Ban Chiêu

Ban Chiêu (tiếng Trung: 班昭, bính âm: Bān Zhāo, Wade–Giles: Pan1 Chao1, Việt bính: Baan1 Ciu1, Yale Quảng Đông: Bāan Chīu, 45 - 117), còn có tên Ban Cơ (班姬), tiểu tựHuệ Ban (惠班), hay được gọi Tào đại cô (曹大姑), là một nữ học giả trứ danh thời Đông Hán. Bà xuất thân thế gia vọng tộc họ Ban, bà thông tuệ chữ nghĩa, lễ nghi, được xem là Nữ sử gia đầu tiên của Trung Quốc. Chính bà đã cùng anh trai Ban Cố viết nên Hán thư, một trong Nhị thập tứ sử nổi tiếng của Trung Quốc.

Ban Chiêu
班昭
Tên chữBan Cơ, Huệ Ban
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
45
Nơi sinh
Đông Hán
Mất
Ngày mất
116
Nơi mất
nhà Hán
Giới tínhnữ
Gia quyến
Thân phụ
Ban Bưu
Anh chị em
Ban Cố, Ban Siêu
Học vấn
Học sinh
Đặng Tuy
Nghề nghiệpnhà sử học, nhà triết học, nhà văn, chính khách, nhà thơ, người uyên bác, thủ thư
Quốc tịchĐông Hán
Minh họa Ban Chiêu trong cuốn Liệt nữ đồ (列女圖).

Vào thời Hán Hòa Đế, bà được mời vào cung dạy học cho Hoàng hậu, Quý nhân và các cung nữ. Sau khi Hòa Hi Đặng Thái hậu lâm triều tiến hành nhiếp chính, bà từng nhiều lần bàn luận chính sự cùng Thái hậu. Tác phẩm của bà hiện không còn được giữ lại nhiều, chỉ còn lưu lại Đông Chinh phú (东征赋) và Nữ giới (女诫), đều có ảnh hưởng đến văn học các đời sau.

Thân thế

Ban Chiêu sinh ra ở Phù Phong, An Lăng, nay là khu vực gần Hàm Dương, Thiểm Tây, xuất thân trong một gia đình Nho giáo nổi tiếng, rất có tài hoa về văn học vào thời Đông Hán, hậu duệ của Lệnh doãn nước SởTử Văn. Tổ phụ là Ban Trĩ (班稚), là một người con trai của Ban Huống (班况) và là anh của Ban Tiệp dư của Hán Thành Đế.

Cha bà là Ban Bưu (班彪), là nhà văn nổi tiếng Trung Quốc thời bấy giờ, từng nhậm Huyện lệnh. Ngoài ra bà có một người anh là Ban Cố, nhà sử gia nổi tiếng, cùng Ban Bưu làm cơ sở gầy dựng nên Hán thư trứ danh. Bà còn có một người anh khác là Đại tướng quân Ban Siêu, có công lao trấn giữ vùng Tây Vực chống lại Hung Nô thời Hán. Cha anh bà có học thức cao nên bản thân bà cũng không hề thua kém. Xuất thân trong một gia tộc có truyền thống văn chương, Ban Chiêu tự nhiên cũng thừa hưởng nền tảng của gia tộc.

Năm 14 tuổi, Ban Chiêu gả cho Tào Thế Thúc (曹世叔). Tổ ấm của đôi vợ chồng trẻ này rất hạnh phúc, nhưng chỉ được 10 năm, Tào Thế Thức qua đời, Ban Chiêu một lòng thủ tiết thờ chồng, bà chuyên tâm tích cực nghiên cứu, chăm lo, viết nên các tác phẩm sử sách để đời. Bà cùng chồng chỉ có một người con trai duy nhất tên Tào Thành (曹成).

