Cổng thông tin:Đế quốc Đông La Mã

Các chủ đềLịch sửĐế quốc Đông La Mã

Đế quốc Đông La Mã
Imperium Romanum
Βασιλεία Ῥωμαίων

Đế quốc Đông La Mã còn được gọi Đế quốc Byzantium, Đế quốc Byzantine, Đế quốc Byzance là một đế quốc tồn tại từ năm 330 đến năm 1453, đóng đô ở Constantinopolis. Trước khi thành lập, phạm vi của Đế quốc Đông La Mã trước đây nằm trong lãnh thổ của Đế quốc La Mã. Năm 330, khi Constantinus I, con của hoàng đế Constantius, nắm quyền trị vì và dời đô từ thành La Mã về Constantinopolis, được xem là thời điểm thành lập đế quốc Đông La Mã. Khi ông qua đời, đế quốc bị các con trai ông phân chia thành Đông và Tây. Sau khi vị hoàng đế cuối cùng của đế quốc phía tây là Romulus Augustus bị một thủ lĩnh người Giéc-man hạ bệ, đế quốc Tây La Mã sụp đổ. Nhưng đế quốc phía đông vẫn tiếp tục phát triển, trở thành một cường quốc có vai trò quan trọng ở châu Âu và được xem là một trong những trung tâm đạo Ki-tô lúc bấy giờ.

Không thấy một tư liệu chính xác nào về sự khởi đầu của đế quốc Đông La Mã. Một vài ý kiến cho rằng đế quốc này được thành lập dưới thời cai trị của Hoàng đế Diocletianus (284–305), người đã chia đế quốc La Mã thành hai nửa đông và tây. Một vài người lại nói rằng đế quốc bắt đầu vào thời của Constantinus I, vị hoàng đế đầu tiên đóng đô tại Constantinopolis. Những ý kiến khẳng định vào thời trị vì của Hoàng đế Theodosius I (379–395) hoặc theo sau cái chết của ông vào năm 395. Một vài người cho vào thời điểm xa hơn vào năm 476 khi đế quốc phía tây sụp đổ. Nhưng hiện nay tư liệu khá chính xác là vào năm 330, khi Constantinus I thành lập tân đô Constantinopolis dưới sự phát triển vượt bậc của văn hóa Ki-tô giáo và thời kỳ văn hóa chịu ảnh hưởng Hy Lạp (quá trình Hy Lạp hóa văn hóa). Đế quốc Đông La Mã đã tồn tại hơn một ngàn năm, từ thế kỷ thứ 4 cho đến năm 1453. Trong thời gian tồn tại của nó, Đông La Mã vẫn là một trong những cường quốc kinh tế, văn hóa, và quân sự lớn mạnh nhất ở châu Âu, bất chấp những thất bại và mất mát lãnh thổ, đặc biệt là trong cuộc Chiến tranh La Mã-Ba TưChiến tranh Ả Rập-Đông La Mã. Đế quốc sau đó đã phục hưng dưới triều đại Macedonia, một lần nữa Đông La Mã vươn lên thành liệt cường hàng đầu của vùng Đông Địa Trung Hải vào cuối thế kỷ thứ 10, đối địch với Nhà Fatima của người Hồi giáo.

Tuy nhiên, sau năm 1071, nhiều lãnh đổ ở Tiểu Á - trung tâm của đế quốc, bị người Thổ Nhĩ Kỳ Seljuk chiếm đoạt. Mặc dù Vương triều nhà Komnenos đã giành lại một số đất đai và hưng thịnh lại Đế quốc trong một thời gian ngắn trong thế kỷ thứ 12, sau khi Hoàng đế Andronikos I Komnenos qua đời và Vương triều Komnennos cáo chung ở cuối thế kỷ thứ 12, một lần nữa Đế quốc lâm vào suy vong. Đế quốc Đông La Mã bị cuộc Thập tự chinh lần thứ tư giáng một đòn chí mạng vào năm 1204, khiến Đế quốc bị giải thể và các lãnh thổ La Tinh và Hy Lạp thuộc Đông La Mã bị chia cắt.

Vào năm 1261, kinh đô Constantinopolis được giải phóng và Đế quốc Đông La Mã trung hưng, thế nhưng dưới triều các hoàng đế nhà Palaiologos, Đông La Mã chỉ còn là một trong nhiều quốc gia nhỏ đối địch nhau ở khu vực, trong suốt 200 năm tồn tại cuối cùng của nó. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nền văn hóa của Đế quốc sinh sôi nảy nở. Các cuộc biến loạn cung đình xảy ra liên tiếp trong thế kỷ 14 tiếp tục hủy hoại sự thịnh vượng của Đế quốc Đông La Mã, trong khi các lãnh thổ còn lại của Đông La Mã lần lượt bị lấy mất trong cuộc Chiến tranh Đông La Mã-Ottoman, mà đỉnh điểm là sự thất thủ của Constantinopolis và các vùng lãnh thổ còn lại bị Đế quốc Ottoman chinh phục vào thế kỷ thứ 15.

