Caritas Quốc tế

Caritas Quốc tế (tiếng Latin: Caritas Internationalis) là một hiệp hội của 164 tổ chức quốc tế cứu trợ nhân đạo và phục vụ phát triển xã hội của Giáo hội Công giáo Rôma hoạt động tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Caritas Quốc tế
Thành lập1897
LoạiTổ chức bác ái và phúc lợi xã hội của Giáo hội Công giáo Rôma
Tiêu điểmCứu trợ nhân đạo, phát triển quốc tế và phục vụ xã hội
Vùng phục vụ
Toàn thế giới
Trang webCaritas Internationalis
Trụ sở Caritas ở Caine Road, Mid-levels, Hong Kong.

Nhiệm vụ của hội là cứu trợ, giúp đỡ các người nghèo khổ và bị áp bức, để xây dựng một thế giới tốt hơn[1]

Tổ chức Caritas đầu tiên được hình thành tại Freiburg im Breisgau, (Đức), vào năm 1897. Các quốc gia có tổ chức Caritas sớm là Thụy Sĩ (1901) và Hoa Kỳ (Catholic Charities, 1910).

Lịch sử

Tem của Cộng hòa Liên bang Đức phát hành năm 2008 nhân kỷ niệm sinh nhật thứ 150 của đức ông Lorenz Wertmann

Tổ chức Caritas địa phương đầu tiên được đức ông Lorenz Werthmann (1858-1921) lập ra ở Köln (Đức) vào ngày 9 tháng 11 năm 1897 với tên ban đầu là Charitasverband für das Katholische Deutschland (Hiệp hội từ thiện Công giáo Đức), trụ sở đặt ở Freiburg im Breisgau. Năm 1916, Caritas được hội nghị các giám mục Đức công nhận là Hiệp hội từ thiện của các giáo phận.

Vào tháng 7 năm 1924, trong Đại hội Thánh Thể Thế giới ở Amsterdam (Hà Lan), 60 đại biểu đến từ 22 quốc gia đã thành lập một hội nghị, với trụ sở chính của Caritas Thụy Sĩ ở Lucerne. Năm 1928, hội nghị đã được đổi tên là Caritas Catholica. Các đại biểu hội họp hai năm một lần cho đến Thế chiến thứ hai và các hoạt động của Hội bị gián đoạn.

Công việc được nối lại vào năm 1947, với sự chấp thuận của Bộ ngoại giao Vatican, và hai hội nghị được triệu tập ở Lucerne để giúp điều phối các nỗ lực và hợp tác. Caritas đã được mở rộng thêm khi Bộ ngoại giao Vatican trao phó cho nó nhiệm vụ đại diện chính thức tất cả các tổ chức từ thiện Công giáo ở cấp quốc tế, đặc biệt là tại Liên Hợp Quốc.

Trong năm Thánh 1950 bắt đầu việc thống nhất các tổ chức Caritas. Theo gợi ý của Đức Ông Montini - lúc đó là quyền Bộ trưởng Ngoại giao Vatican, sau đó trở thành Giáo hoàng Phaolô VI - một tuần nghiên cứu, với sự tham gia từ 22 quốc gia, được tổ chức tại Roma để xem xét các vấn đề của công tác Caritas. Kết quả là đã quyết định thành lập một hội nghị quốc tế của tổ chức từ thiện Giáo hội Công giáo Rôma.

Trong tháng 12 năm 1951, khi Tòa Thánh phê duyệt các quy chế thì Đại hội đồng thành lập Caritas Internationalis đã diễn ra. Các thành viên sáng lập đến từ các tổ chức Caritas ở 13 quốc gia: Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hà Lan, Ý, Luxembourg, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy SĩHoa Kỳ.

Năm 1957, Hiệp hội đổi tên thành Caritas Internationalis để phản ánh sự hiện diện ngày càng tăng của các thành viên Caritas Quốc tế trên mọi lục địa. Ngày nay, Caritas Quốc tế là một trong những mạng lưới công tác nhân đạo lớn nhất thế giới với 162 thành viên làm việc tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nha Tổng thư ký của Caritas Quốc tế nằm ở Palazzo San Calisto trong thành Vatican.

Chủ tịch Caritas Internationalis hiện nay là Hồng y Luis Antonio Tagle và Tổng thư ký là Michel Roy.

Các cơ quan Caritas quốc gia và các cơ quan vùng

Nhà nuôi trẻ mồ côi thánh Nicholas, do Caritas thiết lập ở Novosibirsk, Nga.

Châu Phi hạ Sahara

45 cơ quan quốc gia

Châu Á

23 cơ quan quốc gia, trong đó có:

Châu Âu

Caritas châu Âu có 48 cơ quan quốc gia, trong đó có:

Châu Mỹ

Trung Đông và Bắc Phi

MENA cơ quan vùng Caritas MONA với 17 cơ quan quốc gia, trong đó có:

Châu Đại Dương

6 cơ quan vùng, trong đó có:

Thư mục

  • Catherine Maurer: Le modèle allemand de la charité. La Caritas de Guillaume II à Hitler. Strasbourg 1999, ISBN 2-86820-097-4.
  • Catherine Maurer: Caritas. Un siècle de charité organisée en Alsace. La Fédération de Charité-Caritas d’Alsace 1903–2003. Strasbourg 2003, ISBN 2-7468-1167-7.
  • Christian Heidrich: Carlo Bayer. Ein Römer aus Schlesien und Pionier der Caritas Internationalis. Jan Thorbecke Verlag, Sigmaringen 1992, ISBN 3-7995-6456-X.
  • Friedhelm Schwarz: Wirtschaftsimperium Kirche – der mächtigste Konzern Deutschlands. Campus-Verlag, Frankfurt/Main, New York 2005, ISBN 3-593-37444-7. Rezension in der WELT vom 18. August 2005
  • Carsten Frerk: Caritas und Diakonie in Deutschland. Alibri Verlag, Aschaffenburg 2005, ISBN 3-86569-000-9.
  • Wolfgang Becker-Freyseng: Arbeitsplatz Caritas – Survival-Handbuch für Caritas-MitarbeiterInnen, Lambertus-Verlag, Freiburg 2007, ISBN 978-3-7841-1682-2.

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài