Beta Cancri

Beta Cancri (β Cancri, viết tắt là Beta Cnc, β Cnc), còn được gọi là Tarf /ˈtɑːrf/,[9] là sao sáng nhất trong chòm sao Cự Giải, chòm sao tối nhất trong đai Hoàng Đạo.[10] Beta Cancri có cấp sao biểu kiến là +3,5[2]cấp sao tuyệt đối là −1,2.[6] Dựa trên các đo đạc thị sai của sao thu được trong sứ mệnh Hipparcos, ngôi sao này cách Mặt Trời khoảng 290 năm ánh sáng.[1] Một ngoại hành tinh được định danh là Beta Cancri b được cho là quay xung quanh ngôi sao này.[11]

β Cancri
β Cancri là ngôi sao dưới cùng bên phải trong "con cua"
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm saoCự Giải
Xích kinh08h 16m 30.9206s[1]
Xích vĩ+09° 11′ 07.961″[1]
Cấp sao biểu kiến (V)3,50 - 3,58[2]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổK4III Ba1[3]
Chỉ mục màu U-B+1,77[4]
Chỉ mục màu B-V+1,48[4]
Kiểu biến quangNghi vấn[2]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)22,94[5] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: −46,80[1] mas/năm
Dec.: −48,65[1] mas/năm
Thị sai (π)11.23 ± 0.97[1] mas
Khoảng cách290 ± 30 ly
(89 ± 8 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)−1,218[6]
Chi tiết
Bán kính61[7] R
Độ sáng871[7] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)1,5[7] cgs
Nhiệt độ3.990[7] K
Độ kim loại−0,24[7]
Tốc độ tự quay (v sin i)6,9[7] km/s
Tên gọi khác
Tarf, β Cancri, 17 Cancri, HR 3249, HD 69267, BD+09°1917, FK5 312, HIP 40526, SAO 116569, GC 11254, ADS 6704, CCDM 08165+0911, WDS J08165+0911A.[8]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Beta Cancri có một sao đồng hành và cả hai cùng được định danh là WDS J08165+0911. Beta Cancri mang ký hiệu WDS J08165+0911A[8] và sao còn lại mang ký hiệu WDS J08165+0911B.[12]

Danh pháp

β Cancri (được Latinh hóa tên gọi thành Beta Cancri) là định danh Bayer của ngôi sao này. WDS J08165+0911A là tên gọi của sao này trong Danh lục sao đôi Washington (Washington Double Star Catalog).[8]

Ngôi sao này còn có tên truyền thống là Al Tarf (Anh hóa thành Altarf[13]), có nghĩa là "cuối" hoặc "cạnh" trong tiếng Ả Rập.[14] Vào năm 2016, IAU đã thành lập Nhóm làm việc về tên các ngôi sao (Working Group on Star Names, WGSN)[15] để lập danh lục và chuẩn hóa các tên riêng cho các ngôi sao. WGSN đã phê duyệt tên Tarf cho Beta Cancri vào ngày 1 tháng 6 năm 2018 và hiện tên gọi này đã được đưa vào Danh sách tên sao được IAU phê duyệt (List of IAU-approved Star Names).[9]

Tính chất

Beta Cancri là một sao khổng lồ loại K màu cam, có bán kính gấp 50 lần bán kính Mặt Trời. Đây là một sao bari, một loại sao khổng lồ có nhiệt độ mát cho thấy sự phong phú của nguyên tố bari.[16] Beta Cancri cũng được nghi là có sự thay đổi một chút về độ sáng.[2]

Beta Cancri còn có một sao đồng hành là một sao lùn đỏ. Từ khoảng cách góc của nó là 29 giây cung, khoảng cách giữa sao đồng hành này và Beta Cancri là khoảng 2.600 AU, với chu kỳ quỹ đạo là 76.000 năm.[14]

Hành tinh

Một hành tinh quay xung quanh Beta Cancri đã được chứng minh vào năm 2014. Sử dụng dữ liệu vận tốc xuyên tâm từ các quan sát lặp đi lặp lại về ngôi sao, hành tinh này được ước tính có khối lượng tối thiểu xấp xỉ 7,8 lần khối lượng của Sao Mộc và chu kỳ quỹ đạo là 605 ngày.[11]

Hệ hành tinh Beta Cancri [17]
Thiên thể đồng hành
(thứ tự từ ngôi sao ra)
Khối lượngBán trục lớn
(AU)
Chu kỳ quỹ đạo
(ngày)
Độ lệch tâmĐộ nghiêngBán kính
b7,8 ± 0,8 MJ1,7 ± 0,1605,2 ± 4,00,08 ± 0,02

Tham khảo