbǐn33ʔben33ʔbǐn33ʔbǐn33ʔbĕn323ʔbɤ̆n33ʔben33ʔbɛ̆n323bin1bìnmin1bin2/
min2
bin
Bơi*lo:jAsăw323pop45
pja33
vaj323vjw31vaj323pɔt33
pja33
ʑiw31lɔj31lɔj31lɔj33lɔ:j1/
wa:j3
lɔ́ːy/
wȁːy
luj4/
waaj3
lɔi2lɔi2
nam4/
pʰa:i2
loi
Bụng*dwu:ŋCtoŋ45toŋ21mŭk45
mɔ̆k45
tɔŋ21tɔŋ21mŭk45tŭŋ33d̤ɔŋ21tɔŋ2131
tɔŋ21
tʰɔ:ŋ4tʰɔ̑ːŋtɔŋ5tɔŋ3tauŋ4tong
*pla:Apa323pja33pja33/
ca33
pa33ca33pja33pa33pja33pja33pja323pla:1paːpa:1pa:2pa:2pa
Cái
ka31
răŋ33
ki33
răŋ33
ka33
lăŋ33/
i45
lăŋ33
ʔăn33
lăŋ31
ʔăn33
lăŋ33
ʔăn33
lăŋ33/
ŋɛ45
lăŋ33
ʔăn33
mɯŋ21
ʔăn33
lăŋ33
ʔăn33
lăŋ33
ka31
răŋ33
ʔa
raj1
ʔīː
ɲǎŋ
ʔi3
sʰaŋ1
ka1
saŋ1
ka3
saŋ6
Cát*zwɯəjAsaj33ɬaj31ɬaj323ɬaj33ɬaj31hĭn33
ɬaj31
ɬaj31raj31zaj31ɬaj33sa:j2sáːysʰa:j4sa:i2sa:i2sai
Chân*p.qa:Akʰa323kʰa33kʰa33kʰa323kʰa33kʰa33kʰa323kʰa33kʰa33kʰa323kʰa:5kʰăːkʰaa1/
kaaw3
kʰa:1/
ka:u3
kʰa:6kʰa
Chết*p.ta:jAtʰaj323tʰaj33haj33/
tʰaj33
tʰaj323tʰaj33haj33tʰaj323tʰaj33tʰaj33tʰaj323ta:j1tàːytaaj1ta:i2ta:i2tai
Chim*C̬.nokDnɔk33nɔ̆k21nŭk21/
nɔk21
nɔk21nɔk21nŭk21nɔk21nŏk21nŏk21nɔk45nok4nōknok5nuk3nok4nuk
Chó*ʰma:Ama323ma33ma33ma33ma33ma33ma33ma33ma323ma323ma:5măːmaa1ma:1ma:6ma
Cổ*ɣo:Akɔk45
ho33
vo31ko31/
kʰɔ31
ho333131313131kʰɔ33kʰɔ:1kʰɔ́ːkʰɔ4kʰɔ2kʰɔ2kʰo
Dài*rɯjAri33rɤ̆j31ɬi31hi33li33ɬi33răj31ri31ɬi31ri33ri:A2lŭaːyhi4li:2hi:2ri
Đá*tri:lAmak21
pa323
tʰɤ̆n33hĭn33/
tʰĭn33
tʰĭn323tʰĭn33hĭn33tʰĭn33tʰĭn33hĭn33hĭn323hin5hĭnhin1hin1hin6rin
Đàn
pʰu31
ɲĭŋ33
me323
ɲĕŋ31
ti11
11/
33
ɲiŋ31
tɔj31
11
tɔj11
11
tɔj31
11
hun31
ʔbɯk45
323
ɲĭŋ31
323
ɲĭŋ31
pʰu31
ɲĭŋ33
jiŋ5pʰȕː
ɲíŋ
3
jiŋ4
ʒin2jiŋ6nying
Đàn
ông
*ʑa:jApʰu31
caj33
po323
saj31
ti11
11/
pʰu323
saj31
tɔj31
po11
tɔj31
11
tɔj31
11
hun31
ɬaj323
b̤ɔ323
zaj31
323
caj31
pʰu31
caj31
cʰa:j1pʰȕː
sáːy
kon4
tsaaj4
ca:i2cʰai
Không
(phủ
định)
*ɓawB/
*bo:B/
*mi:A
ʔbo31mɤ̆j31mi31mi45mi45mi45ʔbɔ21ʔbo45bɤ̆w45ʔbo31maj3bɔ̄ːmaw2am²ɯŋ2
Người*ɢwɯnAkɔ̆n33kɤ̆n31kʰɯ̆n31kɯ̆n31kɯ̆n31kɯ̆n31hŭn31kɤ̆n31kɤ̆n31kăn33kʰon1kʰónkon4kun2kon2kun
NghĩaTai
Nguyên
Thủy
Nùng
Dín
Nùng
Giang
Nùng
Lòi
Nùng
Phản
Slình
Nùng
Inh
Nùng
Cháo
Nùng
An
Tày
Hòa
An
Tày
Tràng
Định
Tày
Hoàng
Su
Phì
Thái
Lan
Chuẩn
Lào
Chuẩn
ShanTai
Aiton
Tai
Phake
Tai
Ahom
  • Nùng Dín, Nùng Giang, Nùng Lòi, Nùng Phản Slình, Nùng Inh, Nùng Cháo, Nùng An, Tày Hòa An, Tày Tràng Định, Tày Hoàng Su Phì: Vị trí tiếng Nùng Dín trong quan hệ với các phương ngữ Nùng và Tày ở Việt Nam (2004), tác giả: Lê Văn Trường, trang: 201-208.
  • Tai Nguyên Thủy: The Phonology of Proto-Tai (2009), tác giả: Pittayawat Pittayaporn, trang: 323-361 [3].
  • Tai Ahom: thư viện SEAlang Library (Ahom) [4].
  • Thái Lan, Lào, Shan, Tai Aiton, Tai Phake: Austronesian Basic Vocabulary Database [5] Lưu trữ 2015-05-24 tại Wayback Machine; Thai dictionary (SEAlang) [6]; Lao dictionary (SEAlang) [7]; Shan dictionary (SEAlang) [8].

