Bão Nari (2013)

Bão Nari (tên chỉ định quốc tế: 1325, tên chỉ định JTWC: 24W, tên của Việt Nam: Bão số 11) là cơn áp thấp thứ 40, cơn bão nhiệt đới thứ 25 và cơn bão cuồng phong thứ 8 (theo danh sách bão) trong mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2013. Bão Nari là cơn bão đã đổ bộ vào Philippines làm chết 38 người, tàn phá cây cối, nhà cửa và gây ngập lụt.[1] Vào sáng ngày 15 tháng 10 năm 2013, cơn bão đã tàn phá dữ dội thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế.[2]

Bão Nari (Santi)
Bão cuồng phong (Thang JMA)
Bão cuồng phong cấp 3 (SSHWS/NWS)
Bão Nari lúc mạnh nhất vào ngày 11 tháng 10
Hình thành8 tháng 10 năm 2013 (2013-10-08)
Tan16 tháng 10 năm 2013
Sức gió mạnh nhấtDuy trì liên tục trong 10 phút:
140 km/h (85 mph)
Duy trì liên tục trong 1 phút:
195 km/h (120 mph)
Áp suất thấp nhất965 mbar (hPa); 28.5 inHg
Số người chết87 người
Thiệt hại$176 triệu (USD 2013)
Vùng ảnh hưởng
Một phần của Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2013

Lịch sử hình thành

Biểu đồ thể hiện đường đi và cường độ của bão theo thang Saffir-Simpson
Chú thích biểu đồ
     Áp thấp nhiệt đới (≤38 mph, ≤62 km/h)
     Bão nhiệt đới (39–73 mph, 63–118 km/h)
     Cấp 1 (74–95 mph, 119–153 km/h)
     Cấp 2 (96–110 mph, 154–177 km/h)
     Cấp 3 (111–129 mph, 178–208 km/h)
     Cấp 4 (130–156 mph, 209–251 km/h)
     Cấp 5 (≥157 mph, ≥252 km/h)
     Không rõ
Kiểu bão
Xoáy thuận ngoài nhiệt đới / Vùng áp thấp / Nhiễu động nhiệt đới / Áp thấp gió mùa

Vào ngày 8 tháng 10 năm 2013, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) bắt đầu theo dõi một xoáy thuận nhiệt đới được phát triển trong khu vực cắt gió mức thấp đến vừa phải, cách Manila về hướng đông khoảng 1.350 km (840 mi)* trên đảo Luzon, Philippines.[3][4] Hệ thống sau đó được đặt tên là Santi bởi Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) khi nó di chuyển dọc theo đỉnh phía Nam của một đỉnh cận nhiệt đới ở vùng áp thấp cao.[4][5][6] Sau đó, Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp Hoa Kỳ (JTWC) bắt đầu cảnh báo hệ thống này và chỉ định nó là cơn bão nhiệt đới 24W sau khi trung tâm lưu thông mức thấp các hệ thống bắt đầu được củng cố.[5] Trong suốt ngày tiếp theo, sau khi trung tâm đối lưu trên các trung tâm lưu thông mức thấp các hệ thống tăng lên, JMA và JTWC báo cáo cơn áp thấp đã phát triển thành cơn bão nhiệt đới, sau đó được đặt tên là Nari.[7][8]

Hình ảnh

Vệ tinh

Đường đi cơn bão

Bão Nari hình thành từ ngoài khơi biển phía Đông Philippines, bão đi ngang qua miền Bắc Phillipines, Biển Đông, miền trung Việt Nam, Lào và kết thúc tại Thái Lan.

Các thiệt hại do cơn bão gây ra

Philippines

Trong ngày 9 tháng 10 năm 2013, PAGASA phát đi tím hiệu cảnh báo bão số 1 cho các đảo thuộc tỉnh Catanduanes, trước khi mở rộng các khu vực phát tín hiệu 1 sớm hơn ngày hôm sau tới Aurora, Camarines Norte, Camarines Sur, Isabela, quần đảo Polilio và Quezon.[9][10][11]

Ngày sau đó, hệ thống áp thấp được tăng cường thành cơn bão và tăng tốc di chuyển nhanh hơn về phía Philippines, PAGASA đặt 17 khu vực ở Luzon dưới mức báo động 1, 14 khu vực dưới mức báo động 2 và tỉnh Aurora dưới mức báo động 3.[12]

Trong suốt ngày 11 tháng 10 năm 2013, các khu vực dưới mức báo động được mở rộng bao gồm Benguet, Ifugao, Ilocos Sur, Isabela, La Union, Pangasinan, đảo Polilio, Quirino và Tarlac.[13]

Vào ngày sau đó, các mức báo động dần dần được điều chỉnh trước khi bị hủy bỏ trong suốt ngày 12 tháng 10, khi bão di chuyển ra khỏi Philippines và hướng tới Việt Nam.[14][15]

Việt Nam

Trước thông tin bão Nari sẽ đổ bộ vào miền trung Việt Nam, có khoảng 150.000 người ở các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình được thông báo sơ tán khẩn cấp. Tâm bão được xác định đi vào Thừa Thiên Huế, Đà NẵngQuảng Nam, chính thức thì đổ bộ vào khu Hội An, Quảng Nam. Vào lúc 23h ngày 14 tháng 10 năm 2013, bão càn quét các tỉnh miền Trung làm tốc mái nhiều ngôi nhà, gây gãy cây lớn, ngã cột điện, làm thiệt hại diện tích cây công nghiệp, lâm nghiệp cùng khoảng 77 tàu thuyền bị hư hỏng. Thiệt mạng về người theo báo cáo có ít nhất 3 người chết và 49 người bị thương.[16]

Cơn bão kèm mưa lớn với lượng mưa từ 200mm đến 400mm sau đó gây ngập lụt, ách tắc giao thông Bắc Nam và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống dân cư địa phương. Mưa làm 350 ha lúa và 3284 ha hoa màu bị ngập và cuốn trôi 104.000 mét khối đất từ khu vực thủy lợi và nhiều tuyến đường bê tông.[17]

Lào

Vào ngày 16 tháng 10 năm 2013, thời tiết xấu do ảnh hưởng từ cơn bão Nari được cho có thể là nguyên nhân vụ rơi[18] chuyến bay 301 của Lao Airlines, trên đường tới sân bay quốc tế Pakse làm thiệt mạng 49 hành khách và nhân viên đoàn bay.[19]

Thái Lan

Bão Nari đến Thái Lan vào ngày 16 tháng 9 năm 2013 với cường độ suy yếu nhiều và kèm theo mưa lớn diện rộng gây ngập lụt và ảnh hưởng giao thông, đời sống dân cư một số nơi ở phía Đông và phía Bắc Thái Lan, bao gồm cả Bangkok. Lượng mưa theo báo cáo từ 30mm đến 100mm ở MukdahanUbon Ratchathani.[20] Trung tâm khí tượng Thái Lan dự báo cơn bão sẽ đi xa hơn vào miền Bắc nước này, các khu vực sẽ ảnh hưởng nặng nhất là Bung Kan, Sakon Nakhon, Nakhon Phanom, Mukdahan, Nong Khai, Amnart Charoen, Si Sa Ket và Ubon Ratchathani.

Khai tử

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài