Chiếu thư đánh Chiêm

Chiếu thư đánh Chiêm[1] là một văn bản chữ Hán trong lịch sử Việt Nam, do Hoàng đế Lê Thánh Tông soạn thảo và thông báo cho nhân dân Đại Việt để chuẩn bị lực lượng tấn công vương quốc Chiêm Thành vào năm 1471.

Bối cảnh lịch sử

Vào cuối thế kỷ 15, thời kỳ đầu Lê Thánh Tông trị vì Đại Việt, quốc gia này có lãnh thổ cực nam là châu Hóa, tiếp giáp với vương quốc Chiêm Thành. Đây là vùng lãnh thổ bất ổn, thỉnh thoảng bị quân Chiêm Thành tấn công để đòi lại các châu mà quân Việt đã chiếm của Chiêm Thành từ thời nhà Trần. Vua Chiêm Thành lúc đó là Trà Toàn có những biểu hiện cấu kết với nhà Minh định trong đánh ra, ngoài đánh vào Đại Việt. Trà Toàn vốn cướp ngôi không danh chính và có những thái độ khinh thường và nhục mạ triều đình Đại Việt, nhục mạ sứ thần Đại Việt và cười cợt "Thiên tử" Đại Việt có ý định làm lu mờ "Thiên tử" Trung Hoa (xem chú thích 7 và 8).

Năm 1470, Lê Thánh Tông đã quyết định chinh phạt, sáp nhập lãnh thổ Chiêm Thành vào Đại Việt. Ông bá cáo với dân chúng trong nước biết một cách công khai và rõ ràng về lý do xuất quân, bằng chiếu thư đánh Chiêm. Ông thân chinh cầm quân tiến vào đất Chiêm Thành.

Tháng 3 năm 1471, kinh đô Chà Bàn (Vijaya) của người Chăm thất thủ. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, hơn 30.000 người Chăm bị bắt làm nô lệ, trong đó có vua Trà Toàn; 40.000 lính Chăm đã tử trận.

Sau chiến thắng, Lê Thánh Tông thực hiện chính sách mới, bình định và Việt hóa dân chúng người Chăm và sáp nhập lãnh thổ Chiêm Thành vào Đại Việt. Tháng 6 năm 1471, lãnh thổ Chiêm Thành được lập thành thừa tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Hoa.

Dưới đây là bản dịch của chiếu thư đánh Chiêm, đọc trước 26 vạn quân[2], vào ngày xuất quân mồng 6 tháng 11 âm lịch năm Canh Dần (tức ngày 28 tháng 11 năm 1470[3]).

Nội dung

Bản dịch trích từ bản dịch Đại Việt Sử ký Toàn thư:

Tham khảo

Chú thích