Chitose (tàu sân bay Nhật)

Chitose (tiếng Nhật: 千歳) là một tàu sân bay hạng nhẹ của hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế Chiến II. Không nên nhầm nó với chiếc tàu tuần dương Chitose. Nguyên là một tàu chở thủy phi cơ được hạ thủy vào năm 1936, nó được cải biến thành một tàu sân bay hạng nhẹ vào năm 1943. Nó bị đánh đắm trong Trận chiến vịnh Leyte vào ngày 25 tháng 10 năm 1944.

Chitose như một tàu chở thủy phi cơ trước khi được cải biến thành tàu sân bay
Lịch sử
Nhật Bản
Xưởng đóng tàuXưởng hải quân Kure
Đặt lườn26 tháng 11 năm 1934 như một tàu chở thủy phi cơ
Hạ thủy29 tháng 11 năm 1936
Hoạt động25 tháng 7 năm 1938
Xếp lớp lạiTàu sân bay hạng nhẹ: 1 tháng 1 năm 1944
Số phậnBị đánh đắm trong Trận chiến vịnh Leyte ngày 25 tháng 10 năm 1944
Đặc điểm khái quát
Lớp tàuLớp tàu sân bay Chitose
Trọng tải choán nước11.200 tấn (tiêu chuẩn); 15.300 tấn (đầy tải)
Chiều dài
  • 201,45 m (660 ft 11 in) mực nước
  • 192,5 m (631 ft 7 in) chung
Sườn ngang20,8 m (68 ft 3 in) mực nước
Mớn nước7,5 m (24 ft 7 in) tiêu chuẩn
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước
  • 4 × nồi hơi
  • 2 × trục
  • công suất 56.800 mã lực (42,4 MW)
Tốc độ53,5 km/h (28,9 knot)
Tầm xa9.300 km (5.000 hải lý)
Tầm hoạt động800
Vũ khí
  • 8 × pháo 127 mm/40 caliber
  • 30 × pháo phòng không 25 mm (năm 1944 tăng lên 48 khẩu)
Máy bay mang theo30

Tàu chở thủy phi cơ

Được đặt lườn vào năm 1934 tại xưởng hải quân Kure như một tàu chở thủy phi cơ và hạ thủy ngày 29 tháng 11 năm 1936, Chitose có khả năng hỗ trợ cho các kiểu thủy phi cơ trinh sát Kawanishi E7K Kiểu 94 "Alf" và Nakajima E8N Kiểu 95 "Dave". Cho dù có những suy đoán rằng Chitose có thể mang theo được loại tàu ngầm bỏ túi Kiểu A, thực ra chỉ có chiếc tàu chị em với nó là chiếc Chiyoda có khả năng này. Như một tàu chở thủy phi cơ, Chitose đã tham gia vào nhiều chiến dịch hải quân, từng tham dự trận Midway cho dù không có hoạt động chiến đấu nào. Nó bị hư hại ngoài khơi Davao, Philippines vào ngày 4 tháng 1 năm 1942. Nó yểm trợ cho lực lượng đổ bộ Nhật Bản lên quần đảo Đông Ấn và quần đảo Gilbert vào tháng 1 năm 1942, và nó bị thiệt hại trong Trận chiến Đông Solomon vào tháng 8 năm 1942.

Việc cải biến

Chitose sau khi được cải biến thành một tàu sân bay hạng nhẹ vào năm 1944.

Khi phía Nhật Bản bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của tàu sân bay, và nhất là sau khi bị mất các tàu sân bay hạm đội chủ lực sau Trận Midway, chiếc Chitose được cải biến thành một tàu sân bay hạng nhẹ tại xưởng Hải quân Sasebo bắt đằu từ 26 tháng 1 năm 1943, được đưa vào hoạt động trở lại vào ngày 1 tháng 11 năm 1943 dưới tên hiệu CVL (24) và được hoàn tất như một tàu sân bay vào ngày 1 tháng 1 năm 1944 và được bố trí về Hàng không chiến đội 3.[1]

Trận chiến cuối cùng

Cả Chitose lẫn chiếc tàu sân bay chị em với nó là Chiyoda đều bị đánh chìm bởi sự kết hợp của bom, pháo từ các tàu tuần dương và ngư lôi từ các khu trục hạm trong Trận chiến vịnh Leyte. Căn cứ vào kế hoạch của chiến dịch Sho-ichi go, cả hai chiếc tàu sân bay được cho di tản hết máy bay và được sử dụng làm mồi nhữ một cách rất thành công lực lượng tàu sân bay chủ yếu của hạm đội Mỹ ra khỏi các bãi đổ bộ trên bờ biển Philippines. Chitose bị đánh chìm bởi ngư lôi trong đợt tấn công thứ nhất của Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 do máy bay cất cánh từ tàu sân bay Essex ngoài khơi mũi Engano.

Lúc 08 giờ 35 phút, Chitose trúng phải ba ngư lôi và các quả bom ném gần trúng bên mạn trái phía trước thang nâng số 1. Điều này khiến cho các khoang nồi hơi số 2 và số 4 bị ngập và con tàu bị nghiêng ngay lập tức 27 độ và hỏng bánh lái. Dần dần độ nghiêng được giảm bớt còn 15 độ, nhưng đến 08 giờ 55 phút có thêm các khoang khác bị ngập làm cho nó nghiêng thêm đến 20 độ. Lúc 08 giờ 55 phút, khoang động cơ bên phải bị ngập nước khiến vận tốc giảm xuống còn 14 knot. Khoang động cơ bên phải tiếp nối bị ngập theo lúc 09 giờ 25 phút, và chiếc Chitose chết đứng giữa biển với độ nghiêng 30 độ. Lúc 09 giờ 37 phút ở tọa độ 19°20′B 126°20′Đ / 19,333°B 126,333°Đ / 19.333; 126.333, nó bị lật úp qua mạn trái và chìm mũi xuống trước với tổn thất lên đến 903 người kể cả thuyền trưởng Yoshiyuki Kishi. Tàu tuần dương Isuzu cứu được 480 người, và tàu khu trục Shimotsuki vớt được thêm 121 người nữa.

Danh sách thuyền trưởng

Như một tàu chở thủy phi cơ

Như một tàu sân bay hạng nhẹ

Tham khảo

Liên kết ngoài

Xem thêm

  • Danh sách các tàu sân bay