Chữ Nùng Latinh của SIL

Bộ chữ Nùng Latinh của Viện Ngôn Ngữ Học Mùa Hè (Summer Institute of Linguistics - SIL International) dựa trên thổ ngữ của người Nùng Phản Slình tại tỉnh Bắc Giang. Năm 1954 có mấy ngàn người di cư sang miền nam Việt Nam và ở lại tỉnh Tuyên Đức.[33] Người Nùng Phản Slình tự gọi họ là Nŏng (Nohng).[33]

Nùng Phản Slình Bắc Giang gồm sáu thanh. Tất cả sáu thanh đều đọc như tiếng miền bắc Việt Nam, trừ dấu ngã (~).[33] Dấu (~) trong tiếng Nùng thì âm hơi cao lên với tắc âm thanh môn sau.[33] Sáu thanh đó là: (1) cao lên (,), (2) cao lên với tắc âm thanh môn ở cuối chữ (~), (3) trung (bằng) không dấu, (4) thấp đi lên (?), (5) trung (thấp) xuống (`), và (6) thấp với tắc âm thanh môn (.).[33]

Phụ âm
Phiên âmChữChú thíchThí dụNghĩa
/p/ppảcmiệng
/t/ttảurùa
/č/chchéhpđau
/k/ktrước i, ih, e, eh, êvài
kíhnăn
kéngcanh
kềnquấn
ctrước các âm kháccưhnngười
cảu
/ʔ/không ghi
/pʰ/phphỏhmtóc
/tʰ/ththảmắt
/kʰ/khkhảymở
/b/bbéhnbay
/d/đđàyđược
/f/ffaybếp, lửa
/v/vvahnngày
/w/obán mẫu âm o đặt ở cuối chữ sau một nguyên âm dài
ubán mẫu âm u đặt ở cuối chữ sau một nguyên âm ngắn
/s/ssãusớm
/ɬ/slslíhpmười
/l/lláncon cháu
/ž/ddụ
/j/ibán mẫu âm i đặt ở cuối chữ sau một nguyên âm dài
ybán mẫu âm y đặt ở cuối chữ sau một nguyên âm ngắn
/h/hhảhnthấy
/m/mmahnkhoai
/n/nnonnằm, ngủ
/ñ/nhnhàthuốc
/ŋ/ngngưhnbạc
Nguyên âm
Phiên âmChữChú thíchThí dụNghĩa
/i./inguyên âm dàinăm
/i/ihnguyên âm ngắnpíhccánh
/e./ênguyên âm dàisệnrẻ
/ɛ/ehnguyên âm ngắnpéhtvịt
./enguyên âm dàikhẻngcứng
./ưnguyên âm dàislứhổ
/ɨ/ưhnguyên âm ngắnkhừhnlên
./ơnguyên âm dàipởtướt
/a/ahnguyên âm ngắnáhncái
hah đọc là haưhah (haư)nào
/a./anguyên âm dài
/u./unguyên âm dàicon
/u/uhnguyên âm ngắnlụhccon
/o./ônguyên âm dàicộnhòn
/ɔ/ohnguyên âm ngắnđóhngrừng
./onguyên âm dàislóndạy
Đoạn văn mẫu

Một đoạn văn mẫu từ Sáng Thế Ký 1 (Genesis 1) trong Kinh Thánh:

Càng Nohng[34]
(Tiếng Nùng)
Latina[35]
(Tiếng Latinh)
Tiếng Việt[36]
Mự-ni tau-sli Kể Vú Fã hẻht fã sạu áhn tị-dạ ọc ma pehn này.In principio creavit Deus caelum et terram.Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất.
Lúhc tế sahng hảhn pehn táhc lộ, slỉ tị nhahng đáhm-lihn; lẽo Slíhng Kể Vú Fã páy tẹo dụ cháng áhn tị đáhm tế.Terra autem erat inanis et vacua et tenebrae erant super faciem abyssi, et Spiritus Dei ferebatur super aquas.Vả, đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực; Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước.
Lẽo Kể Vú Fã hã vạ: Áhn hụhng pển ọc ma. Chỉhng mi áhn hụhng.Dixitque Deus: Fiat lux. Et facta est lux.Đức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng; thì có sự sáng.
Kể Vú Fã chểu hảhn áhn hụhng đáy, chỉhng páhn ọc ma mi áhn hụhng áhn đáhm.Et vidit Deus lucem quod esset bona: et divisit lucem a tenebris.Đức Chúa Trời thấy sự sáng là tốt lành, bèn phân sáng ra cùng tối.
Lẽo Kể Vú Fã hã vạ: áhn hụhng dụ pehn tahng vahn, áhn đahm dụ pehn tahng hựhn; lúhc tế hẻht vahn tại éht.Appellavitque lucem Diem, et tenebras Noctem; dies unus.Đức Chúa Trời đặt tên sự sáng là ngày; sự tối là đêm; ấy là ngày thứ nhứt.

Chữ Nùng Latinh 1961

Chữ Tày Nùng Latinh được chính phủ Việt Nam phê chuẩn năm 1961 cho khu tự trị Việt Bắc (1956-1975). Chữ Tày Nùng Latinh được xây dựng dựa trên cơ sở chữ quốc ngữ: cùng con chữ, cùng một cách ghép vần đối với những âm tiết giống nhau.[37] Bảng chữ cái Tày Nùng chỉ được dạy trong các trường tiểu học trong một thời gian ngắn vào thập niên 1960, rồi sau đó rơi vào quên lãng.[38] Bảng chữ cái này không được truyền bá sử dụng trong cộng đồng.[38] Ngay cả những phát thanh viên tiếng Tày Nùng tại các đài phát thanh vùng nói tiếng Tày Nùng cũng không biết bảng chữ cái này.[38] Họ viết tin tức để đọc trong các chương trình phát thanh bằng ký tự riêng của mỗi người giống các phát thanh viên tiếng Dao ngày nay đang làm.[38]

