Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Năm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Nguồn?
n replaced: . → ., ; → ;, Chiều dài → Chiều dài using AWB
Dòng 6:
Do [[độ nghiêng trục]] của Trái Đất, quá trình một năm chứng kiến sự thay đổi tuần tự của các mùa, được đánh dấu bởi những thay đổi về [[thời tiết]], các giờ ban ngày, thảm [[thực vật]] và khả năng [[sinh sản]] của chúng. Ở vùng ôn đới và ở xa địa cực, thường có bốn mùa được công nhận: [[mùa xuân]], [[mùa hè]], [[mùa thu]] và [[mùa đông]], về mặt [[thiên văn]] được đánh dấu bởi các điểm [[xuân phân]], [[hạ chí]], [[thu phân]] và [[đông chí]] của đường đi của Mặt Trời, mặc dù các mùa khí hậu có độ trễ so với các dấu hiệu thiên văn trên. Trong một số khu vực [[nhiệt đới]] và [[cận nhiệt đới]] chỉ có 2 mùa: [[mùa mưa]] với [[mùa khô]].
 
Một [[năm dương lịch]] là một khoảng thời gian xấp xỉ của chu kỳ quỹ đạo của Trái Đất trong một lịch cụ thể. Một năm trong [[lịch Gregory]] (cũng như trong [[lịch Julius]]) có 365 ngày (năm thường) hoặc 366 ngày (năm nhuận). [[Chiều dài]] trung bình của năm trong [[lịch Gregory]] (hiện đại) là 365,2425 ngày (có tính đến các quy tắc năm nhuận cho 1 thiên niên kỷ).
 
Từ "năm" cũng được sử dụng một cách lỏng lẻo cho các khoảng thời gian liên quan nhưng không giống hệt với [[năm thiên văn]] hoặc [[năm dương lịch]], chẳng hạn như các năm theo mùa, [[năm tài chính]] hoặc [[năm học]], v.v... Theo nghĩa mở rộng, năm có thể có nghĩa là chu kỳ quỹ đạo của bất cứ hành tinh nào: ví dụ, một "năm sao Hỏa" hoặc "năm sao Kim" là thời gian mà [[sao Hỏa]] hoặc [[sao Kim]] đi đủ một vòng quỹ đạo riêng. Thuật ngữ này cũng được áp dụng theo nghĩa rộng hơn cho bất kỳ thời gian dài hoặc chu kỳ nào, chẳng hạn như "Great Year".<ref>[[OED]], s.v. "year", entry 2.b.: "''transf.'' Applied to a very long period or cycle (in chronology or mythology, or vaguely in poetic use)."</ref>
Dòng 15:
==Năm dương lịch==
Các loại lịch dưới đây đều là các lịch tính theo chuyển động của [[Trái Đất]] xung quanh [[Mặt Trời]], hay nói cách khác, một năm trong các loại lịch này bằng khoảng thời gian mà Trái Đất thực hiện được một vòng chuyển động quanh Mặt Trời và còn được gọi là dương lịch. Chúng đều có điểm chung là một năm thường kéo dài bằng hoặc xấp xỉ 365 ngày, và đôi khi được mở rộng để cân bằng lịch bằng cách bổ sung thêm 1 ngày dư (được gọi là ngày nhuận) để tạo thành một năm nhuận sau mỗi một khoảng thời gian nhất định, thường là vài năm.
 
 
Nếu như vị trí của Trái Đất (hay Mặt Trời) được tính toán liên quan tới [[điểm phân]] (điểm [[xuân phân]] hay điểm [[thu phân]]) thì ngày tháng chỉ ra mùa (và như thế nó đồng bộ với [[xích vĩ]] của Mặt Trời). Những loại lịch như thế được gọi là [[Năm chí tuyến|dương lịch chí tuyến]]. Một năm lịch trung bình của loại lich như thế là xấp xỉ bằng một vài dạng của năm chí tuyến (thông thường hoặc là năm chí tuyến trung bình hoặc là năm xuân phân).
Hàng 25 ⟶ 24:
===Lịch Julius===
{{bài chi tiết|Lịch Julius}}
Trong [[lịch Julius]] có hai loại [[năm]]: năm "bình thường" gồm có 365 ngày và "[[năm nhuận|năm nhuận]]" là 366 ngày. Có một chu kỳ xếp lịch đơn giản đó là cứ mỗi ba năm "bình thường" thì theo sau là một năm nhuận và mô hình này lặp lại mãi mãi mà không có ngoại lệ nào. Do đó, một năm Julius trung bình có 365,25 ngày, dẫn đến một số sai sót trong việc tính năm. Trên thực tế, một năm ngày nay được tính toán chính xác hơn theo thời gian liên quan đến năm mặt trời là 365.24217 ngày.<ref>[[Ptolemy|Claudius Ptolemy]], tr. [[G. J. Toomer]], ''[[Almagest|Ptolemy's Almagest]]'', 1998, Princeton University Press, p. 139. Hipparchus stated that the "solar year ... contains 365 days, plus a fraction which is less than {{sfrac|1|4}} by about {{sfrac|1|300}}th of the sum of one day and night".</ref><ref>[http://aa.usno.navy.mil/faq/docs/calendars.php Introduction to Calendars]. (15 May 2013). [[United States Naval Observatory]].</ref>
 
=== Một số lịch khác ===
Hàng 61 ⟶ 60:
Hệ thống [[Anno Domini]] thường được viết tắt theo [[tiếng Latinh]] là AD cho [[Anno Domini]], và CE cho "[[Common Era]]. Những năm trước AD 1 được viết tắt là BC cho "[[Trước Công nguyên|Before Christ]]" hoặc BCE thay thế cho "[[Common Era|Before Common Era]]". Theo cách tính lịch này, không tồn tại "năm không" ([[năm 0]]).
 
Trong các văn bản [[tiếng Việt]], AD tương ứng với [[Công nguyên]], tức các năm sau năm [[1 TCN]] (đôi khi được gọi để phân biệt rõ hơn mặc dù không chính xác là [[sau Công nguyên]]) và được viết tắt là CN hoặc SCN ; BC hay BCE tương ứng với [[trước Công nguyên]] và được viết tắt là TCN.
 
== Sách tham khảo ==