Danh sách 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam

bài viết danh sách Wikimedia

Dưới đây là danh sách 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam tính đến năm 2023. Doanh nhân Phạm Nhật Vượng là người liên tục dẫn đầu bảng xếp hạng 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2010 đến 2022 (gián đoạn hai năm 2016-2017) và ông là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách top 1000 tỷ phú giàu nhất thế giới (xếp hạng thứ 974 thế giới) do tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn vào tháng 3 năm 2013.

Thập niên 2020

Năm 2023

Kể từ thời điểm cuối tháng 6 năm 2023 đến nay, bảng xếp hạng những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động, đặc biệt là trong top đầu. Vượt mặt tỷ phú Phạm Nhật Vượng, “cha đẻ” Thép Hòa Phát - ông Trần Đình Long vươn lên “dẫn đầu” thị trường chứng khoán với khối tài sản trên 38.500 tỷ đồng.[1][2]

Theo giá phiên giao dịch ngày 26 tháng 9 năm 2023, Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn FPT là ông Trương Gia Bình ghi nhận tổng tài sản tăng mạnh thêm khoảng 1.000 tỷ đồng, đạt mức 8.500 tỷ đồng nhờ giá cổ phiếu tăng thêm 1,1% lên 95.300 đồng/cp và ông cũng được chia cổ tức cũng như mua cổ phiếu ESOP. Với khối tài sản này, ông Trương Gia Bình vượt ông Hồ Xuân Năng (người hiện có khối tài sản 7.830 tỷ đồng) để lọt vào top 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.[3] Đây là lần đầu tiên sau 15 năm qua, ông Bình trở lại vị trí này.[4]

Thứ hạngHọ và tênChức danhTổng tài sản
(tỷ đồng)
Nguồn tài sản
1Trần Đình LongChủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát38.514Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
2Phạm Nhật VượngChủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup35.946Tập đoàn Vingroup (VIC)
10Trương Gia BìnhChủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT8.500Tập đoàn FPT (FPT)

Năm 2020

Sau một năm 2020 đầy biến động do tác động bởi dịch Covid-19, giá trị tài sản của các tỷ phú Việt Nam đều thay đổi mạnh, mặc dù thứ hạng của họ phần nhiều vẫn như năm 2019.[5] Trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, ngành bất động sản chiếm ưu thế khi có tới 5 đại diện.[6] Họ sở hữu khối tài sản 353.957 tỷ đồng, tăng gần 35.500 tỷ so với năm 2019.[7][8]

Thập niên 2010

Năm 2019

Kết thúc năm 2019, bảng xếp hạng 200 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là top 10 tỷ phú giàu nhất có một đặc điểm đáng lưu ý đó là: Tổng giá trị tài sản của nhóm người giàu nhất gia tăng một cách mạnh mẽ.[9][10]

Năm 2018

Tổng tài sản của 10 doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam lên tới hơn 315.000 tỷ đồng, tăng gần 45.000 tỷ đồng so với năm 2017.[11][12]

Năm 2017

Tổng tài sản của 100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2017 đạt 390 nghìn tỷ đồng (tương đương 17,2 tỷ đô la Mỹ), tăng 150% so với mức 155.000 tỷ đồng của cùng kỳ. Khối tài sản này tập trung rất lớn vào những người đứng đầu trong danh sách.[13][14]

Năm 2016

Trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam 2016, số doanh nhân ngành bất động sản hoặc liên quan đến bất động sản chiếm số lượng áp đảo, với tỷ lệ 7/15 người.[15][16][17]

Năm 2015

Số liệu tổng hợp của phiên giao dịch cuối cùng khép lại năm 2015 cho thấy tổng tài sản của 100 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam đạt gần 83.653 tỷ đồng (gần 3,7 tỷ đô la Mỹ), tăng 2,6% so với danh sách năm 2014.[18][19]

Năm 2014

Danh sách năm 2014 được xây dựng trên cơ sở thống kê tài sản của hơn 8.000 cổ đông thuộc diện phải công bố thông tin tại gần 700 doanh nghiệp niêm yết.[20][21]

Năm 2013

Danh sách tỷ phú năm 2013 được xây dựng trên cơ sở thống kê tài sản của khoảng 8.400 cổ đông thuộc diện phải công bố thông tin tại gần 700 doanh nghiệp niêm yết.[22][23]

Năm 2012

Danh sách năm 2012 được xây dựng dựa trên thông tin công bố của 704 doanh nghiệp niêm yết tại hai sàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.[24][25]

Năm 2011

Danh sách năm 2011 được xây dựng trên cơ sở tổng hợp số liệu, thông tin công bố của 723 doanh nghiệp niêm yết tại hai Sở Giao dịch Chứng khoán Hà NộiThành phố Hồ Chí Minh.[26][27]

Năm 2010

Danh sách những người có tài sản bằng cổ phiếu lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2010 được dựa trên thông tin công bố, báo cáo tài chính và cáo bạch của hơn 650 công ty niêm yết tại hai sàn TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.[28][29]

Thập niên 2000

Năm 2009

Danh sách tỷ phú năm 2009 được xây dựng trên cơ sở khảo sát hơn 10.000 bản tin và cáo bạch của gần 420 mã trong tổng số 459 cổ phiếu đang niêm yết trên hai sàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.[30][31]

Năm 2008

Danh sách năm 2008 được xây dựng trên cơ sở thông tin công khai của 310 công ty trong tổng số 345 đơn vị đang niêm yết cổ phiếu ở Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008.[32][33]

Năm 2007

Danh sách năm 2007 được xây dựng trên cơ sở thông tin công khai của 237 công ty trong tổng số 253 đơn vị đang niêm yết cổ phiếu ở Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007.[34][35]

Chú thích:
     Người Việt gốc Hoa
     Người Kinh

Năm 2006

Danh sách dưới đây được xây dựng trên cơ sở thông tin công khai của các công ty đang niêm yết cổ phiếu ở Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí MinhHà Nội.[36][37]

Chú thích:
     Người Việt gốc Hoa
     Người Kinh

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài