Danh sách người đoạt giải Nobel Vật lý

bài viết danh sách Wikimedia

Giải Nobel Vật lý (tiếng Thụy Điển: Nobelpriset i fysik) là giải thưởng thường niên của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển. Đây là một trong năm giải thưởng Nobel được thành lập bởi di chúc năm 1895 của Alfred Nobel (mất năm 1896), dành cho những đóng góp nổi bật trong lĩnh vực vật lý học.[1] Theo lời của Nobel trong di chúc, Giải thưởng Nobel được quản lý bởi Quỹ Nobel và được trao bởi ủy ban gồm năm thành viên được lựa chọn từ Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển.[2] Giải Nobel Vật lý lần đầu tiên được trao cho Wilhelm Conrad Röntgen, người Đức. Mỗi người đoạt giải Nobel đều nhận được huy chương Nobel, bằng chứng nhận và một khoản tiền. Mức tiền thưởng đã được thay đổi trong suốt những năm qua.[3] Năm 1901, Wilhelm Conrad Röntgen nhận được khoản tiền 150.782 krona, tương đương với mức tiền 7.731.004 krona vào tháng 12 năm 2007.

Giải Nobel Vật lý
Tổ chức trao giảiViện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển
(Kungliga Vetenskapsakademien)
Trao giải lần đầu1901
Giải thưởng năm 2021Hoa Kỳ Nhật Bản Syukuro Manabe
Đức Klaus Hasselmann
Ý Giorgio Parisi
Websitenobel prizes - physical

Năm 2017, Giải Nobel vật lý được trao cho 3 nhà khoa học người Mỹ: Rainer Weiss, Barry BarishKip Thorne cho đóng góp quyết định đối với LIGOquan sát sóng hấp dẫn.[4] Lễ trao giải thưởng được tổ chức tại Stockholm vào ngày 10 tháng 10, nhân dịp kỉ niệm ngày mất của Nobel.[5]

John Bardeen là người duy nhất đoạt hai giải Nobel Vật lý vào năm 1956 và 1972. Marie Curie là người phụ nữ duy nhất đoạt hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau: Giải Nobel Vật lý năm 1903 và Giải Nobel Hóa học năm 1911. William Lawrence Bragg là người đoạt giải Nobel trẻ nhất từ trước tới nay: ở tuổi 25.[6] Có bốn người phụ nữ đoạt giải thưởng này là: Marie Curie (1903), Maria Goeppert-Mayer (1963), Donna Strickland (2018) và Andrea Ghez (2020).[7] Tới năm 2020, Giải Nobel Vật lý đã được trao 114 lần cho 216 cá nhân. Có 6 lần Giải Nobel không được tổ chức là: 1916, 1931, 1934, 1940–1942.

Các danh sách giải Nobel khác

Danh sách

Thập niên 1900

Năm
Hình
Tên
Quốc gia
Công trình nhận giải
Chú thích
1901
Wilhelm Conrad Röntgen ĐứcKhám phá ra tia X
[8]
1902
Hendrik Lorentz Hà LanĐóng góp cho từ học
Phát hiện ra Hiệu ứng Zeeman (tách vạch phổ dưới tác dụng của từ trường)
[9]
Pieter Zeeman
1903
Henri Becquerel PhápPhát hiện và nghiên cứu về hiện tượng phóng xạ tự nhiên[10]
Pierre CurieNghiên cứu về hiện tượng phóng xạ
Maria Skłodowska-Curie  Pháp

 Ba Lan

1904
Nam tước Rayleigh Vương quốc AnhNghiên cứu về mật độ các khí lý tưởng nặng, tìm ra khí Agon[11]
1905
Philipp Eduard Anton von Lenard Đức (sinh ra ở Pressburg,  Vương quốc Hungary)Nghiên cứu về ống chùm ca-tốt[12]
1906
Joseph John Thomson Vương quốc AnhNghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về quá trình dẫn điện trong chất khí[13]
1907
Albert Abraham Michelson Hoa Kỳ (sinh ra ở Strzelno,  Vương quốc Phổ)Chế tạo dụng cụ quang học chính xác, thực hiện Thí nghiệm Michelson-Morley[14]
1908
Gabriel Lippmann  Pháp (sinh ra ở Hollerich,  Luxembourg)Tạo hình ảnh màu bằng phương pháp giao thoa, chế tạo các tấm phim Lippmann[15]
1909
Karl Ferdinand Braun ĐứcNghiên cứu tiên phong về radio[16]
Guglielmo Marconi Ý

