Vương Đình Huệ

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Vương Đình Huệ (sinh ngày 15 tháng 3 năm 1957 tại Nghệ An) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Vương Đình Huệ
Vương Đình Huệ, tháng 9 năm 2023
Chức vụ
Nhiệm kỳ31 tháng 3 năm 2021 – nay
2 năm, 364 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Thị Kim Ngân
Kế nhiệmđương nhiệm
Phó Chủ tịch
Nhiệm kỳ31 tháng 3 năm 2021 – nay
2 năm, 364 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Thị Kim Ngân
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ7 tháng 2 năm 2020 – 2 tháng 4 năm 2021
1 năm, 54 ngày
Tiền nhiệmHoàng Trung Hải
Kế nhiệmĐinh Tiến Dũng
Phó Bí thưNgô Thị Thanh Hằng (11/2015-10/2020)
Nguyễn Thị Bích Ngọc (11/2015-10/2020)
Đào Đức Toàn (11/2015-10/2020)
Nguyễn Đức Chung (11/2015-8/2020)
Chu Ngọc Anh (từ 18/9/2020)
Nguyễn Thị Tuyến (từ 10/2020, thường trực)
Nguyễn Ngọc Tuấn (từ 10/2020)
Nguyễn Văn Phong (từ 10/2020)

Phó Thủ tướng Chính phủ
(phụ trách Kinh tế Tổng hợp)
Nhiệm kỳ9 tháng 4 năm 2016 – 11 tháng 6 năm 2020
4 năm, 63 ngày
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc
Tiền nhiệmVũ Văn Ninh
Kế nhiệmLê Minh Khái
Nhiệm kỳ12 tháng 7 năm 2016 – 11 tháng 10 năm 2017
1 năm, 91 ngày
Tiền nhiệmVũ Văn Ninh
Kế nhiệmchấm dứt hoạt động
Phó Trưởng banNguyễn Trung Hiếu
Nhiệm kỳ27 tháng 1 năm 2016 – nay
8 năm, 62 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Nhiệm kỳ28 tháng 12 năm 2012 – 11 tháng 4 năm 2016
3 năm, 105 ngày
Tiền nhiệmTrương Tấn Sang (chức vụ bãi bỏ năm 2007)
Kế nhiệmNguyễn Văn Bình
Phó Trưởng ban

Bộ trưởng Bộ Tài chính
Nhiệm kỳ3 tháng 8 năm 2011 – 23 tháng 5 năm 2013
1 năm, 293 ngày
Tiền nhiệmVũ Văn Ninh
Kế nhiệmĐinh Tiến Dũng
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ22 tháng 5 năm 2011 – nay
12 năm, 312 ngày
Chủ tịch Quốc hội
Vị trí Việt Nam
Đại diệnBình Định, Hà Tĩnh, Hà Nội, Hải Phòng
Nhiệm kỳ1 tháng 7 năm 2006 – 2 tháng 8 năm 2011
5 năm, 32 ngày
Tiền nhiệmĐỗ Bình Dương
Kế nhiệmĐinh Tiến Dũng
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ25 tháng 4 năm 2006 – nay
17 năm, 339 ngày
Tổng Bí thư
Nhiệm kỳtháng 7 năm 2001 – tháng 6 năm 2006
Tổng Kiểm toánĐỗ Bình Dương
Tiền nhiệmBùi Hải Ninh
Kế nhiệmLê Minh Khái
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳtháng 3 năm 1999 – tháng 6 năm 2001
Hiệu trưởngGS. TS Vũ Văn Hóa
Vị trí Việt Nam
Thông tin chung
Quốc tịch Việt Nam
Sinh15 tháng 3, 1957 (67 tuổi)
Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nơi ởHà Nội
Nghề nghiệpChính khách
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
9/3/1984
VợNguyễn Vân Chi
ChaVương Đình Sâm
MẹVõ Thị Cầm
Họ hàngVương Đình Ngọc (anh trai, mất 1973)
Học vấnGiáo sư, Tiến sĩ Kinh tế
WebsiteChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Xuất thân

Vương Đình Huệ sinh ngày 15 tháng 3 năm 1957, quê quán tại làng chài Xuân Lộc, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Cha ông là Vương Đình Sâm, làm công an, sau đó làm cho bưu chính xã Nghi Xuân. Còn mẹ ông là bà Võ Thị Cầm (sinh năm 1922) làm Đội trưởng Đội bốc xếp Hồng Lam, rồi làm trong Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Nghi Xuân. Cha mẹ ông sinh được 8 người con, 5 trai, 3 gái. Người con trai thứ 2 tên là Vương Đình Ngọc đã hy sinh năm 1973. Cha ông bị thương nặng ở tay do trúng bom của quân đội Hoa Kỳ, và sau đó qua đời vì lâm bệnh nặng. Mẹ ông phải một mình vất vả nuôi 8 người con khôn lớn, cuộc sống cơ cực. Theo lời người bạn học Vương Đình Hải thì Vương Đình Huệ từ thiếu thời đã giỏi chơi cờ tướng và đã thắng tất cả các đối thủ trong huyện Nghi Lộc.[1] Theo lời một người bạn học khác tên Hoàng Văn Thái (năm 2016 là Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Duy Trinh) thì năm lớp 10 (1974) Vương Đình Huệ học giỏi nổi tiếng ở trong huyện Nghi Lộc, được tỉnh Nghệ An tặng cho một chiếc xe đạp[1]. Vương Đình Huệ ham đọc sách văn học và có niềm đam mê với các môn khoa học.[2][3]

Giáo dục

  • Năm 1974: ông học lớp 10C trường cấp 3 Nghi Lộc 1, Nghệ An.
  • Từ 9/1979-1985: ông học Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính), Ủy viên Thường vụ Đoàn trường.
  • 1985-1986: ông là học viên khoa châu Âu, lớp tiếng Tiệp, Trường Đại học Ngoại ngữ (nay là Trường Đại học Hà Nội).
  • 1986-1990: Ông là nghiên cứu sinh Phó Tiến sĩ tại Trường Đại học Kinh tế Bratislava (Vysoká Skola ekonomická v Bratislave), Cộng hòa Slovakia; Đơn vị trưởng lưu học sinh; Trưởng Thành hội lưu học sinh Việt Nam tại Bratislava.
  • Năm 1990: ông bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ ngành Kinh tế học về chủ đề Kế toán trong nông nghiệp với tựa đề "Metodologické otázky úctovania nákladov a kalkulácie vlastných nákladov a daisích zloziek ceny výkonov v polnohospodárskych organizáciách".[4] Luận án nghiên cứu về sự phát triển của kế toán trong các xí nghiệp nông nghiệp ở Tiệp Khắc và quá trình áp dụng kinh nghiệm của Tiệp Khắc vào Việt Nam.[4]
  • Ông có học hàm giáo sư.[5]

Sự nghiệp

Công tác ở Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội

  • Từ 1991 đến 1992: ông là giảng viên tại Khoa Kế toán, Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính)
  • Từ 10/1992 đến 5/1993: ông là Phó Trưởng khoa Kế toán, Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội.
  • Từ 6/1993 đến 2/1999: Quyền Trưởng khoa, rồi Trưởng khoa Kế toán, Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội.
  • Từ 3/1999 đến 6/2001, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội.

Chuyển sang công tác chính quyền

Phó Thủ tướng Chính phủ

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Brazil
Ông Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á ở Bình Dương, năm 2019
  • Tháng 2/2020: ông là Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN, một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Uỷ ban 1899)[11]
  • Ngày 11/2/2020: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định số 235/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1527/QĐ-TTg ngày 1/8/2016 về việc phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ, bãi bỏ về việc phân công công tác đối với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.[12][13]
  • Chiều ngày 10/6/2020: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày trước Quốc hội Tờ trình đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông.[14]
  • Sáng ngày 11/6/2020: 448/451 Đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu kín tán thành thông qua Nghị quyết[15] về việc phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông.[16]

