Dép tông

Dép tông hay còn gọi là dép xỏ ngón, dép lào là một loại đồ đi chân khá thoáng mát, mỗi chiếc dép tông bao gồm một cái đế bằng và một cái quai hình chữ Y để người đi dép xỏ kẽ chân giữa ngón chân cái và ngón chân bên cạnh vào. Do đó dép tông ôm một cách lỏng lẻo vào chân nhưng vẫn khó có thể tuột ra.

Một đôi dép tông
Vài loại dép khác nhau

Nguồn gốc tên gọi

Loại dép này được gọi là dép tông là từ gốc tiếng Pháp, tong. Trong miền Nam gọi là dép Lào hoặc dép Nhựt (Nhật), dép hai quai. Dép Nhật (theo cách gọi miền Nam) xuất hiện tại miền Nam khoảng từ năm 1975, trước đó người miền Nam mang guốc và guốc dành cho đàn ông được gọi là guốc dong.

Sử dụng và thời trang

Dép tông được gắn chặt vào bàn chân nhờ một cái quai bằng vải xuyên giữa 2 ngón chân.

Dép tông là một loại dép rất thông dụng, được cho là có sử dụng từ thời Ai Cập cổ đại.

Nó thường được dùng làm dép đi ngoài trời hoặc khi đi tắm biển, đặc biệt phổ biến ở Ấn ĐộPakistan (ở các nước này, dép tông cực kì thông dụng và được gọi là Hawaii chappal- dép Hawaii), Australia, New Zealand, Nam Phi, Anh, Mỹ, Brazil, Panama, Israel, các đảo Thái Bình Dương, và Đông Nam Á.

Các tên gọi trên thế giới

Ở Pakistan và Ấn Độ, người ta gọi dép tông là "Hawaii chappal" ("chappal" là dép trong tiếng Hindi/Urdu). Dọc bờ đông nước Mỹ nó đôi khi được gọi là zories hoặc "thongs". Người Úc cũng gọi nó là "thongs" trong khi người New Zealand gọi nó là jandals. Dép tông còn được gọi là Plakkiesslip-slops (hoặc chỉ là slops) ở Nam Phi, go-aheads ở Nam Thái Bình Dương, sandálias havaianas (dép Hawaii) ở Brazil, hoặc thông dụng hơn, chỉ đơn giản là havaianas. Ở Philippines tên của dép tông là tsinelas, slippers, và step-ins. Ở Barbados, Hawaii và nhiều nơi khác trên thế giới, người ta lại gọi là slippers (dép lê) hoặc sandals (xăng đan). Ở Hy Lạp nó được gọi là sayonares (σαγιονάρες), có thể bắt nguồn từ một từ trong tiếng Nhật sayōnara, có nghĩa là tạm biệt, do nó có nguồn gốc từ Nhật Bản. Ở Ba Lan nó thường được gọi là japonki cho thấy xuất xứ Nhật Bản của nó. Ở NgaUkraine chúng được gọi là vietnamki.[1][2]

Xem thêm

Chú thích