Ban Dân nguyện (Việt Nam)

Ban Dân nguyện được thành lập theo Nghị quyết số 370/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, có trách nhiệm giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội về công tác Dân nguyện.[1]

Ban Dân nguyện
Quốc hội Việt Nam


Quốc kỳ Việt Nam


Quốc huy Việt Nam

Khóa thứ XV
(năm 2021 - tới nay)
Thành viên
Trưởng banDương Thanh Bình
Phó Trưởng banHoàng Anh Công
Lò Việt Phương
Trần Thị Nhị Hà
Cơ cấu tổ chức
Cơ quan chủ quảnỦy ban Thường vụ Quốc hội
Cấp hành chínhCấp Nhà nước
Văn bản Ủy quyềnHiến pháp Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Quy định-Luật tổ chứcLuật Tổ chức Quốc hội
Bầu bởiQuốc hội
Phương thức liên hệ
Trụ sở
Địa chỉTòa nhà Quốc hội, số 2 đường Độc Lập, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Trải qua 20 năm hoạt động, công tác dân nguyện đã từng bước đi vào nề nếp, được đổi mới, tăng cường và đạt được những kết quả tích cực. Từ chỗ được giao thực hiện 6 nhóm nhiệm vụ theo Nghị quyết số 370, đến nay Ban Dân nguyện đã được tăng cường thành 9 nhóm nhiệm vụ, trong đó tập trung vào các nhóm nhiệm vụ như: là cơ quan thường trực tiếp công dân của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; làm đầu mối tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; thực hiện việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị của cử tri; tham mưu giúp Ủy ban thường vụ quốc hội giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo…

Thông qua việc thực hiện công tác dân nguyện, nhiều vấn đề đã được nghiên cứu, đề xuất với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp thu để hoàn thiện chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, qua đó góp phần khẳng định vị trí, vai trò, uy tín của Quốc hội, cùng các cơ quan của Quốc hội tạo được sự gần gũi, yêu mến và tin tưởng của cử tri và Nhân dân cả nước.

Công tác dân nguyện đã góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của cử tri và Nhân dân với Đảng và Nhà nước; là “đầu mối”, đồng thời là một “kênh” quan trọng để cử tri cả nước gửi gắm nguyện vọng đến Quốc hội, Chính phủ, cơ quan tư pháp; là “cầu nối” để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa Quốc hội với cử tri và Nhân dân, thực hiện tốt phương châm Đảng lãnh đạo – Nhà nước quản lý – Nhân dân làm chủ.

Nhiệm vụ và quyền hạn

Căn cứ Điều 2 Nghị quyết số 1156/2016/UBTVQH13 ngày 17 tháng 3 tháng 2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban Dân nguyện quy định “Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Dân nguyện”:

1. Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức công tác tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật về tiếp công dân.

2. Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Ban dân nguyện để nghiên cứu; khi cần thiết, chuyển đơn, thư đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết, trả lời công dân. Tổng hợp, phân loại, chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

3. Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri để báo cáo tại kỳ họp Quốc hội.

4. Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri. Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, tổng hợp báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri và xây dựng báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri để trình Quốc hội.

5. Tham mưu, giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức và tiến hành các hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội xây dựng báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân để trình Quốc hội.

6. Tổng hợp kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn, thư và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội, định kỳ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.

7. Tham mưu, giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân về công tác dân nguyện.

8. Thông qua việc thực hiện công tác dân nguyện, nghiên cứu, đề xuất với Ủy ban thường vụ Quốc hội những vấn đề liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật.

9. Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.

Danh sách Ủy viên

Khóa XV

Khóa XIV

Khóa XIII

Tham khảo