Thập niên 1910

Năm
Hình
Tên
Quốc gia
Công trình nhận giải
Chú thích
1910
Johannes Diderik van der Waals Hà LanPhương trình trạng thái của chất khíchất lỏng[17]
1911
Wilhelm Wien ĐứcTìm ra định luật bức xạ nhiệt (Định luật dịch chuyển Wien)[18]
1912
Nils Gustaf Dalén Thụy ĐiểnPhát minh van mặt trời dùng trong việc thắp sáng các hải đăng và phao trên biển[19]
1913
Heike Kamerlingh Onnes Hà LanNghiên cứu tính chất của vật chất tại nhiệt độ cực thấp dẫn đến việc tạo ra heli lỏng[20]
1914
Max von Laue ĐứcPhát hiện ra hiện tượng nhiễu xạ tia X bởi các tinh thể[21]
1915
William Henry Bragg Vương quốc AnhChế tạo dụng cụ phân tích cấu trúc tinh thể bằng tia X[22]
William Lawrence Bragg Vương quốc Anh (sinh ra ở Adelaide,  Úc)
1916(Không trao giải bởi vì Thế chiến I)
1917
Charles Glover Barkla Vương quốc AnhTìm ra bức xạ tia X đặc trưng của các nguyên tố[23]
1918
Max Planck ĐứcĐề xuất lý thuyết lượng tử năng lượng[24]
1919
Johannes Stark ĐứcTìm ra Hiệu ứng Doppler (tách vạch phổ dưới tác dụng của điện trường)[25]

Thập niên 1920

Năm
Hình
Tên
Quốc gia
Công trình nhận giải
Chú thích
1920
Charles Edouard Guillaume  Thụy SĩTìm ra hợp kim thépniken[26]
1921
Albert Einstein Đức (sinh ra ở Ulm)

 Thụy Sĩ

Nghiên cứu về hiệu ứng quang điện và đóng góp khác cho Vật lý lý thuyết[27]
1922
Niels Bohr Đan MạchNghiên cứu về cấu trúc nguyên tử và các mức năng lượng gián đoạn của nguyên tử[28]
1923
Robert Andrews Millikan Hoa KỳĐo chính xác điện tích điện tử và nghiên cứu về hiệu ứng quang điện[29]
1924
Manne Siegbahn Thụy ĐiểnNghiên cứu trong lĩnh vực phổ học tia X[30]
1925
James Franck ĐứcNghiên cứu ảnh hưởng của điện tử lên nguyên tử[31]
Gustav Ludwig Hertz
1926
Jean Baptiste Perrin PhápNghiên cứu về tính gián đoạn của vật chất và đặc biệt là tìm ra cân bằng ngưng tụ[32]
1927
Arthur Compton Hoa KỳTìm ra hiệu ứng Compton[33]
Charles Thomson Rees Wilson Vương quốc AnhNghiên cứu trong chế tạo buồng mây và quan sát hạt năng lượng cao[33]
1928
Owen Willans Richardson Vương quốc AnhTìm ra Định luật Richardson về phát xạ điện tử[34]
1929
Louis de Broglie PhápĐề ra Giả thuyết de Broglie về lưỡng tính sóng-hạt của điện tử[35]

Thập niên 1930

Năm
Hình
Tên
Quốc gia
Công trình nhận giải
Chú thích
1930
Chandrasekhara Venkata Raman Ấn Độ (Raj thuộc Anh)Tìm ra hiệu ứng Raman[36]
1931(Không trao giải)
1932
Werner Heisenberg ĐứcĐưa ra Nguyên lý bất định Heisenberg xây dựng cơ học lượng tử và nhờ đó tìm ra các dạng thù hình của hiđrô[37]
1933
Erwin Schrödinger ÁoTìm ra một cách biểu diễn mới cho lý thuyết nguyên tử, đóng góp cho cơ học lượng tử[38]
Paul Dirac  Vương quốc Anh
1934(Không trao giải)
1935
James Chadwick Vương quốc AnhTìm ra neutron.[39]
1936
Victor Francis Hess  ÁoTìm ra tia vũ trụ[40]
Carl David Anderson Hoa KỳTìm ra positron[40]
1937
Clinton Davisson Hoa KỳTìm ra tán xạ điện tử trên tinh thể bằng thực nghiệm, chứng minh cho lý thuyết về lưỡng tính sóng-hạt[41]
George Paget Thomson Vương quốc Anh
1938
Enrico Fermi ÝChứng minh sự tồn tại của các nguyên tố phóng xạ mới nhờ chiếu xạ neutron và nghiên cứu về phản ứng hạt nhân sinh ra do neutron chậm[42]
1939
Ernest Lawrence Hoa KỳPhát minh và phát triển máy gia tốc cyclotron dẫn đến việc tạo ra nguyên tố phóng xạ nhân tạo[43]

Thập niên 1940

Năm
Hình
Tên
Quốc gia
Công trình nhận giải
Chú thích
1940(Không trao giải do Thế chiến II)
1941
1942
1943
Otto Stern  Hoa Kỳ (sinh ra ở Sohrau, