Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt

Làm sạch trang này
Làm sạch trang này
Nội dung chọn lọcNội dung tốtNội dung mới
Bài viếtHình ảnhDanh sáchChủ điểmCổng thông tinBài viếtChủ điểmBạn có biết
Bài viết tốtTiêu chuẩnĐề cử (6)Rút sao (0)Thảo luậnThống kê
Tuần tới: Pixel 6      
Quy trình đề cử
  • Hãy xem các tiêu chuẩn của một bài viết tốt và phải chắc chắn rằng bài viết mà bạn định đề cử thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn đó trước khi đề cử.
  • Đặt {{UCVBVT}} (viết tắt của Ứng cử viên bài viết tốt) vào đầu trang thảo luận của bài được đề cử.
  • Từ đó, nhấn vào liên kết "một lời nhận xét từ bạn", bạn sẽ được dẫn tới trang đề cử cho bài viết và nhận được hướng dẫn tiếp theo:
    1. Bên dưới dòng === {{thế:SUBPAGENAME}} ===, hãy viết rõ lý do đề cử bài viết và ký tên bằng dấu ~~~~. Nếu thấy bài viết đã từng được đề cử, hãy lưu lại nội dung cũ đó bằng cách di chuyển chúng tới trang "Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/"tên bài được đề cử"/1". Tiếp theo, bạn tạo một liên kết trong tại trang đề cử tới phần lưu trữ.
    2. Chép lại dòng:{{/tên bài được đề cử}}, sau đó sửa trang này (trang bạn đang đọc) và dán vào đầu danh sách các ứng cử viên, "tên bài được đề cử" chính là tên của bài bạn muốn đề cử.
    3. Để đảm bảo chất lượng bài viết tốt, mỗi thành viên không được đề cử quá 2 bài trong cùng một tháng (dương lịch).[1]
  • Nhằm thu hút mọi người tham gia và cho ý kiến, bạn có thể đến trang thảo luận của các thành viên và gửi thư mời bằng đoạn mã {{thế:Thư mời tham gia biểu quyết bài viết tốt|tên bài được đề cử}} hoặc {{thế:TMTGBQBVT|tên bài được đề cử}} hoặc {{thế:ctcb}} (viết tắt của Chúng tôi cần bạn, thư mời chung cho mọi biểu quyết thuộc không gian nội dung chất lượng).
Quy trình nhận xét
Các hình thức nhận xét
Ý nghĩa
 Đồng ý{{OK}}Đồng ý
 Chưa đồng ý{{OK?}}Bài viết còn vấn đề
 Ý kiến{{YK}}Bình luận, ý kiến
Xin hãy đọc bài viết được đề cử một cách kỹ lưỡng và so sánh với các tiêu chuẩn cần có trước khi quyết định ủng hộ hoặc phản đối một đề cử.
  • Tất cả phiếu biểu quyết và quy tắc khi biểu quyết phải theo quy định được nêu trong Quy chế biểu quyết.
    • Mọi thành viên tự xác nhận đều có quyền mở biểu quyết.[2]
    • Để bỏ phiếu, tài khoản của bạn phải được mở ít nhất 30 ngày, có ít nhất 100 sửa đổi cũng như có 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu (trừ trường hợp tài khoản đã mở trên 90 ngày có trên 3000 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu).[2] Không tính các sửa đổi ở không gian Thành viên và Thảo luận Thành viên. Nếu không đủ điều kiện, bạn được phép cho ý kiến.
  • Để trả lời cho một đề cử, nhấn vào [sửa] phía bên phải tiêu đề bài viết (không phải nút "Sửa" để sửa nguyên cả trang đề cử này).
  • Nếu bạn nhận thấy bài viết đủ điều kiện làm bài viết tốt, hãy bày tỏ sự ủng hộ bằng cách viết mã  *{{Đồng ý}} kèm lý do. Nếu bạn là người đóng góp nhiều vào bài viết, hãy nói rõ điều đó.
