Chiang Mai (tỉnh)

tỉnh của Thái Lan

Chiang Mai (tiếng Thái: ) là một tỉnh miền Bắc đồng thời cũng là tỉnh lớn thứ hai của Thái Lan, tọa lạc phía bắc của nước này. Các tỉnh giáp giới (từ đông bắc theo chiều kim đồng hồ) bao gồm: Chiang Rai, Lampang, Lamphun, TakMae Hong Son. Về phía bắc, tỉnh này giáp biên giới bang Shan của Myanmar.

Chiang Mai
เชียงใหม่
Hiệu kỳ của Chiang Mai
Hiệu kỳ
Ấn chương chính thức của Chiang Mai
Ấn chương
Khẩu hiệu: ดอยสุเทพเป็นศรี ประเพณีเป็นสง่า บุปผชาติล้วนงามตา นามล้ำค่านครพิงค์
Chiang Mai trên bản đồ Thế giới
Chiang Mai
Chiang Mai
Quốc gia Thái Lan
Người sáng lậpMangrai sửa dữ liệu
Thủ phủThành phố Chiang Mai sửa dữ liệu
Chính quyền
 • Tỉnh trưởngWichai Sikhwan
Diện tích
 • Tổng cộng20,107,0 km2 (7,763,4 mi2)
Dân số (2017)
 • Tổng cộng1,820,000
 • Mật độ82,03/km2 (212,5/mi2)
Múi giờ+7 (UTC+7)
Mã bưu chính50000, 50110, 50120, 50130, 50140, 50150, 50160, 50170, 50180, 50190, 50210, 50220, 50230, 50240, 50250, 50260, 50270, 50280, 50310, 50320, 50350, 50360
Mã điện thoại53, 52
Mã ISO 3166TH-50 sửa dữ liệu
Thành phố kết nghĩaThượng Hải, Thanh Đảo, Yogyakarta, Trùng Khánh, Bursa, Côn Minh, Cáp Nhĩ Tân, Hải Phòng, Kengtung, Hokkaidō
Trang webhttp://www.chiangmai.go.th/

Địa lý

Pratat Doi Suthep, một đền tại Chiang Mai

Tỉnh này được nhiều núi bao bọc, các dãy núi thường chạy theo hướng Nam-Bắc. Sông Ping, một trong những chi lưu chính của sông Chao Phraya, bắt nguồn từ núi Chiang Dao. Núi cao nhất Thái Lan, với độ cao 2.575 m là núi Doi Inthanon, nằm ở đây. Nhiều vườn quốc gia nằm ở đây: Doi Inthanon, Doi Suthep-Pui, Mae Ping, Ob Luang,[1] Sri Lanna,[2] Huay Nam Dang,[3] Mae Phang, Chiang Dao, Mae Wang[4]Pha Daeng[5]

Lịch sử

Thành phố Chiang Mai đã là kinh đô của Vương quốc Lanna sau khi vương quốc này được thành lập năm 1296, cùng thời kỳ với Vương quốc Sukhothai.[6] Năm 1599, vương quốc này mất quyền độc lập và trở thành một phần của Vương quốc Ayutthaya. Năm 1932, tỉnh Chiang Mai đã trở thành đơn vị hành chính cấp hai của Thái Lan khi đơn vị hành chính Monthon Phayap, tàn tích của Vương quốc Lanna đã bị giải thể.

Nhân khẩu

13.4% của dân số tỉnh này là dân tộc miền núi, trong đó có người Hmong, người Dao, Lahu, Lisu, Akha và người Karen.

Biểu tượng

Con dấu

Con dấu của tỉnh cho thấy một con voi trắng ở trong một ngôi đình bằng thủy tinh. Voi trắng là một biểu tượng hoàng gia ở Thái Lan và con voi này được miêu tả để tưởng nhớ món quà là một con voi trắng mà vua Rama II tặng cho người cai trị Chiang Mai. Ngôi đền biểu tượng cho Phật giáo phát triển thịnh hành ở Chiang Mai, đặc biệt năm 1477, khi những lời giáo huấn của Đức Phật, Tripitaka, đã được xem xét.[7]

Hoa biểu tượng của tỉnh là Hoa Lửa rừng (Butea monosperma).[7]

Hành chính

Map of Amphoe

Tỉnh Chiang Mai được chia thành 25 huyện [1] (amphoe) và có 204 xã (tambon) và 2066 làng [2] / thôn (muban).

Huyện
  1. Thành phố Chiang Mai
  2. Chom Thong
  3. Mae Chaem
  4. Chiang Dao
  5. Doi Saket
  6. Mae Taeng
  7. Mae Rim
  8. Samoeng
  9. Fang
  10. Mae Ai
  11. Phrao
  1. San Pa Tong
  2. San Kamphaeng
  3. San Sai
  4. Hang Dong
  5. Hot
  6. Doi Tao
  7. Omkoi
  8. Saraphi
  9. Wiang Haeng
  10. Chai Prakan
  11. Mae Wang
  1. Mae On
  2. Doi Lo
  3. Galyani Vadhana

Du lịch

Một cửa hàng ở chợ đêm Night Bazaar
Vườn quốc gia Doi Inthanon
Thác Mae Ya
Bậc thang lên Wat Phrathat Doi Suthep

Văn hoá địa phương

Người dân tộc

Người Akha

Người H'Mông

Người Karen

Người La Hủ

Người Lisu

Người Tai Lue

Người Tai Yai

Người Dao

Thành phố kết nghĩa

8 tỉnh thành kết nghĩa với Chiang Mai đó là:[8]

Bộ sưu tập ảnh

Tham khảo

Liên kết ngoài