Biên niên sử Hà Nội

Biên niên sử Hà Nội ghi lại các sự kiện của thành phố Hà Nội theo thứ tự thời gian. Xem thêm hai bài Lịch sử Hà Nội và Lịch sử Việt Nam để hiểu rõ các giai đoạn.

Cổ đại

Vùng đất quanh Hà Nội hiện nay được biết đến từ lâu, đó là thành Cổ Loa được tìm thấy khoảng 200 TCN.

Bắc thuộc lần 2 - lần 3 (từ thuộc Hán đến thuộc Đường)

Thời nhà Hậu Lý

Thời nhà Trần

Bắc thuộc lần 4 (thuộc Minh)

Thời Hậu Lê và thời kỳ Nam-Bắc triều

Thời nhà Nguyễn

Thời Pháp thuộc

  • 1932: Tờ Phong Hóa của Tự lực văn đoàn ra số đầu tiên.[41]
  • 1934: Thành lập Trường tư thục Thăng Long.[42]
  • 1935: Tiểu thuyết thứ bảy ra số đầu tiên.[41]
  • 1937: ngày 1/5/1937 nhân dân Hà Nội lần đầu tiên kỉ niệm Ngày Quốc tế Lao động tại khu Đấu xảo
  • 1938: Tờ báo trào phúng Vịt Đực ra số đầu tiên.[43]
  • 1939: tháng 10 năm 1939 an toàn khu của Xứ ủy được thành lập ở huyện Hoài Đức
  • 1942: an toàn khu của Xứ ủy được thành lập ở huyện Ứng Hòa
  • 1945:
    • 9 tháng 3: Quân đội Nhật tổ chức đảo chính.[44]
    • 20 tháng 7: Trần Văn Lai trở thành thị trưởng người Việt đầu tiên.[44]
    • 15 tháng 8: Xứ ủy Bắc kì họp tại làng Vạn Phúc, Hà Đông quyết định xúc tiến khởi nghĩa
    • 17 tháng 8: Tổng hội viên chức mít tinh hô hào ủng hộ chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.Ủy ban quân sự cách mạng Hà Nội chiếm diễn đàn để tuyên truyền cách mạng.
    • 18 tháng 8: cờ đỏ sao vàng xuất hiện nhiều tuyến phố ở Hà Nội. các huyện Ứng Hòa, Chương Mỹ, Quốc Oai khởi nghĩa giành chính quyền. Các huyện Thanh Trì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Thường Tín khởi nghĩa thắng lợi
    • 19 tháng 8: Quân đội Việt Minh chiếm Hà Nội.[45]

1945-1947

1954 đến hết Thế kỷ 20

  • Năm 1954: Hà Nội khi tiếp quản gồm 4 quận nội thành (34 khu phố, 37.000 dân) và 4 quận ngoại thành (45 xã, 16.000 dân), đánh số từ I đến VIII, với diện tích 152 km². Ngày 13/12/1954, sáp nhập khu vực phố Gia Lâm (gồm phố Gia Lâm, khu nhà ga Gia Lâm, sân bay Gia Lâm, và 4 xã Hồng Tiến, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy) của tỉnh Bắc Ninh vào Hà Nội.
  • 1956-1957: Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm.
  • 3/1958: Bỏ 4 quận nội thành, thay bằng 12 khu phố: Hoàn Kiếm, Hàng Cỏ, Hai Bà Trưng, Hàng Bông, Cửa Đông, Hàng Đào, Trúc Bạch, Văn Miếu, Ba Đình, Bạch Mai, Bảy Mẫu, Ô Chợ Dừa.
  • 1959: chia lại thành 8 khu phố nội thành: Hoàn Kiếm, Hàng Cỏ, Hai Bà Trưng, Trúc Bạch, Ba Đình, Đồng Xuân, Đống Đa, Bạch Mai và 4 huyện ngoại thành (có 43 xã).
  • 1961:
  • 1966-1968: Không quân Mỹ bắt đầu ném bom. Một phần thành phố đi sơ tán.
  • 21/11/1970, Mỹ cho đổ bộ quân đánh chiếm trại tù Sơn Tây nhằm giải thoát khoảng 65-70 tù binh hiện đang bị giam tại đây nhưng không thành công vì số này trước đó đã được chuyển đi nơi khác.
  • 1972: Chiến dịch Linebacker II, 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không
  • 21/12/1974: Thành lập các tiểu khu ở các khu nội thành, thay thế cho khối dân phố.
  • 1978:
    • Tháng 12: Sắp xếp lại các tiểu khu: khu Hoàn Kiếm có 18 tiểu khu, khu Ba Đình có 15 tiểu khu, khu Đống Đa có 23 tiểu khu, khu Hai Bà Trưng có 22 tiểu khu, tổng cộng là 78 tiểu khu.
    • Ngày 29 tháng 12: Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 4 (tháng 12 năm 1978) đã quyết định mở rộng Thủ đô Hà Nội (lần thứ hai) với diện tích đất tự nhiên là 2136 km², dân số 2,5 triệu người gồm bốn khu phố nội thành, một thị xã và 11 huyện ngoại thành. Hà Nội lấy thêm 5 huyện và 1 thị xã của tỉnh Hà Sơn Bình (Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, thị xã Sơn Tây), 2 huyện của tỉnh Vĩnh Phú (Mê Linh, Sóc Sơn).
  • 6/1981: Đổi khu phố thành quận và tiểu khu thành phường.
  • 12/8/1991: Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII, ranh giới Thủ đô Hà Nội được điều chỉnh. Trả 5 huyện và 1 thị xã đã lấy năm 1978 cho tỉnh Hà Tây và 1 huyện (Mê Linh) cho tỉnh Vĩnh Phú, còn bốn quận nội thành và năm huyện ngoại thành, với diện tích đất tự nhiên 924 km².
  • 1993
  • 1994:
    • Ngày 14 tháng 7, chợ Đồng Xuân bị cháy, gần như toàn bộ gian hàng trong chợ bị thiêu rụi.
  • 27/12/1995: Lập quận Tây Hồ
  • 1997:
    • Ngày 1 tháng 1: Lập quận Thanh Xuân
    • Ngày 1 tháng 9: Lập quận Cầu Giấy
    • Tháng 11: Tổ chức Hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp - Francophonie 1997.
  • 1999: Hà Nội được UNESCO tôn vinh là thành phố vì hòa bình[48]

Thế kỷ 21

Tham khảo

  • Papin, Philippe (2001). Histoire de Hanoi. Fayard. tr. 381–386. ISBN 2 213 60671 4.
  • Philippe Papin (2010). Lịch sử Hà Nội. Hà Nội: Nhà xuất bản Mỹ thuật.
  • William S. Logan (2010). Hà Nội: Tiểu sử một đô thị. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội.
  • Georges Boudarel (2002). Hanoi: City of the Rising Dragon. Lanham, Maryland: Rowman & Littlefield.
  • Trần Huy Liệu (2010). Lịch sử thủ đô Hà Nội. Hà Nội: Nhà xuất bản Thời Đại.
  • Trần Quốc Vượng (2011). Với Thăng Long – Hà Nội. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.
  • Nguyễn Vinh Phúc (2010). Lịch sử Thăng Long – Hà Nội. Hà Nội: Nhà xuất bản Thời Đại.
  • Phạm Văn Hà (chủ biên) (2013) Lịch sử Hà Nội. Hà Nội. nhà xuất bản Hà Nội

Ghi chú

Liên kết ngoài