  • Nếu bạn thấy bài viết vẫn còn những vấn đề cần giải quyết để đạt đủ tiêu chuẩn bài viết tốt, hãy viết mã  *{{Chưa đồng ý}} và chỉ ra các điểm mà bạn nghĩ rằng bài viết chưa đạt được. Bạn cần nêu rõ các điểm này để người viết có thể chỉnh sửa và cải thiện bài. Trước khi bỏ phiếu chống, bạn cần đọc qua quy định Vô hiệu lá phiếu, trong đó có ghi rõ một số luận điểm không được chấp nhận khi bỏ phiếu chống. Nếu phiếu chống của bạn thuộc diện này, nó có thể sẽ bị tuyên vô hiệu theo cơ chế Vô hiệu lá phiếu. Sau đó, bạn cũng nên quay lại trang đề cử để xem bài viết đã thỏa mãn các đề nghị của bạn chưa. Nếu bài viết đã được cải thiện, bạn có thể gạch phiếu chống bằng cách ghi <del>...</del>. Bạn cũng có thể chuyển nhận xét của mình thành *{{Đồng ý}} hoặc *{{Ý kiến}}.
  • Nếu bạn chỉ muốn nêu một nhận xét, có thể sử dụng *{{Ý kiến}}.
  • Người đề cử có quyền đóng biểu quyết bất cứ lúc nào.[3]
Kết luận
  • Một bài để được gắn sao Bài viết tốt thì cần thỏa mãn 3 điều kiện:
  1. Có ít nhất 3 phiếu "Đồng ý" hợp lệ.
  2. Giải quyết hết những điểm "Chưa đồng ý" (hoặc đạt được đồng thuận với người đưa điểm chưa đồng ý rằng những điểm đó chưa thể hoặc không cần thiết phải giải quyết, hoặc đã hủy các phiếu chống theo thẩm định dựa trên quy định Vô hiệu lá phiếu).
  3. Thời gian ứng cử đúng 30 ngày mới được gắn sao bài viết tốt.[4] (Riêng đối với bài đã đạt đủ phiếu thuận, nếu phát sinh phiếu chống trong vòng 3 ngày trước khi hết hạn biểu quyết thì người đề cử hoặc người viết chính được yêu cầu gia hạn thêm 7 ngày tính từ khi biểu quyết kết thúc. Không được bỏ phiếu trong thời gian gia hạn và chỉ được gia hạn một lần.)[5]
  • Sau 30 ngày, nếu vẫn còn phiếu "Chưa đồng ý" (hoặc sau thời gian gia hạn) mà tình trạng chưa được giải quyết (bằng cải thiện bài hoặc đạt đồng thuận) thì coi như ứng cử thất bại.
  • Các "Ý kiến" không có giá trị trong việc kết luận.
  • Thành viên nào cũng được phép đóng biểu quyết[6] nhưng phải đưa ra lý do hợp lý, tránh việc đóng biểu quyết không lý do.
  • Nếu biểu quyết đề cử diễn ra thành công, tức các thành viên đều cho rằng bài viết đủ điều kiện để trở thành BVT, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
    1. Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
    2. Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử thành công.
    3. Thêm bản mẫu {{Sao bài viết tốt}} vào bài viết. Hãy đọc hướng dẫn chi tiết tại Bản mẫu:Sao bài viết tốt để biết cách điền các tham số.
    4. Xóa bản mẫu {{UCVBVT}} và thêm {{Bài viết tốt}} vào trang thảo luận của bài.
    5. Cập nhật thông tin tại danh sách bài viết tốt, cổng thông tin nội dung tốtdanh sách bài viết tốt chưa lên Trang Chính.
    6. Trên khoản mục Wikidata của bài, gắn biểu tượng "bài viết tốt" trước tên bài viết Wikipedia tiếng Việt, như vậy thì biểu tượng bài viết tốt sẽ được tự động thêm vào thanh ngôn ngữ của tất cả phiên bản ngôn ngữ khác khi xem bài viết ở phiên bản khác.
    7. Thông báo cho thành viên tham gia viết bài bằng cách chèn bản mẫu {{thế:WPBVT|Tên bài}} vào trang thảo luận của họ.
  • Nếu các thành viên thấy bài viết chưa đủ điều kiện để trở thành bài viết tốt, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
    1. Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
    2. Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử không thành công.
    3. Xóa bản mẫu {{UCVBVT}} và thêm bản mẫu {{UCVBVTTB}} vào trang thảo luận của bài.
Chú thích

Gợi ý

Đề cử hiện hành

"Anh không đòi quà"

  • Nhận xét: "Anh không đòi quà" là một bài hát của Only CKarik từng gây ra trào lưu "cởi đồ trả quà" xuyên suốt tháng 12 năm 2013. Bài được mình tự tay chấp bút và nay quyết định đưa ra biểu quyết nội dung tốt. Mời cộng đồng tham gia bình duyệt chất lượng bài viết.
  • Người nhận xét: Squirrel (talk) 11:38, ngày 22 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

Chưa đồng ý

Ý kiến

Kerberos (vệ tinh)

Đồng ý

Chưa đồng ý

Ý kiến

Vệ sinh giấc ngủ

  • Nhận xét: Ngủ là trạng thái giảm hoạt động tinh thần và thể chất, trong đó ý thức bị thay đổi, hoạt động của các giác quan bị ức chế ở một mức độ nhất định. Vệ sinh giấc ngủ là một phương pháp thực hành hành vi và thực hành môi trường, được khuyến nghị nhằm giúp đỡ những người mất ngủ ở mức độ nhẹ đến trung bình cải thiện giấc ngủ. Mặc dù đây là phương pháp điều trị mất ngủ lâu đời nhất, năm 2021, bằng chứng thực nghiệm về hiệu quả của việc vệ sinh giấc ngủ còn "hạn chế", "chưa thể đưa ra kết luận".

Bài viết này có đề cập đến các thang đo vệ sinh giấc ngủ, khuyến nghị của bác sĩ về lịch ngủ, hoạt động, thực phẩm và sử dụng chất, môi trường ngủ. Ngoài ra còn nhắc đến các đối tượng cụ thể như sinh viên, người làm ca đêm, stress, người bị trầm cảm, người bị hen/dị ứng. Cuối cùng, bài viết đề cập đến lịch sử xếp các mã bệnh về giấc ngủ theo các phiên bản ICSD.

Ghi công: Nguyenvietdong đã dịch chỉn chu phần sa pô và phần Khuyến nghị, tôi bổ sung các nội dung còn lại và sửa lỗi chú thích. Chẳng hiểu anh cho ai cầm nick mà phá phách linh tinh, cuối cùng là bị cấm :((. Ngoài ra tôi cũng gửi lời cảm ơn tới Hongkytran, Baoothersks và Nguyenmy2302 vì đã phát hiện ra các thiếu sót khi tôi gửi đề xuất Bạn có biết/2024/Tuần 16.

À ơi!
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Ngủ đi, ngủ đi!
Cho cánh cò, cánh vạc
Cho cả sắc trời
Đến hát
Quanh nôi

Con cò. Chế Lan Viên (Hoa ngày thường - Chim báo bão (1967))

Đồng ý

  1.  Đồng ý Bài viết không còn vấn đề gì nữa! Những vấn đề còn tồn đọng đã được tinh chỉnh hôm trước rồi! Hongkytran (thảo luận) 11:04, ngày 22 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Chưa đồng ý

Ý kiến

Đào, phở và piano

  1. Giới thiệu: Phim do nhà nước đặt hàng, nói về những ngày cuối cùng của thủ đô trong trận Hà Nội 1946. Đào, phở và piano đã tạo nên một cơn sốt vé tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội – nơi duy nhất trình chiếu tác phẩm thời điểm đó – và tiếp tục lập những kỷ lục mới trên nhiều tỉnh thành Việt Nam khi được các rạp tư nhân đứng ra nhận phát hành miễn phí. Hiện tượng từ bộ phim đã trở thành chủ đề của các hội thảo, bàn luận về chính sách phát hành, quảng bá phim đặt hàng nói riêng cùng các nghiên cứu mang tính xã hội học xoay quanh chuyện khen chê phim.
  2. Ghi công: Bài này được mình tự viết toàn bộ và đã được duyệt lên Trang Chính mục BCB. Mời các bạn tham gia đóng góp ý kiến để chất lượng bài được hoàn thiện và đầy đủ hơn, thân mến ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 14:19, ngày 20 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Hướng dẫn nhận xét: Hãy viết mã {{OK}} ở mục "Đồng ý" và ghi nhận xét bên cạnh nếu ủng hộ bài viết thành bài viết tốt
Hãy viết mã {{OK?}} ở mục "Phản đối" và ghi nhận xét bên cạnh nếu thấy bài viết vẫn còn vấn đề
Hãy viết mã {{YK}} và ghi nhận xét bên cạnh ở mục "Ý kiến" nếu muốn viết những bình luận/nhận xét khác.

Đồng ý

Chưa đồng ý

Ý kiến

  1.  Ý kiến Bài viết rất tốt, tuy vậy sau khi xem lướt qua bài, tôi có ít góp ý đầu tiên như sau: Trong khung trích dẫn: Phi Tiến Sơn, [3], không rõ tác giả có quên ghi chú gì ở sau tên đạo diễn hay không? Một chi tiết tôi vẫn còn lấn cấn, là giải thích về hoa đào, kể cả của đạo diễn khá là không ăn nhập và có thể đào trong tiêu đề này, ban đầu là nhắc đến hát ả đào, vì các hình ảnh poster và giới thiệu của phim đều có loáng thoáng bóng dáng của các cô đào, không rõ chi tiết này có bị "kiểm duyệt" hay chỉnh sửa để phim thêm thi vị? ✠ Tân-Vương  15:24, ngày 20 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến @Nguyenmy2302: Đoạn thứ 4 đề mục Nội dung, câu "Tối đến, Văn Dân được me-xừ Phán cho mượn đồ âu phục để giả dạng làm người trong khu phố, giúp đưa về chiến khu." Me-xừ là gì? Mong bạn tạo thêm 1 cái note giải nghĩa từ này nha! Hongkytran (thảo luận) 03:43, ngày 21 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    me-xừ là mít-tờ trong tiếng Pháp thì phải, để mình thêm giải thích vô nha – Nguyenmy2302 (thảo luận) 15:50, ngày 22 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302: Mình vẫn chưa thấy chú thích nào về cụm từ "me-xừ" cả! Hongkytran (thảo luận) 03:30, ngày 23 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Me xừ là monsieur – — Dr. Voirloup💬 17:26, ngày 23 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  3.  Ý kiến Có cần thêm bản mẫu thông báo spoil nội dung phim không?— Dr. Voirloup💬 09:45, ngày 21 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Tôi thấy cái này không cần thiết. Độc giả thấy đề mục "Nội dung" thì tự biết phần này thể nào cũng sẽ spoil nội dung phim. – 936001 WikipediaeTalk 16:53, ngày 21 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  4.  Ý kiến Nhờ bạn @Nguyenmy2302 đưa ra đánh giá về tính ổn định của bài viết này, xét trong bối cảnh chủ thể là phim điện ảnh mới chỉ được công chiếu 2 tháng. Cảm ơn bạn. --NXL (thảo luận) 01:24, ngày 23 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]

"Mic Drop" (bài hát)

Đồng ý

  1.  Đồng ý Bài viết tốt. Billcipher123 (thảo luận) 14:05, ngày 16 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Đã xem bài. Squirrel (talk) 06:29, ngày 18 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Bài viết vô cùng chi tiết và kỹ lưỡng, tôi đã đọc một ít đoạn trong bài với tâm thế phải tìm xem có lỗi nào để báo cho tác giả theo lời mời hỗ trợ, tuy vậy rõ ràng là không có lỗi gì lớn. ✠ Tân-Vương  04:20, ngày 19 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Bài đã đủ tiêu chí. WhoAlone 12:12, ngày 19 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Chưa đồng ý

Ý kiến

Natri

  • Nhận xét: Bài này được mình mở rộng bằng cách dịch một số phần từ bài viết tương tự trên Wikipedia tiếng Anh (GA en). Đồng thời, mình thêm một số thông tin và nguồn tiếng Việt để giúp phổ biến một số nguồn hàn lâm trong nước. Mong các bạn xem xét và phản hồi để đóng góp cho hóa học trên Wikipedia tiếng Việt.
  • Cập nhật: Giờ mình đã dịch gần như toàn bộ phần còn thiếu của natri bằng từ wiki tiếng anh. Mong mọi người hiệu đính lại và đưa ra nhận xét để mình tiếp tục cải thiện.
  • Người nhận xét: Minh Duc le wiki (thảo luận) 03:06, ngày 3 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

