Các cuộc chiến tranh có số thương vong lớn nhất

bài viết danh sách Wikimedia

Chiến tranh là tình trạng xung đột vũ trang giữa các quốc gia, thế lực hay các nhóm bán quân sự không chính thức, như lính đánh thuê, quân nổi loạn và dân quân. Đặc trưng của chiếc tranh là bạo lực cực đoan, xâm lược, phá hủy và tử vong, thường dùng đến lực lượng quân sự và có tính chất lịch sử. Chiến tranh xuất phát do tham vọng chiếm đất đai, thị trường hay bất mãn về một vấn đề nhất định. Ngoài ra, còn có các thể loại chiến tranh khác như xung đột kinh tế, quân sự (điển hình là Chiến tranh Lạnh).

(Từ trái qua phải) Iosif Stalin, Franklin D. RooseveltWinston Churchill tại hội nghị Tehran năm 1943

Thế giới đã trải qua vô số các cuộc chiến tranh, khoảng từ thế kỷ 15 trước Công Nguyên (có lẽ là trận Megiddo) cho tới ngày nay. Các cuộc chiến dù lớn hay nhỏ cũng đã tác động đến lịch sử nhân loại. Khủng khiếp nhất là Chiến tranh thế giới lần thứ II, tuy nhiên, vẫn có nhiều cuộc xung đột khác cũng không kém phần khốc liệt nếu xét theo quy mô quân đội và dân số hạn chế của những nước tham chiến thời đó.

Các cuộc chiến tranh có số thương vong lớn nhất

Toàn thế giới
HạngTênThời gianSố người thương vong (ước tính)
1Chiến tranh thế giới lần thứ II1939-194573 000 000 [1]
2Các cuộc xâm lược của Mông Cổ1207-147240 000 000 [1]
3Loạn An Sử755-76335 000 000 [1]
4Tam quốc184–28030 000 000
5Chiến tranh Minh-Thanh1618-166225 000 000 [1]
6Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc1851-186420 000 000 [1]
7Các cuộc xâm lược của Timur1369-140517 000 000 [1]
8Chiến tranh thế giới lần thứ I1914-191817 000 000 [1]
9Cuộc nổi dậy Dungan1862–187712 000 000 [2]
10Nội chiến Nga1917-19219 000 000 [1]
11Chiến tranh Ba mươi năm1618-16487 000 000 [1]
12Chiến tranh Napoleon1804-18155 000 000 [1]
13Khởi nghĩa Khăn Vàng184-2055 000 000 [1]
14Thời kỳ Hỗn loạn (Nga)1598-16134 000 000 [1]
15Chiến tranh Việt Nam1955-19754 000 000 [1]

Ngoài số lượng thương vong, các cuộc chiến tranh trên còn để lại hậu quả nặng nề khác. Điển hình là Chiến tranh thế giới lần thứ II. Sau cuộc chiến, châu Âu bị chia ra làm hai khối: một phía chịu ảnh hưởng của phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu, còn phía kia chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Các nước đồng minh của Hoa Kỳ nằm trong kế hoạch gây ảnh hưởng chính trị thông qua các viện trợ kinh tế mang tên Kế hoạch Marshall trong khi các nước kia trở thành các nước chủ nghĩa cộng sản đồng minh của Liên Xô. Chiến tranh đồng thời là cơ sở hình thành Chiến tranh Lạnh. Việc Đức Quốc xã chiếm đóng gần như toàn bộ Châu Âu đã gây nên tác động sâu sắc đến tâm lý của người dân khi Đức thực hiện nhiều chính sách thô bạo (như là cuộc diệt chủng người Do Thái). Cuộc chiến cũng tạo ra nhiều phát minh lớn cho nhân loại như vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực, ra-đa...[3] Thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới lần thứ I, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.[4]

Loạn An Sử đã đe dọa sự kết thúc của nhà Đường. Nhà Đường đã tham gia vào một số cuộc chiến xung quanh, nhưng không mấy thành công, khiến ngân khố triều đình lúc đó bị suy kiệt. Hoàng đế Đường Huyền Tông đã chỉ định vị tướng mà ông tin cậy, An Lộc Sơn, phụ trách khoảng 150.000 quân trong nỗ lực giành lại một số mặt đất. Tuy nhiên, An Lộc Sơn đã huy động quân đội chống lại ông.[5] Sự việc này đã làm cho kinh tế suy yếu, đất nước mất quyền kiểm soát vùng Thông Lĩnh, nhiều công trình bị phá hoại, nhân dân đói khổ và bị bóc lột nặng nề.

Chiến tranh thế giới lần thứ I cũng đem lại hậu quả nặng nề, chỉ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II. Cuộc chiến làm hơn mười triệu người chết và hàng chục triệu người khác bị tàn phế, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đôla. Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa.[6] Tuy vậy, sự kết thúc của chiến tranh và sự thành lập Hội Quốc Liên cũng không thể nào ngăn được Chiến tranh thế giới lần thứ II

Các cuộc chiến tranh có số thương vong lớn nhất chia theo khu vực

Gia đình Sa hoàng Nicholas II là một trong những nạn nhân nổi bật của Nội chiến Nga

Châu Á

HạngTênThời gianSố người thương vong (ước tính)
1Chiến tranh thế giới lần thứ II1939-194573 000 000 [1]
2Các cuộc xâm lược của Mông Cổ1207-147240 000 000 [1]
3Loạn An Sử755-76335 000 000 [1]
4Tam quốc184–28030 000 000
5Chiến tranh Minh-Thanh1618-166225 000 000 [1]
6Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc1851-186420 000 000 [1]
7Các cuộc xâm lược của Thiết Mộc Nhi1369-140517 000 000 [1]
8Chiến tranh thế giới lần thứ I1914-191817 000 000 [1]
9Cuộc nổi dậy Dungan1862–187712 000 000 [2]
10Nội chiến Nga1917-19219 000 000 [1]
11Khởi nghĩa Khăn Vàng184-2055 000 000 [1]
12Chiến tranh Mughal-Maratha1680-17075 000 000 [7]
13Thời kỳ Hỗn loạn (Nga)1598-16134 000 000 [1]
14Chiến tranh Việt Nam1955-19754 000 000 [1]
15Chiến tranh Triều Tiên1950-19532 500 000 [1]

Châu Âu

HạngTênThời gianSố người thương vong (ước tính)
1Chiến tranh thế giới lần thứ II1939-194573 000 000 [1]
2Các cuộc xâm lược của Mông Cổ1207-147240 000 000 [1]
3Các cuộc xâm lược của Timur1369-140517 000 000 [1]
4Chiến tranh thế giới lần thứ I1914-191817 000 000 [1]
5Nội chiến Nga1917-19219 000 000 [1]
6Chiến tranh Ba mươi năm1618-16487 200 000 [1]
7Chiến tranh Napoleon1804-18155 000 000 [1]
8Thời kỳ Hỗn loạn (Nga)1598-16134 000 000 [1]
9Chiến Tranh Tôn Giáo Pháp1562-15983 000 000 [1]
10Chiến Tranh Xứ Gallia59TCN-51TCN2 000 000
11Chiến tranh Bảy Năm1756-17631 300 000
12Chiến tranh kế vị Tây Ban Nha1701-17141 251 000
13Chiến Tranh Punic lần 1264 TCN-241 TCN1 000 000
14Chiến Tranh Ba Vương Quốc1639-1651876 000
15Chiến Tranh Krym1853-1856650 000

Chú thích