Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ

Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (tiếng Anh: Convention on the Elimination of all Forms of Discrimination against Women, viết tắt là CEDAW) là một công ước quốc tế được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chấp thuận năm 1979. Được mô tả như một Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế cho phụ nữ, công ước này có hiệu lực từ ngày 3.9.1981. Hoa Kỳ là nước phát triển duy nhất chưa phê chuẩn công ước này. Nhiều nước đã phê chuẩn Công ước này, nhưng kèm theo một số tuyên bố, quyền bảo lưu và lời phản đối.[1]

Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
{{{image_alt}}}
Ngày kí18.12.1979
Nơi kíThành phố New York
Ngày đưa vào hiệu lực3.9.1981
Điều kiện20 phê chuẩn
Bên tham gia186 (Danh sách hoàn chỉnh)
Ngôn ngữTiếng Anh ,Tiếng Pháp ,Tiếng Trung,,Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Ả Rập, Tiếng Nga
Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination Against Women tại Wikisource
Những thành viên tham gia ký kết CEDAW
Mức độ thực thi công ước theo từng quốc gia, vùng lãnh thổ năm 2010.

Nội dung

Công ước định nghĩa việc phân biệt đối xử với phụ nữ như sau:

Bất cứ sự phân biệt, sự loại trừ hoặc hạn chế nào được thực hiện trên cơ sở giới tính mà có tác dụng hoặc nhằm mục đích làm suy giảm hoặc vô hiệu hoá sự công nhận, quyền thụ hưởng hoặc quyền sử dụng của phụ nữ, bất chấp tình trạng hôn nhân của họ, trên cơ sở bình quyền nam nữ, nhân quyền và các quyền tự do cơ bản khác trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, dân sự hoặc bất kỳ lãnh vực nào khác.

Công ước cũng thiết lập một danh sách hành động để chấm dứt việc phân biệt đối xử dựa trên giới tính:

Các nhà nước phải có các biện pháp để tìm cách loại bỏ những thành kiến và phong tục dựa trên ý tưởng về sự thua kém hoặc sự ưu việt hơn của một giới tính hoặc trên sự thể hiện giới tính rập khuôn.

Các nước phê chuẩn Công ước này được yêu cầu phải đưa ý niệm bình đẳng giới vào pháp luật quốc gia, bãi bỏ mọi điều quy định phân biệt đối xử trong các luật của mình, và ban hành các quy định mới để bảo vệ chống phân biệt đối xử với phụ nữ. Tuy nhiên việc bảo vệ đặc biệt cho chức năng làm mẹ không được coi là phân biệt đối xử (Điều 4). Và tất cả các biện pháp thích hợp, bao gồm cả việc làm luật, để ngăn chặn mọi hình thức buôn bán phụ nữ và bóc lột mại dâm của phụ nữ (Điều 6). Quyền được giáo dục, cơ hội bình đẳng về học bổng cho nữ sinh viên được đảm bảo và cũng khuyến khích việc nam nữ đồng giáo (Điều 10). Họ cũng phải thành lập các Toà án và các viện công cộng để bảo đảm việc bảo vệ hiệu quả các phụ nữ khỏi bị phân biệt đối xử, và thực hiện các bước để loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ do các cá nhân, tổ chức, và các xí nghiệp thực hiện.

Các thành viên và việc phê chuẩn

Bảy nước thành viên của Liên Hợp Quốc chưa phê chuẩn hoặc tán thành Công ước này là Iran, Nauru, Palau, Somalia, Sudan, TongaHoa Kỳ. Ngoài Hoa Kỳ đã ký nhưng chưa phê chuẩn, thì đây là những nước hoặc theo Hồi giáo (Iran, Somalia, Sudan) hoặc những đảo quốc nhỏ ở Thái Bình Dương (Nauru, Palau, Tonga). NiueThành Vatican cũng không ký Công ước này.[2]

Năm 2007, sau nhiều áp lực từ các tổ chức phụ nữ chẳng hạn như Liên minh quốc gia các Hiệp hội phụ nữ Đài Loan, thì Viện lập pháp của Đài Loan đã phê chuẩn các quy định của Công ước này đưa vào chính sách đối nội của mình, hiện vẫn còn chờ sự chấp thuận của Công ước về việc phê chuẩn trên.[3]

Ủy ban phụ trách việc loại bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ

Việc giám sát Công ước này là nhiệm vụ của Ủy ban phụ trách việc loại bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ, gồm 23 chuyên gia về các vấn đề phụ nữ thuộc nhiều nước thành viên khác nhau của Liên Hợp Quốc. Ủy ban họp mỗi năm 2 lần để xem xét các báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Công ước mà các nước ký kết phải nộp mỗi 4 năm.

Ủy ban này là một trong 10 Ủy ban của các hiệp ước liên quan tới nhân quyền của Liên Hợp Quốc.

Các ủy viên của Ủy ban được mô tả như "những chuyên gia đạo đức cao và có thẩm quyền trong lãnh vực đề cập trong Công ước", được bầu chọn cho một nhiệm kỳ 4 năm trong các cuộc bầu cử được tổ chức xen kẽ mỗi 2 năm. Các người đứng đầu ủy ban là một chủ tịch, 3 phó chủ tịch, và một báo cáo viên. Có những cố gắng để đảm bảo sự cân bằng đại diện theo địa lý và sự bao gồm các hình thức khác nhau về nền văn minh và các hệ thống pháp luật của thế giới.

Các ủy viên, tính tới tháng 1 năm 2011:

TênNướcThời hạn mãn nhiệm
Silvia Pimentel (Chủ tịch)  Brasil2012
Victoria Popescu (Phó chủ tịch)  România2012
Zohra Rasekh (Phó chủ tịch)  Afghanistan2012
Nicole Ameline (Phó chủ tịch)  Pháp2012
Violet Tsisiga Awori (Báo cáo viên)  Kenya2012
Magalys Arocha Dominguez  Cuba2012
Barbara Evelyn Bailey  Jamaica2012
Niklas Bruun  Phần Lan2012
Indira Jaising  Ấn Độ2012
Soledad Murillo de la Vega  Tây Ban Nha2012
Zou Xiaoqiao  Trung Quốc2012
Ayse Feride Acar  Thổ Nhĩ Kỳ2014
Olinda Bareiro-Bobadilla  Paraguay2014
Meriem Belmihoub-Zerdani  Algérie2014
Naela Mohamed Gabr  Ai Cập2014
Ruth Halperin-Kaddari  Israel2014
Yoko Hayashi  Nhật Bản2014
Ismat Jahan  Bangladesh2014
Violeta Neubauer  Slovenia2014
Pramila Patten  Mauritius2014
Maria Helena Lopes de Jesus Pires  Timor Leste2014
Patricia Schulz  Thụy Sĩ2014
Dubravka Šimonović  Croatia2014

Nghị định thư tùy chọn

Nghị định thư tùy chọn của Công ước về việc loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ là thỏa thuận một bên đối với Công ước, cho phép các bên ký Nghị định thư công nhận thẩm quyền của "Ủy ban phụ trách việc loại bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ" được xem xét các khiếu nại từ các cá nhân.[4]

Nghị định thư tùy chọn được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chấp thuận ngày 6.10.1999 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 22.12.2000.[5] Hiện nay đã có 79 nước ký kết và 102 bên tham gia.[6]

Việc tranh cãi

Trong một bài báo trên tạp chí Moment Magazine tháng 2 năm 2011, Paula Kweskin, khi thảo luận về cái gọi là các vụ giết người vì "danh dự" diễn ra trong lãnh thổ tự trị Palestine, viết rằng 2 phần 3 của mọi vụ giết người ở lãnh thổ tự trị Palestinedải Gaza đều là các vụ giết người vì "danh dự". Những tội phạm này không bị trừng phạt và pháp luật quy định không trừng phạt những kẻ giết người dựa trên "danh dự gia đình" Trong các cuộc phỏng vấn và thông cáo báo chí trên các trang web của mình, nhiều tổ chức phi chính phủ, trong đó có Badil, Trung tâm Nhân quyền Palestine, và Trung tâm trợ giúp pháp lý và tư vấn cho phụ nữ, đã chỉ trích các vụ giết người vì "danh dự" cùng việc thiếu sự bảo vệ pháp lý cho phụ nữ Palestine, vậy mà các tổ chức phi chính phủ này lại im lặng không đưa các vấn đề đó ra trước một diễn dàn của Công ước.

Công ước này đã bị một số nước và tổ chức phi chính phủ tranh cãi về các trình bày như thúc đẩy chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến theo phong cách Tây phương. Thường được dẫn chứng, là một báo cáo năm 2000 cho rằng ở Belarus, "Uỷ ban lo ngại về sự phổ biến liên tục những khuôn mẫu vai trò giới tính và việc tái du nhập các biểu tượng như ngày của Mẹ và một Giải thưởng của các bà mẹ, mà Ủy ban thấy như khuyến khích các vai trò truyền thống của phụ nữ".[7] Các quan điểm gây tranh cãi khác của Công ước là sự ủng hộ việc "phi tội phạm hóa" (decriminalization) việc mại dâm ở các nước cụ thể, chỉ trích Slovenia bởi vì chỉ có 30% trẻ em được chăm sóc ban ngày trong nhà trẻ, và gây sức ép một số nước để "phi tội phạm hóa" việc phá thai.[8] Những yêu cầu khác được các nhóm coi như một cách quanh co để buộc các bên quốc gia phải chấp thuận một tu chính án quyền bình đẳng (vào Hiến pháp) hay luật pháp quốc gia có thể so sánh, được xem như là một vi phạm nhiệm vụ do Công ước đặt ra và chủ quyền của các bên quốc gia.[9] Nước Úc và các nhóm cũ chống nữ quyền ở New Zealand (không còn hoạt động) cũng đã bày tỏ những lo ngại tương tự ở đầu thập niên 1980.

Gần đây hơn, cuộc tranh cãi liên quan tới Công ước này đã tập trung vào vấn đề được phá thaingừa thai. Theo C-FAM (Viện Nhân quyền và Gia đình Công giáo), tại các cuộc họp của Liên Hợp Quốc các quan chức đã ép phái đoàn Colombia nhằm tự do hóa luật phá thai của nước này và mở các đợt vận động khuyến khích sử dụng các phương tiện ngừa thai và "nhận thức về sức khỏe sinh sản" (reproductive health awareness).[10]

Nhiều quốc gia Hồi giáo xem Công ước này là thiên vị văn hóa các nước phương Tây và do đó đã đưa ra những điều bảo lưu về những yếu tố mà họ cho là mâu thuẫn cơ bản với luật Sharia của Hồi giáo.[11]

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Bản mẫu:International human rights legal instruments