Đại biểu Quốc hội Việt Nam

Hoạt động trong Đảng Cộng sản Việt Nam

Bí thư Thành ủy Hà Nội

Ông Huệ nhận quyết định bổ nhiệm làm Bí thư Hà Nội

Sáng 10/9/2020, ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội đã chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, việc làm và bảo đảm an sinh xã hội năm 2020 của Thành phố. Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho biết, qua 8 tháng đầu năm 2020, thực hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các Nghị quyết của Chính phủ về thực hiện nhiệm vụ kép "vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế", các cấp uỷ, chính quyền và sở, ngành của Thành phố Hà Nội đã sớm kiểm soát dịch bệnh, đồng thời chủ động tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và đạt được nhiều kết quả tích cực. Ưu tiên số 1 hiện nay của Thành phố vẫn là tập trung phòng chống hiệu quả dịch bệnh Covid-19, đồng thời chuẩn bị thật tốt cho các hoạt động kỷ niệm 1010 Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là Đại hội lần thứ 17 Đảng bộ Thành phố. Cùng với cả nước, Thủ đô cũng thực hiện quyết liệt các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế với quyết tâm đạt mức tăng trưởng cao gấp 1,3 lần bình quân chung của cả nước. Trong đó, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công, thu ngân sách nhà nước,...[25]

Sáng 14/10/2020, ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tới dự và chỉ đạo Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc diễn ra từ ngày 13 đến 15/10/2020. Thay mặt Bộ Chính trị phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, ông Vương Đình Huệ nhìn nhận, trong thời kỳ đổi mới đất nước, đặc biệt là sau hơn 20 năm tái lập tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc đã nêu cao tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và đạt nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Từ một tỉnh thuần nông, đến nay, Vĩnh Phúc đã trở thành một trong những điểm sáng của cả nước về phát triển kinh tế - xã hội.[26]

Chiều 24/10/2020, ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội chủ trì làm việc với Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam và Hội Quy hoạch phát triển đô thị thành phố Hà Nội bàn giải pháp tăng cường hợp tác phát triển quy hoạch, quản lý quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội. Trao đổi với các kiến trúc sư, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho biết, Hà Nội là đô thị đặc biệt, trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Trong những năm qua, Thành ủy Hà Nội rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy hoạch, phát triển đô thị, tuy nhiên, kết quả chưa đạt như mong muốn. Hiện nay, tỷ lệ đô thị hóa của Hà Nội mới đạt xấp xỉ 50%; trong đó, tỷ lệ đô thị hóa ở nhiều huyện trên địa bàn còn rất thấp, ví dụ như huyện Thường Tín mới đạt 2,86%. Tỷ lệ diện tích phủ kín của các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu của thành phố đến nay mới đạt khoảng 86%. Chưa kể, việc phát triển đô thị tại Hà Nội vẫn chưa gắn với phát triển kinh tế đô thị; xây dựng nông thôn mới cũng chưa gắn với phát triển đô thị. Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội đã quyết nghị những nội dung rất mới liên quan đến công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và phát triển đô thị. Cụ thể hóa tinh thần đó, trong nhiệm kỳ mới, song song với tiếp tục tập trung xây dựng nông thôn mới lên tầm cao mới, Thành ủy Hà Nội sẽ xây dựng chương trình công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đô thị gắn với kinh tế đô thị; khắc phục những hạn chế về tầm nhìn, công cụ, chính sách liên quan đến quy hoạch phát triển đô thị; thúc đẩy phát triển đô thị để tạo động lực tăng trưởng kinh tế. Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam và Hội Quy hoạch phát triển đô thị thành phố Hà Nội, các kiến trúc sư tham gia hiến kế, đóng góp nhiều hơn nữa vào công tác quy hoạch phát triển đô thị của thành phố.[27]

Chủ tịch Quốc hội

Bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Khóa XIV

Ông Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội

Sáng ngày 31/3/2021, ông Vương Đình Huệ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với 98,54% phiếu tán thành (473/473 đại biểu).[28] Sau đó lúc 9 giờ sáng cùng ngày, ông tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội. Trong bài phát biểu nhậm chức của mình, ông Vương Đình Huệ nói đây là vinh dự vô cùng to lớn và trách nhiệm rất nặng nề. Ông cam kết cố gắng hết sức mình vì mục tiêu tối thượng phụng sự lợi ích của quốc gia, dân tộc.