Tào Đại cô

Tài khiếu viết văn của Ban Chiêu trước hết thể hiện trong quá trình giúp anh trai Ban Cố viết cuốn Tiền Hán Thư, đây là cuốn sử đoạn đại mang thể loại ký truyện đầu tiên của Trung Quốc, có địa vị ngang hàng với cuốn Sử Ký của Tư Mã Thiên thời Tây Hán trên lịch sử.

Ban Bưu là người đầu tiên bắt tay vào việc viết bộ sử này, sau khi cha qua đời, anh trai Ban Chiêu tên là Ban Cố tiếp tục hoàn thành việc này. Tuy nhiên, chỉ đến phần "Thiên văn chí" (天文志) thì Ban Cố bị tống giam và chết, do có can hệ với Đậu Hiến, anh trưởng của Chương Đức Đậu hoàng hậu. Khi cùng Đậu Hiến đi đánh Hung Nô, Ban Cố đã buông lỏng quản lý người nhà, để họ làm bậy. Người nhà Ban Cố có xô xát với Xung Kinh nhưng do ông có quan hệ với Đậu Hiến nên Xung Kinh đành chịu im. Khi Đậu Hiến bị xử tội, Xung Kinh mang việc trước ra tố cáo lên triều đình, do đó Ban Cố bị bắt giam.

Về sau, Hán Hòa Đế cho phép Ban Chiêu được vào Đông Quan Tàng Thư các (藏书阁) để tiếp tục công việc biên soạn bộ Hán Thư. Những phần do bà soạn, từ tập 13 đến 20 (Bát biểu biên niên) và tập 26 (Thiên văn chí), được coi là mẫu mực cho nhiều tác phẩm lịch sử về sau. Sau khi bộ Tiền Hán Thư cho xuất bản, đã được sự đánh giá rất cao. Chương gay cấn nhất trong Tiền Hán Thư là bảng thứ 7 Bảng bách quan công khanh và Chí thứ 6 Thiên văn chí, hai bộ phận này về sau đều do Ban Chiêu hoàn thành. Học thức của Ban Chiêu hết sức tinh túy, để cầu được sự chỉ dẫn của Ban Chiêu, nhà học giả lớn hồi bấy giờ tên là Mã Dung đã phải quỳ ở bên ngoài thư viện đọc sách của Ban Chiêu để lắng nghe bà giảng giải. Sau đó, Hán Hòa Đế cho vời Ban Chiêu vào cung dạy học cho cung nhân, khi ấy Ban Chiêu đã hơn 40 tuổi, lại học rộng biết nhiều, người đời đều kính xưng bằng danh vị cao quý là [Tào đại cô; 曹大姑] (do bà gả cho họ Tào)[1][2]. Mỗi lần các địa phương cống lên những thứ trân quý mới lạ, Hòa Đế đều gọi Ban Chiêu sáng tác phú để tán dương[3].

Khi Đặng Thái hậu lâm triều nghe chính, Ban Chiêu được phép cùng Thái hậu bàn luận chính sự, được xưng gọi Thái hậu sư (太后師; nghĩa là "Thầy dạy của Thái hậu"). Bà thông minh đoan chính, can gián điều sai, góp nhiều ý kiến bàn luận sâu sắc khiến Thái hậu rất tâm đắc. Do đó, Đặng Thái hậu đặc cách phong con trai bà tước Quan nội hầu (关内侯), làm tới chức Quốc tướng của nước Tề[4].

Năm Vĩnh Sơ thứ 7 (113), con trai bà là Tào Thành đến Trần Lưu quận (陈留郡; nay là huyện Trường Viên, Hà Nam), bà cùng con trai cũng đến đó. Sau khi đến đây, bà tức cảnh sinh tình, đem Bắc chinh phú (北征赋) của Ban Bưu thành Đông chinh phú (东征赋). Khoảng năm Nguyên Sơ thứ 4 (117), Ban Chiêu qua đời, thọ khoảng hơn 70 tuổi. Đặng Thái hậu thân mặc tố phục khóc tang, phái sứ giả đến coi việc tang sự của bà[5][6][7]. Ngày nay, một miệng núi lửa trên Sao Kim được đặt theo tên của Ban Chiêu.

