Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

cơ quan viện trợ nước ngoài của chính phủ Hoa Kỳ

Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ, tên khác là Cơ quan Hoa Kỳ về phát triển quốc tế (tiếng Anh: United States Agency for International Development, viết tắt: USAID) là một đơn vị thuộc chính phủ Liên bang Hoa Kỳ được giao việc điều hành viện trợ dân sự của Mỹ cho nước ngoài.[3][4]

Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ
Tổng quan Cơ quan
Thành lập3 Tháng 11, 1961
Cơ quan tiền thân
  • International Cooperation Administration
Trụ sởRonald Reagan Building
Washington, D.C.
Số nhân viên3.909 nhân viên (2012)
Các Lãnh đạo Cơ quan
  • Rajiv Shah, Giám đốc
  • Mark Feierstein, Phó giám đốc
Websiteusaid.gov
Ghi chú
[1][2]

Lịch sử

Tổng thống John F. Kennedy là người đưa ra chỉ thị thành lập USAID năm 1961, kết hợp từ một số cơ quan tiền nhiệm để xúc tiến các chương trình ngoại viện do Quốc hội Hoa Kỳ thông qua.[5] Hằng năm Quốc hội lại cập nhật hóa các điều luật chỉ định những khoản ngân sách viện trợ. Về mặt pháp lý, USAID là một cơ quan độc lập nhưng hoạt động của cơ quan này chiếu theo chính sách đối ngoại của Phủ Tổng thống, Bộ Ngoại giaoHội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ.[6]

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố vào Tháng Giêng năm 2013 lòng cam kết "hợp nhất với đồng minh để diệt nghèo đói trong vòng 20 năm tới" và USAID lấy đó làm mục tiêu "hợp tác để chấm dứt cơ hàn và hỗ trợ những xã hội dân chủ năng động trong khi xây dựng an ninh và thịnh vượng cho Hoa Kỳ."[7] USAID hoạt động ở châu Mỹ Latinh, Phi, Á, và Đông Âu.

Nếu Hoa Kỳ thù địch với chính phủ của một quốc gia, USAID có thể được yêu cầu thực hiện các chương trình hỗ trợ cho các phong trào chính trị đối lập tìm cách lật đổ chính phủ của quốc gia đó. Các gói "Viện trợ chính trị" như vậy bị chỉ trích là không phù hợp với vai trò của USAID và khiến nó tham gia một cách bí mật vào các hoạt động lật đổ của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).

Chỉ trích

Tiến hành lật đổ các chính phủ

Tất cả các cuộc đảo chính tại Mỹ Latinh đều có sự can dự từ các văn phòng của USAID, thông qua việc cung cấp hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và tư tưởng cho các phe đối lập. Tổ chức này không ít lần bị các quốc gia trong khu vực cáo buộc can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia họ[8].

Kênh truyền hình Fox News của Mỹ tiết lộ: từ tháng 10-2009, thông qua USAID, chính quyền Mỹ đã để triển khai chương trình bí mật tiến hành các hoạt động gây bất ổn trong xã hội Cuba nhằm lật đổ chính phủ nước này. Khoảng 10 thanh niên Mỹ la-tinh được các nhân viên USAID tuyển mộ và huấn luyện, sau đó đưa sang Cu-ba dưới danh nghĩa các nhân viên y tế và dân sự với nhiệm vụ là tạo ra phong trào chống đối chính trị tại quốc gia này. Cơ quan an ninh Cu-ba đã phát hiện kế hoạch này hồi tháng 4/2014. Trước đó, Cuba cũng phát hiện dự án bí mật "Cuban Twitter", còn gọi là ZunZuneo, do USAID phát động từ tháng 10-2009 đến tháng 9-2012, nhằm thiết lập mạng xã hội dành riêng cho các thuê bao di động tại Cu-ba để tăng cường liên kết giữa các nhóm thanh niên chống đối, kích động lật đổ chính quyền Cu-ba[9].

Tại Bolivia, USAID đã thông qua hoạt động “tài trợ, hỗ trợ phát triển” để thiết lập hiện diện tại đất nước này. Sau đó, USAID đứng ra liên kết các tổ chức đối lập ở Bolivia, thực hiện kế hoạch phá hoại kinh tế và cuối cùng là lật đổ Tổng thống Evo Morales. USAID cũng cố gắng gây ảnh hưởng đối với Hội đồng lập hiến và gia tăng chủ nghĩa ly khai của các khu vực giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên như Santa Gruz và Cochabamba. Ít nhất 4 triệu USD đã được USAID tài trợ cho các chương trình công khai ủng hộ sự tự trị của một số khu vực như Santa Cruz, Beni, Pando và Tanrija, nhằm thúc đẩy phong trào ly khai và sự bất ổn của Chính phủ Bolivia. Nếu tính cả các khoản chi ngầm, ngân sách của USAID tại Mỹ Latinh lên tới 1,5 tỉ USD và 1/3 trong số này được cho là nhằm mục đích lật đổ chính phủ Bolivia. WikiLeaks đã tiết lộ tài liệu mật về chiến dịch chống Bolivia này vào năm 2016[8][10].

Năm 2014, USAID đã thực hiện tài trợ trị giá 200.000 USD cho một nhóm ở Sudan có quan hệ mật thiết với mạng lưới khủng bố al-Qaeda mang tên Cơ quan Cứu trợ Hồi giáo (ISRA), mặc dù nhóm này trước đó bị chính phủ Mỹ liệt vào danh sách tổ chức hỗ trợ tài chính cho khủng bố. Sau khi vụ việc bị phát hiện, USAID tuyên bố rằng gói viện trợ này chỉ là "nhầm lẫn"[11]

Tại Nga

Ngày 18/9/2012, chính phủ Nga đã cấm tổ chức USAID hoạt động trên lãnh thổ nước này.[12] Quyết định này được đưa ra do những hoạt động cuả USAID đã tài trợ cho các hoạt động nhằm gây ảnh hưởng tới các tiến trình chính trị, các thiết chế xã hội và các cuộc bầu cử ở các cấp khác nhau tại Nga. Ngay từ khi vận động tranh cử, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khẳng định sẽ tập trung đẩy lùi nguy cơ bất ổn bắt nguồn từ phong trào chống đối của phe đối lập trong nước với sự "tiếp sức" từ bên ngoài thông qua các tổ chức phi chính phủ (NGOs), mà USAID là nguồn tài trợ chính. Những năm 1980 của thế kỷ trước, khi Mikhail Gorbachev triển khai cuộc cải tổ, các tổ chức phi chính phủ cũng đua nhau nở rộ và trở thành tuyến đầu của cái gọi là "phong trào dân chủ" dẫn tới sự tan vỡ của Liên bang Xô Viết[13]

Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, USAID là một mũi nhọn để Mỹ thực hiện chiến lược "Diễn biến hòa bình". Tổ chức này đã cấp kinh phí cho hàng loạt các tổ chức phi chính phủ, như "Viện Nghiên cứu phát triển” (Institutes of Development Studies, viết tắt là IDS) do các nhân vật bất đồng chính kiến chống Nhà nước Việt Nam như Chu Hảo, Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A thành lập.[14]

Chú thích

Liên kết