Ông sau đó chủ trì Quốc hội trong việc miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc[29] và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng[30].

Khóa XV

Ngày 20/7 cùng năm, ông lại được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV với tỷ lệ 95,19% (475/475 đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, tổng số đại biểu Quốc hội khóa XV là 499 đại biểu).

Hội nghị về việc phối hợp giữa Chủ tịch nước và Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tại hội nghị ông nhấn mạnh,chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là chất lượng của các Kỳ họp Quốc hội, hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội và từng đại biểu Quốc hội, trong đó đại biểu Quốc hội là trung tâm.[31]

Dự kiến phiên họp tháng 4-2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến về Đề án đổi mới hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đồng thời nghiên cứu việc sửa đổi Nội quy Kỳ họp Quốc hội, quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và quy chế làm việc của các cơ quan của Quốc hội. Trong đó, sẽ tiếp tục đổi mới cơ chế phối hợp công tác giữa Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thiết chế khác trong hệ thống chính trị.[32]

Theo ông Huệ, Chủ tịch nước là một thiết chế Hiến định rất quan trọng trong hệ thống chính trị. Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh. Chủ tịch nước còn là Trưởng Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam".[33]

Hàng năm, Chủ tịch nước đều báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiều công việc cụ thể của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều gắn với thiết chế Chủ tịch nước như phê chuẩn các hiệp định, điều ước quốc tế, phê chuẩn bổ nhiệm đại sứ, trưởng cơ quan đại diện ở nước ngoài. Trong công tác đối nội, đối ngoại của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan mật thiết đến Chủ tịch nước. Phó chủ tịch nước cũng tham gia thường xuyên các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Các kỳ họp Quốc hội

Kỳ họp bất thường

Lần một (4 tháng 1 – 11 tháng 1 năm 2022)

Đây là kỳ họp Quốc hội đầu tiên phải họp trực tiếp do dịch COVID 19. Trong kì họp trên, Quốc hội đã thông qua 1 luật, 4 nghị quyết và đặc biệt là gói hỗ trợ gần 350.000 tỉ đồng để phục vụ mục đích phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19.

  • Công tác lập pháp: thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự. Đây là lần đầu tiên Quốc hội ban hành "1 luật sửa 9 luật".[34] Thông qua 4 nghị quyết: Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ và Nghị quyết kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
  • Kinh tế - xã hội: biểu quyết thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, theo đó, gói hỗ trợ trị giá gần 350,000 tỉ đồng đã được kích hoạt, tạo điều kiện để Việt Nam hồi phục nền kinh tế sau làn sóng dịch COVID-19 thứ tư tại Việt Nam. Đồng thời, Quốc hội cũng đồng ý giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng năm 2022 đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% và cho phép tăng bội chi ngân sách trong 2 năm 2022-2023 bình quân từ 1-1,2% GDP.[35] Thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án Đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông bằng nguồn vốn đầu tư công, sơ bộ tổng mức đầu tư là 146.950 tỷ đồng, với quy mô 729 km trên các đoạn Hà Tĩnh - Quảng Trị, Quảng Ngãi - Nha Trang và Cần Thơ - Cà Mau, gồm 12 dự án thành phần có thể vận hành, khai thác độc lập nhằm kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng yếu, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ với các công trình hiện đại, tạo sức lan tỏa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.[36] Thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ, theo đó Cần Thơ được phép thí điểm 6 quy chế đặc thù trong vòng 5 năm: Thứ nhất, thành phố được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính và tổ chức khác trong nước, từ nguồn nước ngoài của Chính phủ vay về cho thành phố vay lại với tổng mức dư nợ không vượt quá 60% số thu ngân sách của địa phương được hưởng. Tổng mức vay và bội chi ngân sách thành phố hằng năm do Quốc hội quyết định. HĐND TP Cần Thơ quyết định áp dụng phí, lệ phí chưa được quy định trong Luật Phí và lệ phí; điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí có trong luật, trừ án phí, lệ phí tòa án. Ngân sách thành phố được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách phí, lệ phí..; Thứ hai, HĐND thành phố được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha theo ủy quyền của Thủ tướng. Việc quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa phải thực hiện công khai, lấy ý kiến người dân, người chịu tác động; Thứ ba, Thủ tướng quyết định việc phân cấp cho UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng; quy hoạch chung đô thị; Thứ tư, sau khi ngân sách thành phố đảm bảo đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, chính sách an sinh xã hội, HĐND thành phố được quyết định dùng nguồn còn dư để chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức; Thứ năm, hành phố được thực hiện dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An - Cần Thơ theo phương thức xã hội hóa, đảo đảm chuẩn tắc luồng hàng hải cho tàu có trọng tải từ 10.000 tấn trở lên ra vào; dự án có quy mô vốn từ 500 tỷ đồng trở lên được áp dụng hình thức ưu đãi; Thứ sáu, Thủ tướng sẽ lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ. Các doanh nghiệp có dự án đầu tư tại Trung tâm được hưởng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan và thuế, nếu đáp ứng một số điều kiện.[37]

