Cây vĩ (âm nhạc)

Trong âm nhạc, cây vĩ là một dụng cụ để tạo ra âm thanh dành riêng cho các loại đàn dây, như vĩ cầm, xenlô và các loại nhạc cụ dây dùng cây vĩ khác.[1][2][3][4] Từ này trong tiếng Pháp là archet,[5] hiện vẫn được dùng phổ biến ở Việt Nam dưới dạng phiên âm là acxê. Trong các nhạc cụ dân tộc của Việt Nam và Trung Quốc, có đàn nhị (nhị hồ), đàn hồ hay các loại đàn thuộc họ hồ cầm Châu Á và đàn yết tranh Trung Quốc hay ajaeng Hàn Quốc cũng dùng dụng cụ tương tự gọi là cung vĩ.

Một số loại cung vĩ thường gặp.

Cây vĩ (acxê) hoặc cung vĩ là một dụng cụ hình cung bằng gỗ hoặc bằng nhưa tổng hợp có căng nhiều sợi nhỏ (thường là lông đuôi ngựa hoặc tóc người) được phủ nhựa thông (làm tăng ma sát giữa các sợi với dây đàn). Đây là một dụng cụ do nhiều dân tộc khác nhau trên Thế giới phát minh ra, độc lập với nhau và từ lâu đời.

Lược sử

Nguồn gốc

Có thể cây cung là nguồn gốc của cây vĩ - năm 510 trước công nguyên

Bằng chứng tượng hình và điêu khắc từ các nền văn minh Ai Cập, Ấn Độ, Hellenic và Anatolian sơ khai cho thấy rằng các nhạc cụ dây đã xuất hiện và tồn tại từ rất lâu trước khi cây vĩ xuất hiện và phát triển. Eric Halfpenny, viết trong Encyclopædia Britannica năm 1988 rằng: "cây vĩ có thể bắt nguồn từ nền văn minh du mục bằng ngựa ở các nước Trung Á, lan truyền qua một số nước Hồi giáo vào khoảng thế kỷ thứ 10, rồi sang phương Đông. Vào khoảng năm 1000, nó đã xuất hiện ở Trung Quốc, Java, Bắc Phi, Cận Đông và Balkan, và châu Âu. Nguồn gốc cây vĩ được cho là từ cây cung của dân du mục.

Các bằng chứng đáng kể cho giả thuyết này là mọi yếu tố cần thiết cho việc phát minh ra cung vĩ đều "hội tụ" đầy đủ trong các bộ tộc du mục này ở Trung Á thời cổ:

  • Trong xã hội ới nhiều chiến binh cưỡi ngựa (chủ yếu là người Huns và người Mông Cổ), thì lông đuôi ngựa rất sẵn.
  • Các chiến binh chuyên sử dụng cung để chiến đấu hoặc săn bắn.
  • Lông đuôi ngựa hiện nay thường lấy từ những vùng khí hậu lạnh khắc nghiệt chủ yếu là từ Mông Cổ, vì loại này bền, chắc nhất.
  • Nhựa thông luôn dùng để "chà xát" vào cây vĩ nhằm tạo ra âm thanh, kể cả dây vĩ là bằng tóc người, thì từ xưa đã được các cung thủ sử dụng để "bảo dưỡng" cây cung vũ khí của mình bằng cách trộn với sáp ong.[6]

Cải tiến

Cây vĩ vào khoảng những năm 1600 của thời kỳ nhạc Barôc.

Như vậy, có thể hình dung việc phát minh ra cây vĩ bắt nguồn từ một chiến binh Mông Cổ, vừa sử dụng nhựa thông trên trang bị của mình, vừa dùng ngón tay phủ đầy nhựa thông để vuốt trên cây cung, tạo ra cái như "đàn hạc" hoặc "đàn lia", phát ra âm thanh ngắn liên tục, do đó truyền cảm hứng cho họ và người khác. Tuy nhiên cây cung kiểu này đã thay đổi khi được dùng như một nhạc cụ chuyên biệt với yêu cầu thẩm mỹ và tinh tế mà không phải là một loại vũ khí dùng như đàn nữa.[7][8][9]

Đàn tranh ajaeng của Hàn Quốc được chơi với vĩ kéo

Trước khi du nhập hồ cầm từ con đường tơ lụa, người Trung Quốc sử dụng cung vĩ để kéo lên đàn tranh. Họ phát minh ra đàn yết tranh (轧筝) có từ thời nhà Đường, sử dụng cung vĩ từ cành cây mây phủ nhựa thông mà sau này thay thế bằng cung lông ngựa để kéo mà du nhập vào bán đảo Triều Tiên trở thành đàn ajaeng (hangul:아쟁, Hanja:牙; Hán Việt: nha tranh).

Nguồn trích dẫn