Ủy ban Dân tộc (Việt Nam)

Cơ quan của Chính phủ Việt Nam

Ủy ban Dân tộc là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ Việt Nam có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật.

Ủy ban Dân tộc
Chính phủ Việt Nam
Biểu trưng Ủy ban Dân tộc

Chủ nhiệm đương nhiệm
Hầu A Lềnh
từ 8 tháng 4 năm 2021

Bổ nhiệm bởiChủ tịch nước Việt Nam
Nhiệm kỳ5 năm
Thành lập3 tháng 5 năm 1946; 77 năm trước (1946-05-03)
Chủ nhiệm đầu tiênHoàng Văn Phùng (Nha Dân tộc Thiểu số)
Ngân sách2018319.630 triệu đồng[1]
Phó chủ nhiệm
Tình trạng   Đang hoạt động   
Địa chỉ349 Phố Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Websitewww.cema.gov.vn

Lịch sử hình thành

  • Ngày 03 tháng 5 năm 1946, thành lập Nha Dân tộc thiểu số[2] với chức năng, nhiệm vụ "Xem xét các vấn đề chính trị và hành chính thuộc về các dân tộc thiểu số trong nước và thắt chặt tình thân thiện giữa các dân tộc sống trên đất Việt Nam".
  • Ngày 1 tháng 2 năm 1955, thành lập Tiểu ban Dân tộc Trung ương.[3]
  • Ngày 6 tháng 3 năm 1959, thành lập Ủy ban Dân tộc thuộc Hội đồng Chính phủ[4] và có quyền hạn trách nhiệm ngang Bộ "Ủy ban Dân tộc có nhiệm vụ giúp Chính phủ nghiên cứu và thực hiện chính sách dân tộc nhằm tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng tương trợ và tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số tiến bộ mau chóng về mọi mặt theo chủ nghĩa xã hội".
  • Ngày 29 tháng 9 năm 1961, Chính phủ quy định lại nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Dân tộc "Ủy ban Dân tộc là cơ quan của Hội đồng Chính phủ, có trách nhiệm thực hiện chính sách dân tộc của ĐảngNhà nước, nhằm tăng cường đoàn kết các dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng và tương trợ, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số cùng nhân dân toàn quốc tiến nhanh về mọi mặt lên chủ nghĩa xã hội".[5]
  • Ngày 14 tháng 5 năm 1979, Ban Bí thư Trung ương Đảng quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức Ban Dân tộc Trung ương và của các tỉnh: "Ban Dân tộc là cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương (hoặc cấp ủy địa phương) về vấn đề dân tộc ít người".[6]
  • Ngày 16 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Nhà nước giải thể Ủy ban Dân tộc của Chính phủ[7]
  • Ngày 25 tháng 8 năm 1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng quy định chức năng, nhiệm vụ của Ban Dân tộc Trung ương có chức năng làm tham mưu tổng hợp cho Trung ương Đảng về công tác dân tộc thiểu số"[8]
  • Ngày 11 tháng 5 năm 1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thành lập Văn phòng Miền núi và Dân tộc[9]
  • Ngày 5 tháng 10 năm 1992, Bộ Chính trị hợp nhất hai cơ quan Ban Dân tộc Trung ương và Văn phòng Miền núi và Dân tộc thành Ủy ban Dân tộc và Miền núi[10] làm nhiệm vụ tham mưu cho Đảng về công tác dân tộc và miền núi
  • Ngày 2 tháng 3 năm 1993, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ[11]
  • Ngày 13 tháng 8 năm 1998, Ủy ban Dân tộc và Miền núi kiện toàn tổ chức.
  • Ngày 5 tháng 8 năm 2002, đổi tên thành Ủy ban Dân tộc.[12]
  • Ngày 18 tháng 2 năm 2004, Chính phủ kiện toàn tổ chức của Ủy ban Dân tộc[13]

Lãnh đạo hiện nay

Cơ cấu tổ chức

Từ ngày 1/10/2022, cơ cấu tổ chức của Ủy ban được thay đổi theo Điều 3, Nghị định số 66/2022/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ[15]

Các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước

  • Văn phòng
  • Thanh tra
  • Vụ Kế hoạch - Tài chính
  • Vụ Tổ chức cán bộ
  • Vụ Pháp chế
  • Vụ Hợp tác quốc tế
  • Vụ Tổng hợp
  • Vụ Chính sách dân tộc
  • Vụ Tuyên truyền
  • Vụ Dân tộc thiểu số
  • Vụ Công tác dân tộc địa phương

Các đơn vị sự nghiệp

  • Học viện Dân tộc (Từ Liêm, Hà Nội)
  • Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang (Nha Trang, Khánh Hòa)
  • Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn (Sầm Sơn, Thanh Hóa)
  • Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương (Việt Trì, Phú Thọ)
  • Trường Dự bị Đại học Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc (Thái Nguyên)
  • Trung tâm Chuyển đổi số
  • Báo Dân tộc và Phát triển
  • Tạp chí Dân tộc
  • Nhà khách Dân tộc

Các tổ chức khác

  • Văn phòng Ban cán sự đảng
  • Văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Ban Quản lý Dự án đầu tư chuyên ngành xây dựng

Lãnh đạo qua các thời kỳ

STTTênNhiệm kỳDân tộcChức vụ
1Hoàng Văn Phùng1946-1955TàyGiám đốc Nha Dân tộc Thiểu số
2Bùi San1955-1959KinhTrưởng Tiểu ban Dân tộc Trung ương
3Chu Văn Tấn1959-1960NùngTrưởng ban Dân tộc Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Chính phủ
4Lê Quảng Ba1960-1976TàyTrưởng ban Dân tộc Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Chính phủ
5Vũ Lập1976-1979TàyTrưởng ban Dân tộc Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Chính phủ
6Hoàng Văn Kiểu1979-1982TàyTrưởng ban Dân tộc Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Chính phủ
7Hoàng Trường Minh1982-1989TàyTrường Ban Dân tộc Trung ương
8Nông Đức Mạnh1989-1992TàyTrường Ban Dân tộc Trung ương
9Hoàng Đức Nghi1992-2002TàyBộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi
10Ksor Phước2002-2007Gia RaiBộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc
11Giàng Seo Phử2007-2016H'MôngBộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc
12Đỗ Văn Chiến2016-2021Sán DìuBộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc
13Hầu A Lềnh2021-nayH'MôngBộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

Tham khảo

Liên kết ngoài