Lần hai (5 tháng 1 – 9 tháng 1 năm 2023)

Quốc hội đã xem xét, thông qua 1 Luật, 3 Nghị quyết và xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Về luật: Quốc hội đã thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) để thể chế hóa kịp thời các chủ trương của Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Luật gồm 12 chương, 121 điều; tăng 3 chương (chương VI, VII, XI) và 30 điều so với Luật hiện hành, trong đó, quy định 1 mục riêng về các điều kiện bảo đảm về tài chính cho công tác khám bệnh, chữa bệnh (Chương X), đặc biệt có những điểm mới cơ bản về các quy định liên quan đến người bệnh, các quy định liên quan đến người hành nghề, các quy định liên quan đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, về hệ thống tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.[38]

Nghị quyết về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: nghị quyết được ban hành nhằm cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm được xác định tại Nghị quyết đại hội XIII của Đảng, Kết luận số 45-KL/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội về phát triển vùng, ngành, lĩnh vực. Nghị quyết đã xác định rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển và những nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quy hoạch, trong đó tập trung vào một số định hướng cụ thể như: Phát triển không gian kinh tế-xã hội; không gian biển; sử dụng đất quốc gia, khai thác và sử dụng vùng trời, phân vùng và liên kết vùng; phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia; phát triển ngành hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia; sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu và danh mục dự kiến các dự án quan trọng quốc gia, thứ tự ưu tiên thực hiện và giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.[38]

Giải quyết vướng mắc chính sách thực hiện trong giai đoạn chống dịch: Quốc hội cũng xem xét, quyết định việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược. Thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/12/2024. Điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương, bổ sung dự toán chi thường xuyên năm 2021 nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài và điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan, chuyển nguồn kinh phí công tác phòng, chống dịch COVID-19 năm 2021 của các địa phương sang niên độ ngân sách năm 2022 được ban hành nhằm xử lý những vướng mắc trong thực tiễn, phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.[38][39]

Về nhân sự: miễn nhiệm 2 Phó thủ tướng là ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam,[40] bổ nhiệm Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang thay thế.[41]

Lần ba (18 tháng 1 năm 2023)

Ngày 18 tháng 1 năm 2023, kỳ họp bất thường lần 3 bàn về nhân sự và bỏ phiếu miễn nhiệm sau khi ông Nguyễn Xuân Phúc nộp đơn từ chức Chủ tịch nước.[42] Sau khi ông Nguyễn Xuân Phúc phát biểu Quốc hội đã miễn nhiệm chức Chủ tịch nước đối với ông.[43] Với kết quả 465/482 Đại biểu Quốc hội bỏ phiếu đồng ý miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân được trao quyền Chủ tịch nước.[44]

