Cầu Sultan Haji Omar Ali Saifuddien

Cầu đường bộ ở Brunei

Cầu Sultan Haji Omar Ali Saifuddien (tiếng Mã Lai: Jambatan Sultan Haji Omar Ali Saifuddien, Jawi: جمبتن تمبوروڠ‎) là một cây cầu đường bộ bắc qua vịnh BruneiBrunei[1]. Cầu có chiều dài 26,3 km và là cây cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á tại thời điểm khánh thành.[2][3]

Cầu Sultan Haji Omar Ali Saifuddien

Jambatan Sultan Haji Omar Ali Saifuddien
جمبتن تمبوروڠ
Cầu Sultan Haji Omar Ali Saifuddien trong quá trình thi công vào tháng 2 năm 2019
Quốc gia Brunei
Bắc quaVịnh Brunei
Tọa độ4°53′09″B 115°04′54″Đ / 4,8857°B 115,0818°Đ / 4.8857; 115.0818
Thông số kỹ thuật
Kiểu cầuCầu dây văng
Cầu dầm hộp
Tổng chiều dài26,3 km
Lịch sử
Nhà thiết kếArup Group
Tổng thầuDaelim
Tổng Công ty Xây dựng Quốc gia Trung Quốc
Khởi công2014
Hoàn thành2019
Chi phí xây dựng1,6 tỷ đô la Brunei
Đã thông xe17 tháng 3 năm 2020 (2020-03-17)
Vị trí
Map

Mô tả

Đây là cây cầu đường bộ vượt biển đầu tiên tại Brunei, kết nối quận Brunei-Muara với quận Temburong, vốn là một vùng lãnh thổ tách rời của Brunei, ngăn cách với phần còn lại của đất nước bởi quận Limbang của bang Sarawak, Malaysia và vịnh Brunei. Trước đây, người dân muốn đi lại bằng đường bộ giữa quận Temburong với phần còn lại của Brunei, trong đó có thủ đô Bandar Seri Begawan đều phải đi qua lãnh thổ Malaysia và trải qua các thủ tục xuất nhập cảnh nhiều lần nên mất rất nhiều thời gian. Lộ trình duy nhất không phải qua lãnh thổ Malaysia là đi bằng đường thủy qua vịnh Brunei mất 45 phút di chuyển.[4][5]

Hệ thống đường của cầu là đường hai chiều bắt đầu tại nút giao có phân cách với Jalan Utama Mentiri giữa bùng binh Sungai Akar và giao lộ Salambigar. Từ đó con đường chạy qua hai đường hầm song song và điểm cuối là một nút giao thông khác mức với Jalan Kota Batu. Cả chiều dài là 3,6 km (2,2 dặm). Từ đó, cây cầu bắt đầu, với một đoạn cầu cạn dài 14,5 km (9,0 dặm) băng qua Vịnh Brunei, băng ngang qua mũi Pulau Berambang, chạy từ Pulau Pepatan đến Pulau Baru-Baru, rồi chạy lên Tanjung Kulat ở Temburong. Phần cuối cùng là một đoạn cầu cạn khác dài 11,8 km (7,3 dặm) bắt đầu từ Tanjung Kulat chạy đến Jalan Labu, băng qua Khu bảo tồn rừng Labu, nó tách thành một đoạn cầu khác bắc qua sông Labu, trước khi giao với Jalan Labu tại một bùng binh.

Lịch sử

Cầu được khởi công xây dựng vào năm 2014 và dự kiến hoàn thành, thông xe vào cuối năm 2019, tuy nhiên ngày thông xe cầu được dời đến tháng 3 năm 2020. Cây cầu được xây dựng bởi công ty Daelim của Hàn Quốc[6]Tổng Công ty Xây dựng Quốc gia Trung Quốc (CSCEC).[7] Dự án được báo cáo trị giá 1,6 tỷ đô la Brunei (tương đương 1,2 tỷ đô la Mỹ tính đến tháng 3 năm 2018).[8]

Việc xây dựng cầu được chia thành sáu "gói" hoặc hợp đồng.[9] Đầu tiên là CC1 hay gọi là Đường hầm Mentiri, là một loạt các đường hầm xuyên qua Mentiri Ridges nối Jalan Utama Mentiri với Jalan Kota Batu là đường hai chiều có kiểm soát. Các gói thầu xây dựng khác bao gồm CC2, CC3 và CC4 lần lượt bao gồm Cầu biển, Cầu dẫn đường và Cầu cạn Temburong. Việc xây của CC2 và CC3 được trao cho Daelim, một công ty của Hàn Quốc, chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống cầu cạn và hai cây cầu dây văng bắc qua vịnh Brunei.[6] Trong khi đó, Cơ quan Xây dựng Quốc gia Trung Quốc nhận hợp đồng CC4 chịu trách nhiệm xây dựng cầu cạn xuyên qua đầm lầy ngập mặn của Khu bảo tồn Rừng Labu[10]. CC5A và CC5B lần lượt là hệ thống điều khiển lưu lượng và hệ thống cấp điện, và hệ thống cung cấp điện.[11]

Do đại dịch COVID-19, cây cầu đã được khánh thành sớm hơn so với kế hoạch vào ngày 17 tháng 3 năm 2020, một ngày sau khi Brunei cấm hầu hết người nước ngoài không cư trú vào đất nước và hầu hết công dân và cư dân rời đi để tránh tình trạng quận Temburong bị ngăn cách hoàn toàn với phần còn lại của đất nước.[2]

Vào ngày 14 tháng 7 năm 2020, nhân dịp sinh nhật lần thứ 74 của Quốc vương Haji Hassanal Bolkiah, cây cầu được đặt tên là cầu Sultan Haji Omar Ali Saifuddien để vinh danh người cha quá cố của ông, cựu Quốc vương Haji Omar Ali Saifuddien III, người được xem là kiến trúc sư của Brunei hiện đại.[12]

Chú thích

Xem thêm