Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bún chả”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Daotaobeptruong (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Newone
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 6:
[[Tập tin:Bún chả.jpg|nhỏ|200px|Chả miếng trong bát bún chả]]
 
# Chả: [[thịt lợn]] nạc vai làm chả băm, thịt ba chỉ, thịt nầm làm chả miếng.
# Bún: [[bún lá]] hoặc [[bún rối]]
# Nước mắm: pha loãng cùng với các gia vị khác như [[đường (thực phẩm)|đường]], [[mì chính]], [[nước cốt chanh]], [[dấm thanh]], [[tỏi]] băm, [[ớt]] băm, [[tinh dầu cà cuống]]
# Dưa góp chua ngọt: đu đủ xanh (hoặc cà rốt, su hào, hành tây).
# Đĩa rau sống: xà lách, [[húng thơm|húng Láng]], [[ngổ]], [[giá đỗ]], [[kinh giới]]
# Gia vị ăn kèm khác bày đĩa: tỏi băm, ớt băm, dấm thanh, hạt tiêu xay, chanh quả cắt miếng.
 
Dòng 21:
Còn [[chả miếng]] thường dùng thịt nách hoặc thịt ba chỉ (ba rọi) thái mỏng tẩm ướp gia vị tương tự chả viên và nướng vàng trên than củi. Tuỳ theo khẩu vị của mỗi người, có thể gọi toàn chả miếng hoặc chả viên để ăn cùng [[bún]]. Thịt miếng thường được lọc bỏ bì (da) để khi nướng không bị cứng và khét. Nếu dùng thịt nạc quá (thịt mông, thịt thăn) khi nướng sẽ không ngon vì chả bị khô và cứng
 
Thịt sau khi ướp được xếp vào xiên hoặc vỉ, nướng trên [[than củi]]. Khi thịt chín thơm và ngậy mùi, cho vào bát [[nước mắm]] pha có đầy đủ vị chua cay mặn ngọt, cùng với hoặc [[đu đủ]] xanh (và/hoặc [[su hào]], [[cà rốt]]) trộn dấm. Bát nước mắm có thể vừa ăn vừa húp được, ăn cùng với [[bún]] và rau sống (gồm rau [[xà lách]], [[rau mùi]], [[húng Láng]], [[ngổ]], [[kinh giới]], [[tía tô]], [[giá đỗ]]).
 
Ngày nay, bún trong bún chả là bún rối. Nhưng bún con (từng vắt bún nhỏ cuộn chặt, vừa một lần gắp) mới là nguyên liệu truyền thống. Những hàng bún chả bán rong với nước mắm thoảng chút hương [[cà cuống]] và những lá bún là một phần của Hà Nội xưa, được nhiều nhà văn như [[Vũ Bằng]], [[Thạch Lam]] ca ngợi.