Danh sách các quốc gia theo GDP (danh nghĩa) bình quân đầu người
Dưới dây là bảng danh sách các quốc gia trên thế giới xếp theo Tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người, bao gồm giá trị của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong nước trong một năm được chia đều cho số dân của đất nước.

> $64.000 $32.000 – 64.000 $16.000 – 32.000 $8.000 – 16.000 | $4.000 – 8.000 $2.000 – 4.000 $1.000 – 2.000 $500 – 1.000 | < $500 không có số liệu |
Số liệu này chỉ tính trên danh nghĩa dựa trên tỷ giá hối đoái chính thức, chưa tính đến sức mua tương đương.
Độ chuẩn xác của GDP bình quân đầu người chỉ là tương đối, do GDP chỉ là tương đối (như không thể thống kê kinh tế ngầm...), và thống kê dân số cũng chỉ là tương đối. Theo lẽ thông thường, GDP bình quân đầu người là lấy GDP chia cho dân số (bao gồm cả người nước ngoài), còn GNI bình quân đầu người là tính thu nhập công dân do đó phải tính được thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài, rồi chia cho công dân / dân số. Nhiều nước chỉ có báo cáo thường xuyên về GDP và GDP/ người, chứ chậm hay không có báo cáo về GNP và GNP/ người (do khó tính hơn, và không dùng để tính quy hoạch phát triển địa phương). Các Chính phủ cũng thường xuyên chỉ có báo cáo GDP bình quân đầu người theo danh nghĩa, chứ không có báo cáo GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương vì số liệu sau khó tính hơn, và phải mất nhiều thời gian hơn rất nhiều để tính, trong khi độ chuẩn xác có thể không cao và thuộc nhiệm vụ của các tổ chức quốc tế (thông thường WB 5 năm tính một lần). Để tính và so sánh HDI, sử dụng số liệu GNI / người theo PPP, vì GNI hạn chế được những bất cập của tính GDP theo danh nghĩa hay theo giá thực tế (có tính đến lạm phát), và theo PPP hạn chế được chênh lệch giá cả mỗi quốc gia, tuy nhiên đánh giá đúng đóng góp tổng sản phẩm quốc nội, thì sử dụng GDP bình quân đầu người theo danh nghĩa. Số liệu theo PPP là "ảo", vì thực tế thì mỗi cá nhân thường không quan tâm giá cả các nước khác và họ quan tâm nhiều hơn đến thực lĩnh và giá cả nơi sinh sống, chi tiêu. Song thu nhập bình quân đầu người và GDP bình quân đầu người là khác nhau (chỉ vốn đầu tư và hiệu quả / năng suất lao động mới được tính vào tăng GDP, còn tiền hưởng từ cho thuê tài sản thì tính vào thu nhập nhưng không làm tăng GDP, hay tiền bán nhà không mang tính thương mại thậm trí không tính vào tăng thu nhập).
Theo một số quan điểm, để so sánh tốt hơn về chất lượng cuộc sống người ta đánh giá theo sức mua tương đương (xem Danh sách quốc gia theo GDP (PPP) bình quân đầu người).
Tuy nhiên các số liệu về GDP theo giá thực tế thường có tính chính xác cao hơn GDP theo sức mua tương đương (khó tính hơn và hay bị làm tròn, ước lượng) và có giá trị hơn khi so sánh kinh tế các quốc gia (đóng góp cho kinh tế thế giới) thường nằm trong báo cáo của các chính phủ. Tuy nhiên GDP theo sức mua tương đương phản ánh khá chính xác mức sống của người dân, song có hạn chế như 1 người có thể kiếm tiền ở nước này nhưng tiêu tiền ở nước khác để hưởng giá rẻ hơn (ví dụ một công dân Mỹ lấy tiền kiếm được ở Mỹ để tiêu tiền ở Việt Nam có giá rẻ hơn; và ngược lại) hay chất lượng hàng hóa các nơi khác nhau. Hơn nữa, số liệu GDP và GNP (GNI) có sự chênh lệch, ví dụ một công ty Trung Quốc kiếm tiền ở Việt Nam thì doanh thu tính vào GDP của Việt Nam, nhưng chỉ một phần nhỏ doanh thu là tính vào GNI của Việt Nam, còn phần lớn là tính vào GNI của Trung Quốc. Vì thế có sự chênh lệch đáng kể giữa GDP/người và thu nhập bình quân đầu người (sau khi trừ đi các khoản trả cho nước ngoài từ vốn và lao động, và các khoản nhà nước khấu trừ, nhưng cộng thêm các khoản khác để tính như từ sở hữu, tặng cho,...).
Một số nước như Cuba hay Bắc Triều Tiên,...áp dụng tính tổng sản phẩm quốc dân (quốc nội) khác với hầu hết các nước kinh tế thị trường, cách tính giống với hệ thống XHCN thời Liên Xô trước đây, nên rất khó so sánh.
Hiện nay vẫn tồn tại hai cách tính GDP bình quân đầu người khác nhau là chia GDP cho dân số đăng ký (công dân) và chia GDP cho dân số thường trú (tức dân số không bao gồm công dân thường xuyên sinh sống ở nước ngoài trong năm nhưng bao gồm cả người nước ngoài không phải công dân nhưng thường xuyên sinh sống ở nước đó trong năm). Ngoài ra một số nước không dùng SNA mà dùng MPS để tính GDP / GNP. GDP theo giá hiện hành cũng không bao gồm yếu tố lạm phát. Ngoài ra, thì biến đổi tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng đến GDP và GDP bình quân đầu người quy đổi để so sánh. Nên mọi so sánh chỉ có tính tương đối và cần thận trọng khi đánh giá.
Danh sáchSửa đổi
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (2019)[1] | Ngân hàng Thế giới (2017)[2] | Liên hiệp quốc (2017)[3] | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
|
Xem thêmSửa đổi
Nguồn tham khảoSửa đổi
- ^ World Economic Outlook Database-October 2017, Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Accessed on 18 January 2018.
- ^ Data refer mostly to the year 2015. [1] (selecting all countries, GDP per capita (current US$), World Bank. Accessed on 26 December 2016, Liechtenstein updated 6 November 2016
- ^ National Accounts Main Aggregates Database, 2016, (Select all countries, "GDP, Per Capita GDP - US Dollars", and 2016 to generate table), United Nations Statistics Division. Accessed on 2 Jan 2018.