Cơ quan hành chính Nhật Bản

Cơ quan hành chính Nhật Bản (kanji: 日本の行政機関, rōmaji: Nippon no gyōseikikan) là tên gọi chung của các cơ quan hành chính phụ trách sự vụ hành chính quốc gia của Nhật Bản, chủ yếu là các đơn vị hành chính cấp dưới của nội các.

Cơ cấu hành pháp

Quyền hành pháp của Nhật Bản được giao cho Nội các chính phủ. Nội các gồm Thủ tướng chính phủ và không quá 20 bộ trưởng chịu trách nhiệm tập thể trước nghị viện. Thủ tướng là người được nghị viện bổ nhiệm và phải là thành viên của nghị viện, thủ tướng có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miện các bộ trưởng. Các bộ trưởng phải là dân sự và phần lớn họ là nghị viên. Nếu hạ nghị viện thông qua một nghị quyết bất tín nhiệm chính phủ hoặc bác bỏ một nghị quyết tín nhiệm chính phủ thì nội các phải từ chức, trừ khi hạ nghị viện bị giải tán trong vòng 10 ngày[1].

Tổ chức chính phủ

Tổ chức Chính phủ Nhật Bản bao gồm: Nội các (thủ tướng và các bộ trưởng), Cơ quan nhân sự Quốc gia, Ban kiểm tra.

Danh sách cơ quan ngành trực thuộc Văn phòng nội các

Tên bộ ngành (Kanji)Tên bộ ngành (Romanji)Tên bộ ngành (Hán-việt)Tên bộ ngành
(Tương đương tiếng Việt)
Thành lậpTiền thân
外務省Gaimu-shōNgoại vụ tỉnhBộ Ngoại giao15/08/1869-
法務省Hōmu-shōPháp vụ tỉnhBộ Tư pháp01/08/1952-
総務省Sōmu-shōTổng vụ tỉnhBộ Tổng hợp (Bô Nội vụ)06/01/2001-
財務省Zaimu-shōTài vụ tỉnhBộ Tài chính06/01/2001-
環境省Kankyō-shōHoàn cảnh tỉnhBộ Môi trường06/01/2001-
防衛省Bōei-shōPhòng vệ tỉnhBộ Quốc phòng09/01/2007-
農林水産省Nōrin-suisan-shōNông lâm thủy sản tỉnhBộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản05/07/1978-
文部科学省Monbu-kagaku-shōVăn bộ khoa học tỉnhBộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Công nghệ06/01/2001-
厚生労働省Kōsei-rōdō-shōHậu sinh lao động tỉnhBộ Y tế, Lao động và Phúc lợi06/01/2001-
経済産業省Keizai-sangyō-shōKinh tế sản nghiệp tỉnhBộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp06/01/2001-
国土交通省Kokudo-kōtsū-shōQuốc thổ giao thông tỉnhBộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch06/01/2001-
国家公安委員会Kokka Kōan IinkaiQuốc gia công an ủy viên hộiỦy ban An toàn Công cộng Quốc gia07/03/1948-

Trực thuộc Văn phòng nội các có Ban điều phối mâu thuẫn môi trường, Cục Khai thác và Phát triển Okinawa, Cục Khai thác và Phát triển Hokkaido, Ban An ninh Quốc gia, Ban Hội chợ Thương mại, Cục Thổ nhưỡng, Ban Lễ tân Hoàng gia, Cục Môi trường, Cục Phòng vệ (Nay đã được nâng lên thành Bộ Quốc phòng), Cục Kế hoạch Kinh tế Quốc gia, Cục Khoa học và Công nghệ, Cục Quản lý và Điều phối.

Trực thuộc Ban an ninh Quốc gia có Cục Cảnh sát Quốc gia[2].

Cơ quan hành chính cấp tỉnh

Nhật Bản chia làm 47 tỉnh. Tại các tỉnh, chính quyền địa phương được thành lập ở cấp tỉnh, thành phố, thị trấn và thị xã, mỗi cấp đều có nghị viện riêng[3]. Tỉnh trưởng và thị trưởng thành phố, chủ tịch thị trấn và chủ tịch xã cũng như các thành viên của các nghị viện địa phương được bầu ra từ các cử tri có đăng ký cư trú tại khu vực nhất định.

Xem thêm

Chú thích