Các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt

Các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt (tiếng Anh: Countries of Particular Concern (CPC)) là một chỉ định bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (được phân trách nhiệm bởi Tổng thống) về những quốc gia có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về tự do tôn giáo theo Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc tế (IRFA) năm 1998 (HR 2431) và sửa đổi năm 1999 (Public Law 106-55). Thuật ngữ "đặc biệt vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo" có nghĩa là có hệ thống, liên tục, vi phạm trắng trợn quyền tự do tôn giáo, bao gồm các vi phạm như:

a) Tra tấn hoặc đối xử tàn ác, vô nhân đạo hay đối xử hạ đẳng hay trừng phạt;

b) Kéo dài thời gian bị giam giữ mà không cần khởi tố;

c) Gây ra sự mất tích bằng cách bắt cóc hoặc giam giữ những người này một cách bí mật; hoặc

d) Phủ nhận trắng trợn quyền sống, tự do, hoặc sự an toàn của người. Các quốc gia bị chỉ định như vậy sẽ bị Hoa Kỳ đưa ra các biện pháp đối phó, bao gồm biện pháp trừng phạt kinh tế.

Ra các khuyến nghị tới nước, họ tin rằng nên được chỉ định là các nước cần quan tâm đặc biệt đối vì những vi phạm tự do tôn giáo của họ là Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, một cơ quan riêng biệt được tạo ra bởi IRFA (cùng với Văn phòng về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ) để giám sát tình trạng tự do tôn giáo trên thế giới. Cả hai đơn vị cung cấp các khuyến nghị chính sách cho tổng thống, bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Quốc hội Mỹ. Các khuyến nghị của nó không phải lúc nào cũng được Bộ trưởng Ngoại giao làm theo.

Ủy ban Tự Do Tôn Giáo Quốc tế

Ủy ban Tự Do Tôn Giáo Quốc tế (USCIRF) là một ủy ban của chính phủ liên bang Hoa Kỳ độc lập, lưỡng đảng được thành lập theo Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc tế (IRFA) giám sát quyền phổ quát về tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở ngoại quốc. USCIRF sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế để giám sát các vi phạm tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở ngoại quốc và đưa ra các khuyến nghị về chính sách cho tổng thống, ngoại trưởng, và Quốc hội. USCIRF là một tổ chức độc lập riêng biệt và khác với Bộ Ngoại giao. Phúc Trình Thường Niên phản ánh kết quả công việc một năm của những nhân viên trong ủy ban và đội ngũ chuyên nghiệp trong việc ghi nhận các vi phạm trên thực tế và đưa ra các khuyến nghị cho chính phủ Hoa Kỳ.[1]

Danh sách CPC

2004

Lần đầu tiên có ba nước mới rơi vào danh sách là Ả Rập Saudi, Eritrea và Việt Nam. Các nước tiếp tục bị xếp vào hạng "đáng quan tâm đặc biệt" là Trung Quốc, Miến Điện, Iran, Triều Tiên và Sudan.[2]

2016

Bản báo cáo cuối cùng là vào ngày 29 tháng 2 năm 2016, chỉ định mỗi quốc gia dưới đây là một CPC:[3]

Mỗi quốc gia kể trên đã có trong báo cáo trước ngoại trừ Tajikistan.

2017

Hôm 26/4, trong báo cáo thường niên về tình hình tự do tôn giáo Việt Nam, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đánh giá rằng Việt Nam "tiếp tục có tiến bộ về các điều kiện tự do tôn giáo", nhưng "các vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng vẫn tiếp diễn, đặc biệt nhắm vào các cộng đồng dân tộc thiểu số ở những vùng nông thôn tại một số tỉnh, thành." Trong báo cáo năm 2017, USCIRF một lần nữa kết luận rằng Việt Nam đáng bị đưa vào danh sách "các quốc gia đáng quan tâm" hay CPC, theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế (IRFA).[4]

Tham khảo

Liên kết ngoài