Cổng thông tin:Phật giáo

Phật giáo

một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống triết học khởi nguồn từ Thích-ca Mâu-ni

Phật

Phật A-di-đà cùng Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí

A-di-đà Phật là một trong những vị Phật được thờ trong Phật giáo Đại thừa, ngụ ở tịnh độ của mình và đến thế giới này với vai trò là một thế lực cứu độ. Theo Đại Kinh A-Di-Đà, trong một kiếp sống trước đây A-di-đà là một vị tăng tên là Dharmākara, ông nguyện khi đắc quả Phật sẽ tịnh hóa và trang nghiêm một thế giới, biến nó thành một trong những quốc độ thanh tịnh và đẹp đẽ nhất. Một khi ông hoàn toàn tỉnh giác và thành tựu lời nguyện của mình, Dharmākara sẽ trở thành Phật A-di-đà. Phật A-di-đà giờ đây đang cư ngụ tại thế giới đã tịnh hóa, gọi là Sukhāvatī tịnh độ ở phía phương Tây. Từ thế giới này Ngài sẽ đến với chúng ta, vây quanh bởi những vị bồ-tát, chào mừng những chúng sinh đã khuất và dẫn họ đi tái sinh trong đất nước thanh tịnh của Ngài.

Hình ảnh của A-di-đà không hề được nhắc đến trong những tầng văn liệu cổ xưa nhất của Phật giáo Nguyên thủy, nhưng vào khoảng đầu Công nguyên, danh hiệu A-di-đà xuất hiện là một vị Phật ở phía Tây trong bộ Ngũ phương Phật. Tín ngưỡng A-di-đà gần như được phát triển cùng với phương pháp hành trì thời kỳ đầu của Đại thừa là cầu khấn và thờ phụng "mọi vị phật" và hình tượng vài vị trong số đó đang sống ở những thế giới "thanh tịnh", xa xôi, ứng với một phương hướng chính. Huyền thoại về những lời nguyện và tịnh thổ của A-di-đà có thể được phát triển xấp xỉ với hay cạnh tranh với những tín ngưỡng tương tự của những vị Phật khác chẳng hạn như Phật A-súc-bệ.

Pháp

Các tăng sĩ khất thực tại Luang Prabang, Lào

Bố thí hành động hiến tặng vật chất, năng lực hoặc trí huệ cho người khác. Trong Phật giáo, được xem là hạnh quan trọng nhất trong Phật pháp. Bố thí là một trong sáu hạnh Ba-la-mật-đa, một trong Thập tùy niệm và là một đức hạnh quan trọng để nuôi dưỡng Công đức.

Trong Phật giáo Nguyên thủy, bố thí được xem là phương tiện để đối trị tính tham ái, vị kỉ và được thực hành để tránh khổ đau của đời sau. Theo Đại thừa, bố thí là biểu hiện của lòng từ bi và là phương tiện để dẫn dắt chúng sinh đến giác ngộ. Hành động bố thí thức ăn cho các vị khất sĩ hiện nay vẫn còn phổ biến tại các nước theo Phật giáo Nam truyền. Phật tử tại các nước này cúng tặng tiền bạc và phẩm vật cho chùa chiền và tăng sĩ, ngược lại các vị tì-kheo "bố thí" Phật pháp, hướng dẫn tu học. Hành động này cũng được xem là để nuôi dưỡng phúc đức.

Tăng

Tượng Huyền Quang trong Thiền viện Trúc Lâm

Huyền Quang là một thiền sư, nhà lãnh đạo Phật giáo Đại thừa Đại Việt thời Trần. Ông đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ và được bổ làm việc trong Viện Nội Hàn của triều đình, tiếp sư Bắc triều, nổi tiếng văn thơ. Sau này từ chức đi tu, theo Trần Nhân Tông lên Trúc Lâm. Là một thiền sư Việt Nam, tổ thứ ba dòng Trúc Lâm Yên Tử. Cùng với Trúc Lâm đại sĩPháp Loa, ông được xem là một Đại thiền sư của Việt Nam và người ta xem ông và hai vị nêu trên ngang hàng với sáu vị tổ của Thiền tông Trung Quốc hoặc 28 vị tổ của Thiền Ấn Độ.

Hình ảnh

Tượng Phật bằng vàng

Kinh điển

Quyển kinh A-di-đà bằng tiếng Nhật

Kinh A-di-đà là một bộ kinh Đại thừa quan trọng được lưu hành rộng rãi ở Phật giáo các nước Đông Á chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc. Kinh này miêu tả Tịnh độ Cực lạc của Phật A-di-đà cũng như pháp môn Niệm Phật để được vãng sinh về quốc độ của Phật Vô Lượng Thọ. Do đó, đây là một trong ba bộ kinh căn bản của Tịnh độ tông. Tuy nhiên, Kinh A-di-đà có lẽ là kinh phổ biến nhất và thường được đọc tụng hàng ngày bởi các Phật tử. Không những vậy, kinh còn thường được các thiền viện trùng tụng.

Tông phái

Tu sĩ Tào Động tông Nhật Bản đang thiền định

Thiền tông là một pháp môn tu tập trong Phật giáo. Tổ sư Thiền là một tông phái Phật giáo Đại thừa xuất phát từ 28 đời Tổ sư Ấn Độ và truyền bá lớn mạnh ở Trung Quốc, tuy nhiên các thiền sư trong Thiền tông tự coi tông phái mình tách biệt không thuộc Đại thừa hay Tiểu thừa. Thiền tông sinh ra trong khoảng thế kỉ thứ 6, thứ 7, khi Bồ-đề-đạt-ma đưa phép Thiền của đạo Phật vào Trung Quốc kết hợp với huyền học của đạo Lão. Nơi đây, Thiền tông trở thành một tông phái lớn, với mục đích là hành giả trực nhận được bản thể của sự vật và đạt giác ngộ, như Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được dưới gốc cây Bồ-đề.

Trích dẫn

« तारका तिमिरं दीपो मायावश्यायबुद्बुदं। सुपिनं विद्युदभ्रं च एवं द्रष्टव्यं संस्कृतं। »
Thích-ca Mâu-ni, Kim cương kinh

Bài viết

Tăng đoàn tại Lào

Tăng đoàn là đoàn thể của tu sĩ Phật giáo, sau khi các tu sĩ thọ giới tì-kheo. Ðời sống của tăng đoàn được quy định trong các giới luật được ghi trong Luật tạng. Bên cạnh PhậtPháp, thì tăng đoàn là một trong Tam bảo của Phật giáo. Tăng được xem là các vị đệ tử của Phật Thích Ca, các tu sĩ và cả những Phật tử nếu đã đạt được bất kỳ một trong bốn giai đoạn giác ngộ, những người đang tu học và thực hiện Chính pháp, giữ giới và dựa trên tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, được gọi là lục hòa. Theo sách cổ, bên cạnh việc tu hành, việc khất thực và an cư kiết hạ được xem là phẩm hạnh tu hành cần có của một vị tăng.

Thư mục

Tông phái

Thuật ngữ

Nhân vật

Kinh điển

Thánh địa

Nội dung khác : Lịch sử Phật giáo, Âm nhạc Phật giáo (+), Nghệ thuật Phật giáo