Lần bốn (2 tháng 3 năm 2023)

Ngày 2 tháng 3 năm 2023, kỳ họp bất thường lần 4 bàn về nhân sự: bầu ông Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước với kết quả 487/488 đại biểu Quốc hội tán thành (chiếm 98,38%).[45]

Quan hệ quốc tế

Công du Châu Âu

Đây là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo chủ chốt Việt Nam sang châu Âu từ sau Đại hội Đảng XIII tới nay và sau 2 năm gián đoạn do đại dịch Covid-19. Ông sẽ dự Hội nghị các chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 (WCSP5) tại Cộng hòa Áo, thăm làm việc với Nghị viện châu Âu, Vương quốc Bỉ và thăm chính thức Cộng hòa Phần Lan từ ngày 5 tới 11-9.

Tăng cường quan hệ với EU

Tổng giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi bắt tay với ông Vương Đình Huệ

Mục đích chuyến thăm lần này là thúc đẩy hợp tác với Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia thành viên.Ông hội kiến Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel tại Brussels (Bỉ) ngày 8-9, ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh EU là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam về thương mại, đầu tư. Sau hơn một năm đi vào hiệu lực, Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) đã cho thấy lợi ích kinh tế to lớn cho hai phía, khi thương mại tăng 18% bất chấp khó khăn từ đại dịch COVID-19.[46]

Dự hội nghị WCSP5 tại Áo

Chủ đề hội nghị lần này là:“Để đạt được phát triển bền vững đòi hỏi tập trung hơn vào những lĩnh vực nào, hạnh phúc ấm no cho người dân, bảo vệ môi trường hay ưu tiên phát triển kinh tế”.

Tại đây, ông chia sẻ quan điểm cho rằng phát triển bền vững cần chú trọng vào việc chăm lo sức khỏe con người và bảo vệ môi trường hơn là chỉ tập trung cho tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá. Theo ông, thực tế rút ra rất nhiều bài học đắt giá về ô nhiễm môi trường, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh và đại dịch Covid-19 chính là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về việc phải quan tâm đến môi trường sống và sức khỏe con người, đầu tư hơn nữa cho hệ thống y tế cộng đồng, luôn sẵn sàng để đối phó với các dịch bệnh khó lường trong tương lai.[47][48]

Tại hội nghị này ông đã gặp Phó chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Ana Maria Mari Machacdo, Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Santo Akiko, Chủ tịch Hạ viện Indonesia Puan Maharani.

Thúc đẩy EU phê chuẩn EVIPA

Vương Đình Huệ gặp Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin

Tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Phần Lan ngày 11-9, ông Vương Đình Huệ cho biết Việt Nam coi trọng phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, sử dụng các công nghệ ít carbon, cắt giảm khí nhà kính và đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho người dân..., đây là những lĩnh vực hợp tác rất tiềm năng mà doanh nghiệp Phần Lan có thể đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam.[49]

Đặc biệt, 17 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết, sẽ tạo cơ hội và thu hút các nhà đầu tư từ nhiều quốc gia. Do đó, ông mong muốn nghị viện các nước thành viên EU sớm phê chuẩn EVIPA để bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà đầu tư Việt Nam và EU.[50]

Trong khi đó, ở các cuộc làm việc, ông cũng khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong việc gắn kết EU cũng như các thành viên với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Michel, Chủ tịch Quốc hội khẳng định Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối thúc đẩy quan hệ EU - ASEAN tương xứng với khuôn khổ Đối tác chiến lược ASEAN - EU vừa ký kết.