Câu chuyện

Vì anh dâng sớ

Khoảng năm Vĩnh Nguyên đời Hán Hoà Đế, anh thứ của Ban Chiêu là Ban Siêu lâu ngày ở vùng biên cương, muốn xin trở về Đại Hán. Ban Chiêu vì anh trai mà dâng lên cho Hoà Đế một đạo tấu sớ, viết:

Sớ này dâng lên, Hòa Đế xem mà cảm động. Cuối cùng, Hòa Đế phái Mậu Kỷ giáo úy Nhậm Thượng (任尚) tiếp nhận thay chức Tây Vực đô hộ cho Ban Siêu, vì thế Ban Siêu mới có thể quay về cố hương.

Gián ngôn Thái hậu

Những năm Vĩnh Sơ, anh trai Thái hậu là Đặng Chất lấy lý nhân do mẫu thân Âm phu nhân qua đời, xin Đặng Thái hậu cho từ quan về quê. Đặng Thái hậu ban đầu không đồng ý, hỏi ý kiến Ban Chiêu, bà đáp[10]:

Đặng Thái hậu nghe thấy, suy nghĩ hồi lâu và chuẩn cho Đặng Chất cùng họ hàng của mình về quê từ quan[11].

Viết ra Nữ giới

Ban Chiêu lúc tuổi già, thân hoạn bệnh tật, trong nhà có con gái đều sắp đến tuổi xuất giá. Bà lo sợ các nàng khi về nhà chồng, tính cách không hòa hợp, lại ỷ vào gia thế mà không có chừng mực nên nhàn nhã viết ra một cuốn sách 7 chương, gọi [Nữ giới; 女诫].

Cuốn sách này hỗ trợ và phát động ["Tam tòng chi đạo"; 三從之道] và ["Tứ đức chi nghi"; 四德之儀] của nữ giới, khiến các nữ tử xuất thân danh môn biết thu liễm thân phận mà có hành vi đúng mực. Ban Chiêu qua đó biết rõ thân phận của phụ nữ nói chung đương thời, dù xuất thân cao sang, nhưng bên ngoài đều là nam giới nắm quyền, nếu không biết chừng mực sẽ thành đại họa. Trong sách, Ban Chiêu cổ vũ nữ giới biết rành rõ việc nhà, nắm rõ cách quản xuyến tài sản nhà cửa, thực hiện phụng dưỡng cha mẹ, đặt ra 4 thứ hình thành phẩm giá phụ nữ: Phụ đức (妇德), Phụ ngôn (妇言), Phụ dung (妇容) cùng Phụ công (妇功). Sách khi làm ra, được nam giới tán thưởng và dần hình thành nên cái gọi là ["Tam tòng Tứ đức"] của phụ nữ về sau, trở thành một trong Nữ tứ thư (女四書) thời cổ đại[12][13][14].

Khi cuốn sách này được viết ra, đường thời cũng có đánh giá trái chiều. Một người hâm mộ Ban Chiêu là Mã Dung cảm thấy rất hay, bèn đem về dạy cho vợ và con gái[15]. Trong khi một em chồng của Ban Chiêu, tức em gái của Tào Thế Thức là Tào Phong Sinh (曹豐生) cảm thấy bất bình với 7 chương Nữ giới, viết thư phản bác[16].

Gia phả

 
 
 
 
 
 
 
 
Ban Nhất
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ban Nhụ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ban Trường
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ban Hồi
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ban Huống
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ban Bá
 
Ban Du
 
Ban Trĩ
 
Ban Tiệp dư
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ban Tự
 
Ban Bưu
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ban Cố
 
Định Viễn hầu Ban Siêu
 
Ban Chiêu
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Định Viễn hầu Ban Hùng
 
Ban Dũng
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Định Viễn hầu Ban Thủy

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài