Dân trí (báo)

báo điện tử

Dân Trí là một tờ báo điện tử trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Từ ngày 14/7/2020).

Báo Dân trí
Logo chính thức của báo Dân Trí
Có sẵn bằngTiếng Việt và Tiếng Anh
Thành lập4/2005
Trụ sởNhà 48, ngõ 2 Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội,
Việt Nam
Chủ sở hữuBộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Websitedantri.com.vn (vi-VN)
dtinews.dantri.com.vn (en-US)
Bắt đầu hoạt động4/2005
Tình trạng hiện tạiĐang hoạt động

Theo thống kê của Google, đến nay, mỗi tháng có bình quân Dân trí có 900 triệu lượt đọc; mỗi ngày có bình quân trên 10 triệu lượt người truy cập vào báo Dân trí tiếng Việt và tiếng Anh, trong đó 20% người truy cập từ nước ngoài (con số mới đây của Google cho biết 173 nước trên thế giới có người truy cập đọc Dân trí và DTINews).[1] Cũng theo thống kê của Google, địa chỉ của tờ báo này xếp thứ 9 trong Top 10 từ khóa có tốc độ "tăng trưởng tìm kiếm nhanh nhất toàn cầu". Đây cũng là từ khóa mang tên Việt Nam duy nhất trong bảng xếp hạng.[1][2]

Dân Trí có các mục về các vấn đề kinh tế, chính trị, thể thao, văn hóa và một Quỹ Nhân ái hoạt động với mục đích làm cầu nối cho những tấm lòng hảo tâm tới những hoàn cảnh khó khăn.

Đặc biệt là Giải thưởng Nhân tài Đất Việt đã trở thành giải thưởng uy tín mang tầm vóc quốc gia và là bệ phóng vững chắc cho các tài năng Việt.

Báo điện tử Dân trí ra mắt bạn đọc vào tháng 4/2005, từng kế thừa phần giao diện và bố cục nội dung của trang tin tổng hợp Tintucvietnam.com. Năm 2009, báo điện tử Dân trí lần đầu tiên thay đổi giao diện.

Người có vai trò lớn nhất trong việc gây dựng và phát triển báo điện tử Dân trí là ông Phạm Huy Hoàn, nguyên Tổng Biên tập.

Từ tháng 7/2020, báo điện tử Dân trí tách khỏi Hội Khuyến học Việt Nam và chuyển sang trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Từ 1/11/2023, Báo Lao động và Xã hội và Báo điện tử Dân trí hợp nhất thành Báo Dân trí.

Tòa soạn của báo tọa lạc tại số 48 đường Giảng Võ, phường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Ban Lãnh đạo

  • Tổng Biên tập: Phạm Tuấn Anh
  • Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Xuân Toàn, Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thuý Hằng

Giải thưởng

Trong 7 năm, Dân trí đã nhận được 9 giải thưởng báo chí lớn và nhiều giải thưởng khác:

* Năm 2012: Vượt qua hơn 1000 tác phẩm, bốn loạt bài của báo Dân trí đã lọt vào vòng chung khảo giải báo chí quốc gia lần VI, trong đó loạt bài "Nỗi gian truân khi làm sổ đỏ" của tác giả Vũ Văn Tiến đoạt giải B và "Câu chuyện từ vị "sứ thần" 10 tháng tuổi" giành giải C.

* Năm 2010, 4 tác giả của Dân trí được trao Giải báo chí Quốc gia. Đó là Cấn Mạnh Cường - Phương Thảo đoạt Giải B (không có giải A) loạt bài về xây dựng khách sạn tại Công viên Thống nhất. Tác giả Hồng Hạnh với tác phẩm 23 khoản thu đầu năm học và tác giả Tuấn Hợp với loạt bài về Embé đánh giày chờ chết trên hè phố đoạt giải Khuyến khích.[1][3]

* Năm 2009: Năm 2009, tác giả Phạm Phúc Hưng với loạt bài về đại hồng thủy Hà Nội đoạt Giải Khuyến khích và Bùi Hoàng Tám được lọt vào vòng Chung khảo Giải thưởng Báo chí quốc gia Báo chí quốc gia với loạt bài về Giáo dục.[3] Cùng năm 2009, tác phẩm Thủ tục để làm người còn sống - Quả bom thời hậu chiến còn được trao Giải A đề tài Lực lượng vũ trang và Chiến tranh cách mạng 5 năm (2004 - 2009)[1]

* Năm 2008: tác phẩm "Thủ tục làm người còn sống - Quả bom thời hậu chiến" của tác giả Bùi Hoàng Tám lọt vào vòng Chung khảo Giải thưởng Báo chí Quốc gia.[1]

* Năm 2019: Với tác phẩm báo chí mang tên "9X Việt điển trai phát hiện 8 loài vi khuẩn mới gây ấn tượng giới khoa học", phóng viên báo điện tử Dân trí Trịnh Thị Lệ Thu đã xuất sắc đạt giải ba Giải thưởng báo chí Khoa học và Công nghệ.

Tham khảo

Liên kết ngoài