Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

Cơ quan hành pháp thủ đô Hà Nội

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan hành chính nhà nước nằm trong hệ thống hành chính Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố Hà Nội, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân thành phố và cơ quan nhà nước ở Trung ương Nhà nước Việt Nam, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp Việt Nam, pháp luật, các văn bản của Chính phủ Việt Nam và các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố [1].

UBND thành phố Hà Nội.

Tổ chức[2]

Trụ sở UBND thành phố Hà Nội xây dựng theo phong cách kiến trúc hiện đại thời Xô Viết.

Các cơ quan chuyên môn

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
  1. Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố
  2. Thanh tra Thành phố
  3. Sở Xây dựng
  4. Sở Giao thông Vận tải
  5. Sở Quy hoạch - Kiến trúc
  6. Sở Tài nguyên và Môi trường
  7. Sở Khoa học và Công nghệ
  8. Sở Tài chính
  9. Sở Kế hoạch và Đầu tư
  10. Sở Nội vụ
  11. Sở Ngoại vụ
  12. Sở Tư pháp
  13. Sở Công Thương
  14. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  15. Sở Thông tin và Truyền thông
  16. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
  17. Sở Văn hóa và Thể thao
  18. Sở Du lịch
  19. Sở Giáo dục và Đào tạo
  20. Sở Y tế
  21. Ban Dân tộc Thành phố
  22. Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội

Các đơn vị hành chính thuộc trung ương

Sở Ngoại vụ Hà Nội
  1. Công an thành phố Hà Nội
  2. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội
  3. Cục Thuế Hà Nội
  4. Cục Hải quan Hà Nội
  5. Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội
  6. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội
  7. Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội
  8. Cục Thống kê thành phố Hà Nội
  9. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội

Các Hội đoàn trực thuộc

  • Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội
  • Hội Nông dân thành phố Hà Nội
  • Hội cựu chiến binh thành phố Hà Nội
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội
  • Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội

Các đơn vị trực thuộc

  • Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội
  • Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội
  • Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội
  • Quỹ Đầu tư phát triển
  • Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội
  • Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội
  • Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội
  • Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội
  • Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội
  • Báo Kinh tế và Đô thị
  • Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội (trước đây là Đài Truyền thanh Hà Nội)
  • Trường Đại học Thủ đô (trước đây là Trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội)
  • Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
  • Công ty TNHH MTV Nhà Xuất bản Hà Nội

Đơn vị hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội hiện còn có các đơn vị hành chính tại các địa phương, trong đó có:

Lãnh đạo

Chủ tịch:

Phó Chủ tịch

  1. Lê Hồng Sơn (thường trực), Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng UBND
  2. Nguyễn Mạnh Quyền
  3. Nguyễn Trọng Đông
  4. Hà Minh Hải
  5. Dương Đức Tuấn
  6. Vũ Thu Hà

Các Ủy viên

  1. Nguyễn Quốc Duyệt, Trung tướng - Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội
  2. Nguyễn Hải Trung, Trung tướng - Giám đốc Công an thành phố Hà Nội
  3. Trương Việt Dũng, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
  4. Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch
  5. Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng ban Dân tộc
  6. Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trụ sở

Trụ sở của Ủy ban nhân dân Thành phố hiện đặt tại phố Đinh Tiên Hoàng bên bờ Hồ Gươm.

Trước kia, đây là Tòa Đốc lý, hay Tòa Thị chính Hà Nội thời Đông Dương thuộc Pháp. Khi Pháp chiếm Hà Nội năm 1883, họ phá chùa Phổ Giác và lấy đất chùa xây Tòa Đốc lý, chùa phải dời xuống khu vườn của Viện Thái y cũ, tức ở cuối phố Ngô Sĩ Liên ngày nay. Sau này, một phần công trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã bị phá đi để xây trụ sở ủy ban với kiến trúc như ngày nay.[3]

Xem thêm

Chú thích

Liên kết ngoài