Việc tiếp cận thị trường cũng là một trong những lý do EU cân nhắc khi xây dựng mối quan hệ hợp tác với Việt Nam. Chia sẻ với doanh nghiệp Áo ngày 6-9, ông Huệ khẳng định hợp tác với Việt Nam đồng nghĩa tiếp cận 650 triệu dân ở khu vực ASEAN và 800 triệu dân của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Tác phẩm

Ông là tác giả của một số sách giáo trình về kiểm toán ở Việt Nam:

  • Giáo trình kiểm toán, Vương Đình Huệ. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, 2004
  • Thực hành kế toán trên máy vi tính, Vương Đình Huệ. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, 1999.
  • Kế toán doanh nghiệp sản xuất, Vương Đình Huệ, Nguyễn Đình Đỗ. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, 1997.
  • Kế toán quản trị, Vương Đình Huệ, Đoàn Xuân Tiên. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, 1999
  • Kế toán quản trị doanh nghiệp, Đặng Văn Thanh, Ngô Thế Chi, Nguyễn Đình Đỗ, Đoàn Xuân Tiến, Vũ Công Ty. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, 1998.

Gia đình

Vợ Vương Đình Huệ là bà Nguyễn Vân Chi, sinh năm 1966, quê Nam Đàn (Nghệ An), tốt nghiệp Đại học Kinh tế Praha - Cộng hòa Czech, chuyên ngành Kinh tế ngoại thương, hiện là ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Việt Nam khoá XIV nhiệm kì 2016-2021, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tỉnh Nghệ An[51], nguyên Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính.[52]

Vương Đình Huệ hiện cư trú tại số 72 phố Phan Đình Phùng, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.[21] [53]

Vinh danh

Trong nước

  • 2 Huân chương lao động hạng Nhất (năm 2009, 2015)[53]
  • Huân chương lao động hạng nhì (2005)[53]
  • Huân chương lao động hạng Ba (năm 2001)[53]
  • Huy chương vì sự nghiệp Kinh tế của Đảng (năm 2004)
  • Huy chương vì sự nghiệp Tài chính Huy chương vì sự nghiệp Công đoàn (năm 1998)
  • Huy chương vì thế hệ trẻ (năm 2001)
  • Huy chương vì sự nghiệp các Hội khoa học và kỹ thuật (năm 2003)[53]
  • Nhà giáo ưu tú (năm 1988)[53]
  • Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng (năm 2014)[53]
  • Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Kiểm toán nhà nước (năm 2004) Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục (năm 1996)
  • Kỷ niệm chương “Bảo vệ An ninh Tổ quốc" (năm 2009)
  • Kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát thanh Việt Nam (năm 2009)
  • Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Dân vận (năm 2009)
  • Kỷ niệm chương vì sự nghiệp công tác xây dựng Đảng (năm 2007)
  • Kỷ niệm chương 65 năm chiến thắng phát-xít (Đại sứ Quán Liên Bang Nga tại Việt Nam tặng) Và nhiều huy chương, kỷ niệm chương, bằng khen các cấp khác.[53]

Nước ngoài

  • Huân chương Isala (Độc lập) hạng 2 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (năm 2013)
  • Huân chương Isala (độc lập) hạng nhất Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (năm 2017).
  • Huân chương Carlos Manuel De Cespedes của Cuba (2023)[54]
  • Danh hiệu Hội viên danh dự do ACCA (Hiệp hội Kế toán công chứng Anh) trao tặng năm 2011[55]
  • Huân chương Vàng quốc gia của Nhà nưóc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (2023)

Tham khảo

Tiền nhiệm:
Nguyễn Thị Kim Ngân
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
2021-nay
Kế nhiệm:
đương nhiệm
Tiền nhiệm:
Hoàng Trung Hải
Bí thư Thành ủy Hà Nội
2020-2021
Kế nhiệm:
Đinh Tiến Dũng
Tiền nhiệm:
Vũ Văn Ninh
Phó Thủ tướng Chính phủ
(Phụ trách kinh tế tổng hợp)

2016-2020
Kế nhiệm:
Lê Minh Khái (2021)
Tiền nhiệm:
thành lập
Trưởng ban Kinh tế Trung ương
2012-2016
Kế nhiệm:
Nguyễn Văn Bình
Tiền nhiệm:
Vũ Văn Ninh
Bộ trưởng Bộ Tài chính
2011-2013
Kế nhiệm:
Đinh Tiến Dũng
Tiền nhiệm:
Đỗ Bình Dương
Tổng Kiểm toán Nhà nước
2006-2011
Kế nhiệm:
Đinh Tiến Dũng