Chính phủ mở rộng (1955–1959)

Trung lập quốc gia.

Chính phủ mở rộng được thành lập 22/09/1955 trên cơ sở của chính phủ Liên hiệp Quốc dân.

Chính phủ mở rộng

Chính phủ thứ năm của Việt Nam
1955 - 1959
Hồ Chí Minh - Chủ tịch chính phủ
Ngày thành lập22 tháng 09, 1955
Ngày kết thúctháng 10, 1960
Thành viên và tổ chức
Nguyên thủ quốc giaHồ Chí Minh
Lãnh đạo Chính phủPhạm Văn Đồng
Phó Lãnh đạo Chính phủPhan Kế Toại
Võ Nguyên Giáp
Trường Chinh
Phạm Hùng
Số Bộ trưởng22
Đảng chính trị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Đảng Lao động Việt Nam
Đảng Dân chủ Việt Nam
Đảng Xã hội Việt Nam
Cơ quan lập phápQuốc hội Việt Nam khóa I

Sau khi chiến thắng Pháp, xây dựng Chủ nghĩa Xã hội tại miền Bắc, để phù hợp hơn với vị thế mới, Chính phủ đã cải tổ và bổ sung thêm một số Bộ để phát triển và xây dựng đất nước. Chủ trương của Chính phủ mở rộng là Chính phủ dự bị cho Tổng tuyển cử toàn quốc.

Thành lập

Theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và được thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa I (20/9/1955), chính phủ mở rộng bắt đầu làm việc từ ngày 20/9/1955 và tiếp tục được bổ sung Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa I (27/5/1959). Kết thúc nhiệm kỳ khi Quốc hội khóa II bầu được Chính phủ mới (10/1960).

Hoạt động

Trong thời gian Chính phủ mở rộng được thành lập, Đảng Lao động Việt Nam củng cố quyền lực trên lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 trở ra. Hoạt động chủ yếu của Chính phủ được chia ra làm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 (1955-1957): Khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá
    • Đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành để chỉ đạo thực hiện kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá.
    • Kiện toàn bộ máy Chính phủ gồm 18 bộ.
  • Giai đoạn 2 (1958-1960): Phát triển và cải tạo kinh tế, phát triển văn hoá
    • Tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành của bộ máy với 22 bộ nhằm tăng cường chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển, cải tạo kinh tế, phát triển văn hoá, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật.
    • Kế hoạch 3 năm (1958-1960) đưa nền kinh tế Việt Nam nền kinh tế về cơ bản chỉ có hai thành phần là quốc doanh và tập thể.
    • Văn hoá, khoa học được phát triển. Đời sống nhân dân được cải thiện một bước.

Về đối ngoại tiếp tục mở rộng quan hệ ngoại giao, đoàn kết, đấu tranh trên trường quốc tế, kiên trì đường lối độc lập, tự chủ, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của bè bạn anh em, đồng thời cũng góp phần thực hiện nhiệm vụ đoàn kết quốc tế.

Về quốc phòng củng cố và phát triển quân sự, tiếp nhận trang thiết bị của các nước Xã hội chủ nghĩa.

Thành viên

Chức vụChức vụ trong ĐảngTênGhi chú khác
Chủ tịch nướcChủ tịch Đảng Lao động Việt NamHồ Chí Minh
Thủ tướngỦy viên Bộ Chính trị
Bí thư Ban Bí thư
Phạm Văn Đồng
Phó Thủ tướngPhan Kế Toạitừ 9-1955
Ủy viên Bộ Chính trị
Bí thư Ban Bí thư
Bí thư Quân ủy Trung ương
Võ Nguyên Giáp
Ủy viên Bộ Chính trịTrường Chinhtừ 4/1958
Ủy viên Bộ Chính trị
Bí thư Ban Bí thư
Phạm Hùngtừ 4/1958
Chức vụTrực thuộcTênGhi chú khác
Bộ trưởngBộ Quốc phòngVõ Nguyên Giáp
Bộ Ngoại giaoPhạm Văn Đồng
Bộ Nội vụPhan Kế Toại
Bộ Công anTrần Quốc Hoàn
Bộ Giáo dụcNguyễn Văn Huyên
Bộ Tài chínhLê Văn Hiếnđến 6/1958
Hoàng Anhtừ 6/1958
Bộ Giao thông và Bưu điệnNguyễn Văn Trân
Bộ Thủy lợi và Kiến trúcTrần Đăng Khoađến 4/1958
Bộ Thủy lợiTrần Đăng Khoatừ 4/1958
Bộ Kiến trúcBùi Quang Tạotừ 4/1958
Bộ Công nghiệpLê Thanh Nghị
Bộ Thương nghiệpPhan Anhtừ 9/1955 đến 4/1958
Bộ Nội thươngĐỗ Mườitừ 4/1958
Bộ Ngoại thươngPhan Anhtừ 4/1958
Bộ Y tếHoàng Tích Tríđến 5/1959
Phạm Ngọc Thạchtừ 5/1959
Bộ Lao độngNguyễn Văn Tạo
Bộ Tư phápVũ Đình Hòe
Bộ Văn hóaHoàng Minh Giám
Bộ Thương binhVũ Đình Tụngđến 5/1959, vì giải thể
Bộ Cứu tếNguyễn Xiểntừ 9/1955 đến 5/1959, vì giải thể
Bộ Nông lâmNghiêm Xuân Yêm
Phủ Thủ tướngPhạm Hùngtừ 9/1955 đến 4/1958
Nguyễn Duy Trinhtừ 4/1958 đến 12/1958
Nguyễn Khangtừ 5/1959
Bộ không Bộ
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước
Lê Văn Hiếntừ 12/1958
Chủ nhiệmỦy ban Kế hoạch Nhà nướcNguyễn Văn Trântừ 4/1958 đến 12/1958
Nguyễn Duy Trinhtừ 5/1959
Ủy ban Khoa học Nhà nướcTrường ChinhPhó Thủ tướng kiêm chức từ 4/1958
Tiền nhiệm:
Chính phủ Liên hiệp Quốc dân
Chính phủ mở rộng
22 tháng 09 năm 1955 - tháng 10 năm 1960
Kế nhiệm:
Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá II


Xem thêm