Bệnh giun Guinea

Bệnh giun Guinea[1] (GWD) hoặc bệnh giun Dracunculus, là bệnh lây nhiễm do giun Guinea gây ra.[2] Con người bị nhiễm khi uống phải nước có chứa bọ chét nước bị nhiễm trứng giun guinea.[2] Khởi đầu bệnh không có triệu chứng.[3] Khoảng một năm sau, người bệnh có cảm giác đau rát khi giun cái tạo nốt phồng da, thường ở chi dưới.[2] Rồi trong vài tuần, con giun chui ra khỏi da.[4] Trong thời gian này, người bệnh có thể đi lại khó khăn hoặc không thể làm việc.[3] Bệnh hiếm khi gây tử vong.[2]

Bệnh giun Guinea
Dùng que diêm để kéo giun guinea ra khỏi từ trong chân người
Chuyên khoaBệnh truyền nhiễm
ICD-10B72
ICD-9-CM125.7
DiseasesDB3945
eMedicineped/616
Patient UKBệnh giun Guinea
MeSHD004320

Nguyên nhân

Vòng đời của Dracunculus medinensis

Con người là động vật duy nhất được biết bị nhiễm giun guinea.[3] Giun chỉ có đường kính khoảng 1–2 mm và giun cái trưởng thành có chiều dài 60–100 cm (con đực ngắn hơn).[2][3] Ở bên ngoài cơ thể người, trứng giun có thể sống đến ba tuần.[5] Trứng phải được bọ chét ăn trước thời này,[2] thì trứng đó có thể sống trong con bọ chét nước đến bốn tháng.[5] Vì vậy bệnh phải xảy ra hàng năm ở người thì mới có thể lưu hành trong vùng.[6] Việc chẩn đoán bệnh thường có thể dựa trên dấu hiệu và triệu chứng bệnh.[7]

Phòng ngừa và điều trị

Phòng ngừa bằng phát hiện bệnh sớm và rồi không để người bệnh đặt vết loét vào trong nguồn nước uống.[2] Các nỗ lực phòng ngừa khác gồm: tăng khả năng tiếp cận nguồn nước sạch, nếu không thì lọc nước nếu nước không sạch.[2] Thường thì chỉ cần lọc qua lớp vải là đủ.[4] Nguồn nước uống bị nhiễm có thể xử lý bằng chất hóa học có tên là temefos để diệt trứng.[2] Không có thuốc hay vắc xin phòng chống bệnh.[2] Trong vài tuần, có thể dùng que để quấn cuộn giun rồi kéo ra từ từ.[3] Vết loét do giun chui ra có thể bị nhiễm trùng.[3] Đau có thể còn tiếp tục trong nhiều tháng sau khi kéo giun ra.[3]

Dịch tễ học và lịch sử

Vào năm 2013, có 148 ca bệnh được ghi nhận.[2] Con số này giảm từ 3,5 triệu ca vào năm 1986.[3] Bệnh chỉ còn ở 4 nước châu Phi, giảm từ 20 nước vào thập niên 1980.[2] Quốc gia có nhiều người bệnh nhất là Nam Sudan.[2] Đây có thể là bệnh ký sinh trùng đầu tiên sẽ bị xóa bỏ.[8] Bệnh giun guinea được biết từ thời xa xưa.[3] Bệnh được nói đến trong sách y học Ebers Papyrus Ai Cập, có từ 1550 BC.[9] Tên bệnh giun chỉ bắt nguồn từ Latin "bệnh rồng nhỏ",[10] trong khi tên "giun guinea" xuất hiện sau khi người châu Âu thấy bệnh giun chỉ ở bờ biển Guinea của Tây Phi vào thế kỷ 17.[9] Có một loài giun giống giun giunea gây bệnh ở những động vật khác.[11] Nhưng loại giun này được tìm thấy không gây bệnh ở người.[11] Bệnh giun chỉ được xếp vào loại bệnh nhiệt đới bị lãng quên.[12]

Tham khảo

Liên kết ngoài