Cuộc tuần hành Cộng hòa tháng 1 năm 2015

Các cuộc tuần hành Cộng hòa (tiếng Pháp: Marches Républicaines) bao gồm một loạt tuần hành diễn ra ở các thành phố trên toàn nước Pháp vào ngày 10 và 11 tháng 1 năm 2015 để tưởng niệm các nạn nhân của vụ tấn công Charlie Hebdo, vụ nổ súng tại Montrouge, và cuộc khủng hoảng con tin Porte de Vincennes, đồng thời lên tiếng ủng hộ cho tự do ngôn luận, tự do báo chí và chống chủ nghĩa khủng bố.[2][3] Các quan chức Pháp ước tính rằng các cuộc tuần hành đã có sự tham gia của khoảng bốn triệu người dân cả nước, trở thành đợt tuần hành công cộng lớn nhất tại Pháp kể từ năm 1944, khi Paris được giải phóng khỏi tay Đức Quốc xã vào cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.[4][5]

Cuộc tuần hành Cộng hòa
Người biểu tình tại Place de la République, Paris, ngày 11 tháng 1 năm 2015
Ngày10 tháng 1 năm 2015 (2015-01-10) – 11 tháng 1 năm 2015 (2015-01-11)
Địa điểm
quốc tế Pháp,
Xem: danh sách
Nguyên nhânVụ xả súng Charlie Hebdo
Mục tiêuĐấu tranh chống khủng bố
Tự do báo chí
Tự do ngôn luận
Hình thứcBiểu tình, marches
Số lượng
4,4 triệu tại Pháp[1]
100k+ quốc tế
Tham dự của 40 nhà lãnh đạo thế giới
Dòng người ở Rennes, ngày 11 tháng 1.
Quảng trường République ở Paris
Biểu tình ở Paris, ngày 11 tháng 1.
Biểu tình ở Chambéry, ngày 11 tháng 1.
Cuộc biểu tình ngày 11 tháng 1 tại Strasbourg.
Dòng người ở Paris, ngày 11 tháng 1.
Dòng người ở Bordeaux, ngày 11 tháng 1.
Berlin, Đức
Tại Brussels, Bỉ, với biểu ngữ "Tất cả chúng tôi chống lại sự cực đoan".

Tại Paris, do đã dự kiến trước lượng người hưởng ứng cuộc ​​tuần hành, ba đường phố được dành cho cho các cuộc diễu hành từ Quảng trường Cộng hòa đến Quảng trường Nation. Người ta ước tính có khoảng 1,5 đến 2 triệu người đã xuống đại lộ Voltaire ở Paris.[6][7]

Tại các thành phố khác ở Pháp, hơn 300.000 người tập trung ở Lyon, chiếm khoảng một phần tư dân số. Hơn 100.000 người diễu hành trên đường phố Rennes, Toulouse, BordeauxMarseille trong vòng hai ngày. Các cuộc biểu tình lớn diễn ra ở Montreal, Brussels, Berlin, AmsterdamVienna.[5] Tổng thống Pháp cùng lãnh đạo của 40 nước trên thế giới, trong đó có thủ tướng Anh, thủ tướng Đức, đã nối vòng tay dẫn đầu đoàn tuần hành.

Địa điểm chính

10 tháng 1

Pháp

Quốc tế

11 tháng 1

Pháp

Quốc tế

Nhân vật tham gia nổi bật

Pháp

  • Pierre Arditi (diễn viên)
  • Martine Aubry (Thị trưởng Lille)
  • Jean-Marc Ayrault (Cựu Thủ tướng)
  • Édouard Balladur (Cựu Thủ tướng)
  • Claude Bartolone (Nghị trưởng Hạ viện)
  • François Bayrou (Lãnh đạo Phong trào Dân chủ (Pháp))
  • Tahar Ben Jelloun (Nhà văn người Pháp-Maroc)
  • Laurent Berger (Tổng thư ký Liên minh Dân chủ Pháp Lao động)
  • Dalil Boubakeur (Chủ tịch Hội đồng Hồi giáo Pháp và người điều hành Nhà thờ Hồi giáo Paris)
  • Jean-Christophe Cambadélis (Tổng bí thư Đảng Xã hội Pháp)
  • Sorj Chalandon (Nhà văn)
  • Hassen Chalghoumi (Lãnh tụ Hồi giáo ở Drancy)
  • Emmanuelle Cosse (Chủ tịch Europe Ecology – The Greens)
  • Édith Cresson (Cựu Thủ tướng)
  • Roger Cukierman (Chủ tịch Hội đồng Đại biểu các định chế Do Thái Pháp)
  • Jean-Louis Debré (Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp Pháp)
  • Pascal Delannoy (Giám mục ở Saint-Denis và đại diện của Hội đồng Linh mục Pháp)
  • Bertrand Delanoë (Cựu Thị trưởng Paris)
  • Jean-Paul Delevoye (Chủ tịch Hội đồng Kinh tế và Xã hội Pháp)
  • Harlem Désir (Ngoại trưởng phụ trách Các vấn đề châu Âu)
  • François de Rugy (Đồng Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Sinh thái học của Hạ viện Pháp)
  • Dominique de Villepin (Cựu Thủ tướng)
  • Nicolas Dupont-Aignan (Chủ tịch Debout la République)
  • François Fillon (Cựu Thủ tướng)
  • Caroline Fourest (Nhà văn, nhà phê bình chính trị, cựu thông tín viên của Charlie Hebdo)
  • Pierre Gattaz (Chủ tịch Medef)
  • Laurent Hénart (Chủ tịch Đảng Cấp tiến)
  • Anne Hidalgo (Thị trưởng Paris)
  • François Hollande (Tổng thống Pháp)
  • Jean-Paul Huchon (Chủ tịch Hội đồng vùng Île-de-France)
  • Alain Juppé (Cựu Thủ tướng)
  • Lionel Jospin (Cựu Thủ tướng)
  • Patrick Karam (Chủ tịch Hội đồng Đại diện người Pháp ở hải ngoại)
  • Nathalie Kosciusko-Morizet (Phó Chủ tịch UMP)
  • Jean-Christophe Lagarde (Chủ tịch UDI)
  • Stanislas Lalanne (Giám mục Pontoise)
  • Jack Lang (Viện trưởng Viện Thế giới Ả Rập và cựu Bộ trưởng)
  • Gérard Larcher (Nghị trưởng Thượng viện)
  • Pierre Lemaitre (Nhà văn)
  • Pierre Lescure (Giám đốc Liên hoan phim Cannes)
  • Moché Lewin (Điều hành Hội nghị các giáo sĩ châu Âu)
  • Stéphane Lissner (Giám đốc Paris Opéra)
  • Jean-Claude Mailly (Tổng thư ký Công đoàn Lao động Force)
  • Richard Malka (luật sư của Charlie Hebdo, tác giả truyện tranh)
  • Jean-Luc Mélenchon (Đảng viên đảng cánh tả trong Nghị viện châu Âu)
  • Joël Mergui (Chủ tịch Hội nghị Công giáo Trung ương Do Thái Pháp)
  • Frédéric Mitterrand (Cựu Bộ trưởng, nhà văn, nhà báo)
  • Hervé Morin (Chủ tịch New Centre)
  • Mohammed Moussaoui (Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức Hồi giáo Pháp)
  • Fleur Pellerin (Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Truyền thông)
  • Patrick Pelloux (bác sĩ, nhà báo của Charlie Hebdo)
  • Plantu (nhà thiết kế)
  • Jean-Pierre Raffarin (Cựu Thủ tướng)
  • Jean-Michel Ribes (Chủ nhà hát Théâtre du Rond-Point)
  • Michel Rocard (Cựu Thủ tướng)
  • Ségolène Royal (Bộ trưởng Bộ Sinh thái, Phát triển bền vững và Năng lượng)
  • Éric Ruf (quản lý nhà hát Comédie-Française)
  • Nicolas Sarkozy (Cựu Tổng thống Pháp)
  • Michel Sapin (Bộ trưởng Bộ Tài chính)
  • Éric-Emmanuel Schmitt (Nhà văn)
  • Christiane Taubira (Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
  • Jacques Toubon (chính trị gia)
  • Philippe Val (nhà báo, cựu giám đốc Charlie Hebdo)
  • Manuel Valls (Thủ tướng Pháp)

Quốc tế

Châu Âu
Châu Mỹ
  • Steven Blaney (Bộ trưởng Bộ An ninh Công cộng Canada)
  • Jane D. Hartley (Đại sứ Hoa Kỳ ở Pháp) [26]
Châu Á
Châu Phi

Salaheddine Mezouar, Ngoại trưởng Maroc hủy bỏ kế hoạch tham dự.[28]

Tổ chức quốc tế

Tranh cãi về National Front

Về việc tổ chức các cuộc tuần hành, một tranh cãi nổi lên, khi Marine Le Pen được cho biết, bà không được mời để tham dự vào cuộc tuần hành. Đó là bởi vì Đảng Mặt trận Quốc gia (National Front) có tiếng là hay gây chia rẽ. François Lamy, một trong những người tổ chức cho biết, Mặt trận Quốc gia không nên có mặt ở đó; đó không phải là nơi cho một đảng phái chính trị, mà trong nhiều năm, đã chia rẽ công dân Pháp, chỉ vì nguồn gốc, đạo giáo.[29] Tổng thống Hollande đã kết thúc vấn đề này khi tuyên bố "Bất cứ người công dân nào cũng có thể tới...nó không bị kiểm soát."[30]

Chú thích

Liên kết ngoài