Biến thể Delta SARS-CoV-2

Biến thể Delta SARS-CoV-2, cũng được biết đến với tên gọi biến thể dòng B.1.617.2, là một biến thể của dòng B.1.617 của SARS-CoV-2, loại virus tạo ra bệnh COVID-19.[1] Biến thể này được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ vào cuối năm 2020.[2][3]Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên là biến chủng delta vào ngày 31 tháng 5 năm 2021.

Các quốc gia có các trường hợp được xác nhận về biến thể Delta kể từ ngày 9 tháng 7 năm 2021 (GISAID)
Chú thích:
  5000+ ca xác nhận
  1000–4999 ca xác nhận
  100–999 ca xác nhận
  10–99 ca xác nhận
  2–9 ca xác nhận
  1 ca xác nhận
  Không có dữ liệu

Biến thể này có đột biến trong gen mã hóa protein gai SARS-CoV-2[4] làm thay thế các đoạn mã T478K, P681RL452R,[5] mà được cho là có ảnh hưởng đến khả năng lây truyền của virus cũng như ảnh hưởng đến khả năng các kháng thể đối với các biến thể đã lưu hành trước đây của vi rút COVID-19 có thể phòng chống được nó hay không.[6][không khớp với nguồn] Public Health England (PHE) thông báo vào tháng 5 năm 2021 rằng biến thế mới này có tỷ lệ tấn công thứ cấp cao hơn 51–67% so với biến thể alpha.[7] Trong một cuộc họp báo kỹ thuật vào tháng 6, các nhà nghiên cứu thông báo biến thể delta có liên quan đến việc tăng gần gấp đôi nguy cơ nhập viện của người bị lây nhiễm.[8]

Vào ngày 7 tháng 5 năm 2021, PHE đã thay đổi phân loại dòng B.1.617.2 từ một biến thể đang được điều tra (VUI) thành một biến thể đáng lo ngại (VOC) dựa trên đánh giá về khả năng lây truyền ít nhất là tương đương với B.1.1.7 (biến thể alpha), lần đầu tiên được xác định ở Vương quốc Anh (dưới tên gọi biến thể Kent).[9] Sau đó, vào ngày 11 tháng 5 năm 2021, WHO cũng phân loại VOC dòng này, và nói rằng nó cho thấy bằng chứng về khả năng lây truyền cao hơn và giảm khả năng phòng chống. Biến thể này được cho là chịu trách nhiệm một phần cho cơn sóng dịch thứ hai tại Ấn Độ bắt đầu vào tháng 2 năm 2021.[10][11][12] Nó cũng tạo ra cơn sóng dịch thứ ba tại Fiji, Vương quốc Anh[13][14]Nam Phi,[15] và sau đó WHO cảnh báo vào tháng 7 năm 2021 rằng biến thể này có thể có tác động tương tự ở những nơi khác như châu Âuchâu Phi.[16]

Vào ngày 7 tháng 6 năm 2021, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm ở Singapore đã đăng một bài viết cho thấy rằng những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với biến thể delta có nhiều khả năng bị viêm phổi và/hoặc cần thở oxy hơn những bệnh nhân mắc virus thông thường hoặc biến thể alpha.[17] Vào ngày 15 tháng 6 năm 2021, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ đã tuyên bố delta là một biến thể đáng lo ngại.[18]

Phân loại

Biến thể Delta có các đột biến trong gen mã hóa protein đột biến SARS-CoV-2 gây ra các sự thay thế D614G, T478K, P681R và L452R. Hệ thống phân loại phát sinh loài Nextstrain phân loại chủng thuộc nhánh 21A.[5]

Các dòng phụ khác của B.1.617

Cho đến nay, có ba dòng phụ của dòng B.1.617 được phân loại.

B.1.617.1 được Bộ Y tế Công cộng Anh chỉ định là một Biến thể đang được Điều tra vào tháng 4 năm 2021. Sau đó vào tháng 4 năm 2021, hai biến thể khác B.1.617.2 và B.1.617.3 được chỉ định là Biến thể đang được điều tra. Trong khi B.1.617.3 chia sẻ các đột biến L452R và E484Q được tìm thấy trong B.1.617.1, B.1.617.2 thiếu đột biến E484Q.[19][20]

Đột biến

Xác định các đột biến trong biến thể
SARS-CoV-2 Delta
GeneNucleotideAmino acid
ORF1bP314L
P1000L
SpikeG142D
T19R
R158G
L452R
T478K
D614G
P681R
D950N
E156del
F157del
MI82T
ND63G
R203M
D377Y
orf3aS26L
orf7aV82A
T120I
Nguồn: CDC[22] Covariants.org[23]

Các triệu chứng

Phòng ngừa

Các biện pháp không dùng thuốc được khuyến nghị để ngăn chặn loại hoang dã COVID-19 vẫn có hiệu quả đối với Delta. Những điều này bao gồm rửa tay, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với người khác, tránh chạm vào miệng, mũi hoặc mắt, tránh không gian đông đúc trong nhà với hệ thống thông gió kém.[24]

Điều trị

Dữ liệu thống kê

Đến ngày 22 tháng 6 năm 2021, hơn 4.500 trình tự của biến thể đã được phát hiện ở khoảng 78 quốc gia.[2] Số trình tự được báo cáo ở các quốc gia có phát hiện là:

Các trường hợp quốc gia
Quốc gia & khu vựcSố ca do biến chủng Delta (PANGOLIN) kể từ 14 tháng 7Các trường hợp đã xác nhận

(GISAID).[2] kể từ 19 tháng 7

Trường hợp đầu tiên
 Vương quốc Anh124,991152,08622 tháng 2, 2021
 Mỹ12,49915,63223 tháng 2, 2021
 Fiji(?)(?)19 tháng 4, 2021
 Ấn Độ10,58412,93915 tháng 10, 2020
 Canada3152,36515 tháng 3, 2021
 Đan Mạch2,5345,5018 tháng 3, 2021
 Đức2,6793,5591 tháng 3, 2021
 Bồ Đào Nha1,8462,4955 tháng 4, 2021
 Nhật Bản44857728 tháng 3, 2021
 Thụy Điển1,7252,41126 tháng 3, 2021
 Ý1,3462,1922 tháng 4, 2021
 Tây Ban Nha1,3992,16422 tháng 4, 2021
 Pháp1,1091,87121 tháng 2, 2021
 Bỉ1,0771,84125 tháng 3, 2021
 Hà Lan8211,24926 tháng 4, 2021
 Cộng hòa Nam Phi3821,20130 tháng 4, 2021
 Mexico3821,1985 tháng 4, 2021
 Ireland6021,19426 tháng 2, 2021
 Singapore1,0381,08326 tháng 2, 2021
 Nga78398521 tháng 4, 2021
 Indonesia5807973 tháng 4, 2021
 Thụy Sĩ41867529 tháng 3, 2021
 Israel64467016 tháng 4, 2021
 Úc58364316 tháng 3, 2021
 Thổ Nhĩ Kỳ(?)61128 tháng 4, 2021
 Việt Nam547218 tháng 4, 2021

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài