Đồng(II) bromide

hợp chất hóa học
(Đổi hướng từ Đồng(II) bromua)

Đồng(II) bromide là một hợp chất vô cơ có thành phần gồm hai nguyên tố là đồngbrom, với công thức hóa học được quy định là CuBr2. Hợp chất màu xám này cũng được sử dụng trong các ứng dụng da liễu.

Đồng(II) bromide
Mẫu đồng(II) bromide
Tên khácCupric bromide
Đồng đibromide
Cuprum(II) bromide
Cuprum đibromide
Nhận dạng
Số CAS7789-45-9
PubChem24611
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
ChemSpider8395631
Thuộc tính
Công thức phân tửCuBr2
Khối lượng mol223,354 g/mol (khan)
295,41512 g/mol (4 nước)
Bề ngoàitinh thể xám đen dễ tan chảy (khan)
tinh thể lục đậm (4 nước)[1]
Khối lượng riêng4,71 g/cm³ (khan)
2,81 g/cm³ (4 nước)[1]
Điểm nóng chảy 498 °C (771 K; 928 °F)
Điểm sôi 900 °C (1.170 K; 1.650 °F)
Độ hòa tan trong nước55,7 g/100 mL (20 ℃), xem thêm bảng độ tan
Độ hòa tantạo phức với amonia, hydrazin, urê, semicacbazit
Độ hòa tan trong alcohol, axetontan
Độ hòa tan trong benzen, ete, etyl ete, acid sunfurickhông tan
MagSus+685,5·10-6 cm³/mol
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểα = 90°, β = 105,44°, γ = 90°
Hằng số mạnga = 0,4116 nm, b = 0,733 nm, c = 1,2013 nm
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhcó hại
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Tổng hợp

Đồng(II) bromide có thể thu được bằng cách tạo phản ứng giữa đồng(II) oxide với acid bromhydric, được miêu tả bằng phương trình sau:[2]

CuO + 2HBr → CuBr2 + H2O

Cấu trúc

Các tinh thể màu lục đậm của đồng(II) bromide tetrahydrat có các hằng số a = 0,4116 nm, b = 0,733 nm, c = 1,2013 nm, α = 90°, β = 105,44°, γ = 90°.[1]

Sử dụng

Laze đồng(II) bromide tạo ra ánh sáng màu vàng và xanh nhạt và đã được nghiên cứu để có thể điều trị những tổn thương da.[3] Các thí nghiệm cũng cho thấy điều trị bằng đồng(II) bromide có lợi cho việc làm trẻ hóa da.[4] Nó đã được sử dụng rộng rãi trong nhiếp ảnh vì hợp chất này có tác dụng to lớn với ứng dụng là bước tẩy trắng để tăng cường collodion và gelatin.[5] Đồng(II) bromide cũng đã được đề xuất như là một vật liệu có thể có trong thẻ chỉ thị độ ẩm.[6]

An toàn

Đồng(II) bromide có hại nếu chẳng may nuốt phải. Nó ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, não, mắt, gan và thận. Nó gây kích ứng da, mắt và đường hô hấp.

Hợp chất khác

Khi ở điều kiện thích hợp, CuBr2 sẽ tạo ra các hợp chất với NH3. Dạng điamin, CuBr2·2NH3 có màu lục nhạt, có cấu trúc đơn nghiêng giống CoCl2·2H2O, các hằng số a = 0,818 nm, b = 0,815 nm, c = 0,405 nm, α = 90°, β = 85,2°, γ = 90°, D = 3,18 g/cm³.[1] Các muối phức sau cũng được biết đến:

  • 3CuBr2·10NH3 (xám graphit);[7]
  • CuBr2·4NH3 (xanh dương đậm);[8]
  • CuBr2·5NH3 (xanh dương);[7]
  • CuBr2·6NH3 (xanh dương).[7]

CuBr2 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như CuBr2·2N2H4·2H2O là tinh thể hình vuông màu xanh dương, tan trong nước, acid khoáng nồng độ 2 N, không tan trong benzen, D20 ℃ = 3,0286 g/cm³.[9]

CuBr2 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như CuBr2·2CO(NH2)2 là tinh thể màu xanh lục bẩn (đậm) hay CuBr2·4CO(NH2)2 là tinh thể lục nhạt, tan được trong nước mà không bị phân hủy.[10]

CuBr2 còn tạo một số hợp chất với CON3H5, như CuBr2·CON3H5 là tinh thể màu lục ôliu hay CuBr2·2CON3H5 là tinh thể màu dương.[11]

CuBr2 còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như CuBr2·CSN3H5 hay CuBr2·2CSN3H5 đều là tinh thể nâu.[12]

Tham khảo