Phụ âm[39]
Phiên âmChữThí dụNghĩa
/ɓ/bbẻ
/k/c,k,qcáy
kicòi
quaikhôn
/z/d
/ɗ/đđođủ
/f/ffạtrời
/h/hhaitrăng
/l/llănglưng
/m/mmachó
/n/nruộng
/r/rrụbiết
/p/ppucua
/s/xxutai
/t/ttucửa
/v/vsải
/ɲ/nhnhảcỏ
/c/~/tɕ/chchảmạ
/ŋ/ngngàvừng
/tʰ/ththamắt
/kʰ/khkhachân
/pʰ/phphảivải
/ɬ/slslamba
/ɓj/bjbjoóchoa
/mj/mjmjạctrơn
/pj/pjpja
/pʰj/phjphjanúi đá
những âm địa phương
/t'/t't'ảsông
/w/wwằnngày
/j/zzathuốc
/ɣ/ggầnngười
Những âm mượn tiếng Việt
/ /gigiờ
/tʂ/trtrường
/ʂ/s(học) sinh
Nguyên âm[40]
Phiên âmChữThí dụNghĩa
/a/acacon quạ
/ă/ămắnvững chắc
/ə/~/ɤ/ơtơ lụa
/ə̆/~/ɤ̌/âbânbay
/ɛ/ebéncái mẹt
/e/êmênthối, hôi
/i/itinchân
/u/umulợn
/ɨ/~/ɯ/ưmửmợ
/ɔ/omỏnồi
/o/ônồmsữa
/iə/iê, ia1.niêng; 2.mìa1.diều; 2.vợ
/uə/uô, ua1.tuống; 2.tua1.dây quai; 2.con
/ɨə/~/ɯɤ/ươ, ưa1.nưới; 2.mừa1.mệt; 2.về
  • Các nguyên âm dài: i, u,ư...trong các ngành Nùng sẽ được thể hiện bằng hai chữ cái, như: khiing (gừng), khuúp (đầy năm)[41]...
  • Thêm ký hiệu để ghi thanh lửng trong tiếng Nùng: dùng một gạch ngang nhỏ đặt dưới âm chính.[41]
Ta (sông)- tả (bỏ)
Pinh (bệnh) - Pỉnh (nướng)
  • Đánh dấu sắc (') các từ có kết cấu là âm tiết khép: hap (cách viết theo phương án không dấu) ---> háp (gánh)[41]
Thanh điệu
TênDấuNét
Không dấu˧
Dấu sắc˧˥
Dấu huyền˨˩
Dấu hỏiʔ˧˩˧
Dấu nặng.˧˨ˀ

Trong phương án có dùng dấu ngã /~/ để ghi các từ mượn từ tiếng Việt. Trong phương án không có ký hiệu để ghi thanh lửng, những từ mang thanh lửng đều được thể hiện bằng thanh hỏi /?/.[42]

Xem thêm

Chú thích

lǎo < Hán Cổ *lawX < Hán Thượng Cổ *C-rawʔ [C.rawˀ]

kɛːwA1 khởi nguyên là tên gọi mà các nhóm dân khác dùng để chỉ các dân tộc Tai và chỉ sau này mới được sử dụng để chỉ dân An Nam. Trong tiếng Pu Péo (nhánh Kra), kew vẫn được dùng để chỉ người Tày ở miền bắc Việt Nam[17].

Tham khảo

Liên kết ngoài

🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhĐặc biệt:Tìm kiếmVõ Văn ThưởngCúp FAHan So-heeĐài Truyền hình Việt NamChiến dịch Điện Biên PhủNguyễn Thái Học (Phú Yên)Exhuma: Quật mộ trùng maViệt NamCleopatra VIIRyu Jun-yeolĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhHồ Chí MinhGoogle DịchLiverpool F.C.Cha Eun-wooYouTubeFacebookManchester United F.C.Lee Hye-riTô LâmĐặc biệt:Thay đổi gần đâyVõ Nguyên GiápNgày thánh PatriciôBitcoinHentaiThủ dâmVõ Thị SáuTrương Thị MaiPhan Đình TrạcMai (phim)Nữ hoàng nước mắtThành phố Hồ Chí MinhHai Bà TrưngLoạn luânXVideosNguyễn Phú Trọng