Bài viết tiêu biểu

Chiến tranh Ả Rập-Đông La Mã là một loạt các cuộc chiến giữa triều đại Ả Rập với Đế quốc Đông La Mã hay còn gọi là Đế quốc Byzantine từ thế kỷ thứ 7 và thứ 12. Cuộc chiến bắt đầu trong thời gian Cuộc chinh phục đầu tiên của người Hồi giáo dưới sự bành trướng của nhà Rashidun và Khalip Umayyad và tiếp tục dưới hình thức một cuộc tranh chấp biên giới lâu dài cho đến cuộc Thập tự chinh đầu tiên. Kết quả là, Đế quốc Đông La Mã đã bị mất mát phần lớn lãnh thổ của nó. Ngay khi chiến tranh Đông La Mã-Ba Tư vừa kết thúc thì người Ả Rập-Hồi giáo đã kéo quân vào tấn công các thành phố của Đế quốc Đông La Mã.

Những xung đột ban đầu kéo dài từ năm 634-718, kết thúc với Cuộc vây hãm Constantinopolis lần thứ hai của người Ả Rập và kết quả là việc mở rộng nhanh chóng của đế quốc Ả Rập vào vùng Anatolia. Tuy nhiên các cuộc xung đột lại tiếp tục từ giữa thế kỷ thứ 9 đến năm 1169. Các cuộc xâm lược vào các lãnh thổ miền nam Ý do lực lượng nhà Abbas tiến hành trong các thế kỷ 9 và 10 đã không thành công như ở Sicilia. Tuy nhiên, dưới triều đại Makedonia, người Đông La Mã chiếm lại lãnh thổ trong vùng Cận động bằng chính binh lực của họ, quân đội Đông La Mã thậm chí còn đe dọa chiếm lại phía nam Jerusalem. Tiểu vương quốc Aleppo và các hàng xóm của nó đã trở thành chư hầu của Đông La Mã ở phía đông, nơi mà mối đe dọa lớn nhất là vương quốc Fatimid ở Ai Cập, cho đến khi sự nổi lên của người Seljuk đã đảo ngược tất cả các trật tự và đẩy triều đình Abbas vào sâu trong vùng lãnh thổ Anatolia. Sự kiện này dẫn đến việc Hoàng đế Đông La Mã Alexios I Komnenos yêu cầu một cách tuyệt vọng viện trợ quân sự từ Giáo hoàng Urban II tại Hội đồng Piacenza, đây được cho là một trong những sự kiện để bắt đầu cuộc Thập tự chinh đầu tiên. [ Đọc tiếp ]

Nhân vật tiêu biểu

Justinianus IHoàng đế Đông La Mã từ năm 527 đến khi qua đời, là vị Hoàng đế thứ nhì của nhà Justinianus sau người chú là Justinus I. Ông được phong thánh bởi các tín đồ Chính Thống giáo Đông phương, và được Giáo hội Luther chọn ngày 14 tháng 11 (Lịch Thánh) làm ngày tưởng niệm.

Ông là một trong những nhân vật quan trọng nhất của thời kì hậu cổ đại và là vị Hoàng đế La Mã cuối cùng nói tiếng Latin như tiếng mẹ đẻ. Sự cai trị của Justinian đã tạo nên một kỷ nguyên khác biệt trong lịch sử của Đế quốc Đông La Mã. Triều đại của Justinian được đánh dấu bởi tham vọng nhưng chỉ có thể thực hiện được một phần renovatio imperii, hoặc "phục hồi Đế quốc".Tham vọng này được thể hiện bởi sự phục hồi một phần lãnh thổ của Đế quốc Tây La Mã không còn tồn tại. Vị tướng Belisarius tài năng của ông nhanh chóng chinh phục Vương quốc Vandal ở Bắc Phi, mở rộng sự kiểm soát của La Mã đến Đại Tây Dương. Tiếp theo Belisarius, Narses, các tướng lĩnh khác đã chinh phục Vương quốc Ostrogoth, khôi phục lại Dalmatia, Sicilia, Ý, và Rome trở về Đế quốc sau hơn một nửa thế kỷ nằm dưới sự kiểm soát của người rợ. [ Đọc tiếp ]

Hình ảnh chọn lọc

Nhà thờ Thánh Gioan -một tác phẩm của kiến trúc Đông La Mã, tại Kaneo tại Ohrid, Macedonia.

Ảnh: Diego Delso

Bạn có biết...

Nikiphoros Phokas
Nikiphoros Phokas
  • …ca khúc khải hoàn trở về nhưng Nikephoros II Phokas bị từ chối cử hành lễ ăn mừng chiến thắng theo thông lệ?
  • …loại bỏ Alexios II và tự đăng quang, Andronikos I Komnenos cũng đồng thời lấy luôn người vợ mới 12 tuổi của vị hoàng đế xấu số dù lúc này ông đã 65 tuổi?
  • …hoàng đế Đông La Mã Romanos I Lekapenos nguyên là con trai của một nông dân Armenia có tên "Theophylact Khó chịu"?
  • …một số bài văn thơ của vị hoàng đế triết gia Đông La Mã Leon VI được mọi người tin là dự báo tương lai của thế giới?
  • …kết hôn lần đầu ở độ tuổi 50, Nữ hoàng Đông La Mã Zoë Porphyrogenita sau đó còn thành gia lập thất thêm hai lần nữa?
  • …mặc dù bị buộc tội âm mưu chiếm đoạt ngai vàng, Romanos IV Diogenes vẫn được hoàng hậu Eudokia Makrembolitissa chọn làm chồng và phong làm hoàng đế?
  • …trong một lần săn lợn rừng, hoàng đế Đông La Mã Ioannes II Komnenos vô tình bị một mũi tên tẩm độc cắt vào tay và qua đời vài ngày sau đó?

Các thể loại

Không có thể loại con

Tham gia

Chủ đề Đế quốc Đông La Mã đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:


Hoàng đế Đông La Mã