Chưa đồng ý

Ý kiến

  1.  Ý kiến Chú thích 73 bị lỗi kìa. Ngoài ra văn phong phần lịch sử đọc vẫn hơi lấn cấn, bạn thử hiệu đính lại xem. Billcipher123 (thảo luận) 06:13, ngày 3 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Đã sửa chú thích, và sửa lại phần lịch sử Minh Duc le wiki (thảo luận) 15:16, ngày 3 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến Tôi không khuyến khích dùng sách giáo khoa lắm, như chú thích "Cao, Cự Giác. Hóa học 12 - Chân trời sáng tạo. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. tr. 93, 94." dùng để kiểm chứng nội dung: - Natri nổi trong nước và có phản ứng mãnh liệt với nước, tạo ra hydro và natri hydroxide. - Natri phải được bảo quản trong khí trơ hay dầu mỏ để ngăn phản ứng với hơi nước trong không khí. Nên sử dụng các nguồn liên quan đến nghiên cứu khoa học. — Dr. Voirloup💬 06:30, ngày 3 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Những thông tin mình trích dẫn từ sách giáo khoa là những thông tin phổ thông, nên mình nghĩ không nhất thiết phải sử dụng nguồn hàn lâm. Với cả nguồn này dễ tiếp cận với độc giả nói tiếng Việt nên mình sử dụng. (p.s. nguồn 59 và 62 cũng là sách giáo khoa của cengage learning). Minh Duc le wiki (thảo luận) 03:22, ngày 4 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  3.  Ý kiến Mời bạn dịch cho đầy đủ từ bản gốc tiếng Anh. Bị thiếu hơn 40 chú thích. Squirrel (talk) 06:43, ngày 3 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Minh Duc le wiki Mong bạn thường xuyên chú ý các ý kiến đã nêu ở đây và sớm phản hồi. –  Jimmy Blues  10:33, ngày 3 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Ban đầu đấy là ý định của mình nhưng do một số thông tin mình cảm thấy không liên quan tới độc giả nói tiếng Việt nên mình chỉ giữ những thông tin quan trọng. Nếu bạn muốn mình dịch tất cả thì mình sẽ cố nhưng sẽ cần nhiều thời gian Minh Duc le wiki (thảo luận) 12:08, ngày 3 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    "Không liên quan tới độc giả nói tiếng Việt" là sao nhỉ? Martin L. KingI have a dream 06:18, ngày 5 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Một số thông tin bên wikipedia tiếng anh như việc sử dụng natri trong lò phản ứng hạt nhân chẳng hạn. Những thông tin này rất khó tìm nguồn tiếng Việt, và mình không nghĩ là ứng dụng này của natri phổ biến trong giảng dạy tiếng Việt mặc dù mình đã dịch toàn bộ phần ứng dụng của natri sang tiếng việt. (bạn hoàn toàn có thể chứng minh mình sai) – Minh Duc le wiki (thảo luận) 14:21, ngày 8 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Minh Duc le wiki: Thật ra việc độc giả VN có biết điều đó hay không thì cũng không phải là lý do chính đáng để từ chối dịch sang tiếng Việt, nhất là với một bài viết chất lượng cao. Nhiều bài Wikipedia là nơi cung cấp những kiến thức phổ thông lẫn chuyên ngành, phần lớn trong số đó là những thông tin mà có thể người đọc chưa bao giờ biết hoặc ngờ tới. Trách nhiệm của người viết/dịch là phải đưa thông tin ấy đến với mọi người bất kể ngôn ngữ hoặc quốc tịch nào, chứ nếu vẫn giữ quan điểm "chỉ nên dịch những thứ có liên quan đến độc giả nói tiếng Việt" thì có thể bài sẽ bị bó hẹp. Này mình nói thật lòng thôi nhé, không có ý gì khác. Nếu bạn cảm thấy vướng mắc với những thông tin xa lạ thì có thể nhờ những thành viên am hiểu về Hóa học trên đây trợ giúp Martin L. KingI have a dream 14:34, ngày 8 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Đồng ý. Bây giờ mình cũng đang cố dịch tất cả các thông tin từ wiki tiếng anh rồi. – Minh Duc le wiki (thảo luận) 15:14, ngày 8 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  4.  Ý kiến (1) Còn có danh pháp chưa tuân theo TCVN 5529 và 5530:2010, quy định trong Wikipedia:Tên bài (hóa học) (Ví dụ: bromochloridifluoromethane --> bromochloridifluoromethan (không có "e"), đi --> di,...). Các công thức hóa học cần được cho vào trong bản mẫu {{Chem2}} để đồng bộ cách trình bày công thức (tránh chỗ này dấu gạch ngang - , chỗ kia là dấu trừ −). Danh pháp khi đứng ở giữa câu, trừ một vài trường hợp đặc biệt. thì phải viết chữ thường (Ví dụ: Kim loại natri, không phải là: Kim loại Natri) ; (2) Bạn cần cập nhật thông tin trong {{Hộp thông tin natri}} vì theo như tôi quan sát, có nhiều số liệu không giống như enwiki.— Dr. Voirloup💬 06:44, ngày 3 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Mình đã sửa danh pháp trong {{Hộp thông tin natri}} rồi, nhưng mong bạn giúp mình tìm số liệu không giống enwiki để mình tiếp tục sửa. – Minh Duc le wiki (thảo luận) 22:06, ngày 3 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Chẳng hạn như trường "Trạng thái oxy hóa" 1, 0, -1 ​Base mạnh. Bên enwiki lại là "Oxidation states" −1, 0, +1 (a strongly basic oxide) – — Dr. Voirloup💬 08:48, ngày 9 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Đã sửa! Mong bạn xem xétMinh Duc le wiki (thảo luận) 13:54, ngày 10 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đề cử đã qua

Xem thêm

🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng