Danh sách kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế

bài viết danh sách Wikimedia

Kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế (IMOs - viết tắt của International Mathematical Olympiads) lần đầu tiên được tổ chức tại România vào năm 1959. Kể từ đó, với tư cách là kì thi thuộc Olympic Khoa học Quốc tế lâu đời nhất, IMO đã được tổ chức hàng năm, trừ năm 1980. Năm đó, cuộc thi ban đầu dự định tổ chức tại Mông Cổ, tuy nhiên đã bị hủy bỏ do Liên Xô xâm lược Afghanistan.[1] Do ban đầu cuộc thi được lập ra bởi các nước Đông Âu tham gia khối Warszawa, dưới ảnh hưởng của khối phương Đông,[2] các kỳ thi trước đó chỉ được tổ chức ở các nước Đông Âu và dần dần lan sang các quốc gia khác.[3] Các nguồn thông tin có sự khác nhau về thành phố đăng cai và ngày chính xác tổ chức một số IMO đầu tiên.[4]

Một đường tròn giao nhau với một hình số tám nằm ngang (đường lemniscat). Đường tròn có nửa màu vàng và nửa màu xanh lá, đường lemniscat có một phần ba màu đỏ, một phần ba màu xanh dương và một phần ba màu đen. Các hình được thể hiện trên một nền màu trắng.
Logo Olympic Toán học Quốc tế

IMO lần đầu tiên được tổ chức tại România vào năm 1959, với bảy quốc gia tham dự bao gồm Bulgaria, Tiệp Khắc, Đông Đức, Hungary, Ba Lan, România và Liên Xô, trong đó quốc gia chủ nhà dẫn đầu.[5] Kể từ đó, số lượng quốc gia tham dự đã tăng lên: từ 14 quốc gia vào năm 1969, 50 quốc gia vào năm 1989 tới 104 quốc gia vào năm 2009.[6]

Triều Tiên là quốc gia duy nhất bị phát giác gian lận, dẫn đến việc bị loại tại IMO lần thứ 32 năm 1991 và lần thứ 51 năm 2010.[7][8] Tháng 1 năm 2011, Google đã tài trợ 1 triệu euro cho ban tổ chức IMO để hỗ trợ chi phí cho các cuộc thi từ năm 2011 đến 2015.[9]

Danh sách kỳ thi

Trắc Quần (Alex) Tống, người có thành tích tốt nhất tại IMO với năm huy chương vàng và một huy chương bạc.
Bốn thí sinh đạt điểm tuyệt đối tại IMO 2001. Từ trái sang phải: Gabriel Carroll, Reid Barton, Chương Chí Cường và Tiểu Lương.
Đội tuyển Bangladesh tại IMO 2009
Đội tuyển Serbia tham dự IMO 2010
Lễ bế mạc IMO 2015
Đội tuyển Đức tại IMO 2016
Đội tuyển Armenia tại IMO 2018
#[6]Địa điểmNămNgày[6]Quốc gia dẫn đầu[10]Chú thích
BrașovBucharest195923 tháng 6 – 31 tháng 7  România[11]
Sinaia196018 tháng 7 – 25 tháng 7  Tiệp Khắc
Veszprém19616 tháng 7 – 16 tháng 7  Hungary
České Budějovice19627 tháng 7 – 15 tháng 7  Hungary
WarszawaWrocław19635 tháng 7 – 13 tháng 7  Liên Xô
Moskva196430 tháng 6 – 10 tháng 7  Liên Xô
Đông Berlin196513 tháng 6 – 13 tháng 7  Liên Xô
Sofia19663 tháng 7 – 13 tháng 7  Liên Xô
Cetinje19677 tháng 7 – 13 tháng 7  Liên Xô
10  Moskva19685 tháng 7 – 18 tháng 7  Đông Đức
11  Bucharest19695 tháng 7 – 20 tháng 7  Hungary
12  Keszthely19708 tháng 7 – 22 tháng 7  Hungary
13  Žilina197110 tháng 7 – 21 tháng 7  Hungary
14  Toruń19725 tháng 7 – 17 tháng 7  Liên Xô
15  Moskva19735 tháng 7 – 16 tháng 7  Liên Xô
16  ErfurtĐông Berlin19744 tháng 7 – 17 tháng 7  Liên Xô
17  BurgasSofia19753 tháng 7 – 16 tháng 7  Hungary
18  Lienz19762 tháng 7 – 21 tháng 7  Liên Xô
19  Belgrade19771 tháng 7 – 13 tháng 7  Hoa Kỳ
20  Bucharest19783 tháng 7 – 10 tháng 7  România
21  Luân Đôn197930 tháng 6 – 9 tháng 7  Liên Xô
- IMO 1980 được dự định tổ chức ở Mông Cổ nhưng bị hủy và tách thành hai sự kiện không chính thức ở châu Âu.[1]
22  Washington, D.C.19818 tháng 7 – 20 tháng 7  Hoa Kỳ[11]
23  Budapest19825 tháng 7 – 14 tháng 7  Tây Đức
24  Paris19833 tháng 7 – 12 tháng 7  Tây Đức
25  Prague198429 tháng 6 – 10 tháng 7  Liên Xô
26  Joutsa198529 tháng 6 – 11 tháng 7  România
27  Warszawa19864 tháng 7 – 15 tháng 7  Liên Xô
 Hoa Kỳ
28  La Habana19875 tháng 7 – 16 tháng 7  România
29  SydneyCanberra19889 tháng 7 – 21 tháng 7  Liên Xô
30  Braunschweig198913 tháng 7 – 24 tháng 7  Trung Quốc
31  Bắc Kinh19908 tháng 7 – 19 tháng 7  Trung Quốc
32  Sigtuna199112 tháng 7 – 23 tháng 7  Liên Xô[11][gc 1]
33  Moskva199210 tháng 7 – 21 tháng 7  Trung Quốc[11]
34  Istanbul199313 tháng 7 – 24 tháng 7  Trung Quốc
35  Hồng Kông[gc 2]19948 tháng 7 – 20 tháng 7  Hoa Kỳ
36  Toronto199513 tháng 7 – 25 tháng 7  Trung Quốc[12]
37  Mumbai19965 tháng 7 – 17 tháng 7  România[13]
38  Mar del Plata199718 tháng 7 – 31 tháng 7  Trung Quốc[14]
39  Đài Bắc199810 tháng 7 – 21 tháng 7  Iran[15]
40  Bucharest199910 tháng 7 – 22 tháng 7  Trung Quốc
 Nga
[16]
41  Daejeon200013 tháng 7 – 25 tháng 7  Trung Quốc[17]
42  Washington, D.C.20011 tháng 7 – 14 tháng 7  Trung Quốc[18]
43  Glasgow200219 tháng 7 – 30 tháng 7  Trung Quốc[19]
44  Tokyo20037 tháng 7 – 19 tháng 7  Bulgaria[20]
45  Athens20046 tháng 7 – 18 tháng 7  Trung Quốc[21]
46  Mérida20058 tháng 7 – 19 tháng 7  Trung Quốc[22]
47  Ljubljana20066 tháng 7 – 18 tháng 7  Trung Quốc[23]
48  Hà Nội200719 tháng 7 – 31 tháng 7  Nga[24]
49  Madrid200810 tháng 7 – 22 tháng 7  Trung Quốc[25]
50  Bremen200910 tháng 7 – 22 tháng 7  Trung Quốc[26]
51  Astana20102 tháng 7 – 14 tháng 7  Trung Quốc[27]
52  Amsterdam201113 tháng 7 – 24 tháng 7  Trung Quốc[28]
53  Mar del Plata20124 tháng 7 – 16 tháng 7  Hàn Quốc[29]
54  Santa Marta201318 tháng 7 – 28 tháng 7  Trung Quốc[30]
55  Cape Town20143 tháng 7 – 13 tháng 7  Trung Quốc[31]
56  Chiang Mai20154 tháng 7 – 16 tháng 7  Hoa Kỳ[32]
57  Hồng Kông20166 tháng 7 – 16 tháng 7  Hoa Kỳ[33]
58  Rio de Janeiro201712 tháng 7 – 23 tháng 7  Hàn Quốc[34]
59  Cluj-Napoca20183 tháng 7 – 14 tháng 7  Hoa Kỳ[35]
60  Bath201911 tháng 7 – 22 tháng 7  Trung Quốc
 Hoa Kỳ
[36]
61  Sankt-Peterburg (trực tuyến)[gc 3]202016 tháng 9 – 26 tháng 9  Trung Quốc[38][39]
62  Sankt-Peterburg (trực tuyến)[gc 4]202114 tháng 7 – 24 tháng 7  Trung Quốc[41]
63  Oslo

(trực tuyến kết hợp trực tiếp)

20226 tháng 7 – 16 tháng 7 Trung Quốc[42]
64  Chiba20232 tháng 7 – 13 tháng 7CTB[43]
65  Bath2024CTBCTB[44]
66  Melbourne2025CTBCTB[45]

Xem thêm

Ghi chú

Tham khảo

Thư mục

Liên kết ngoài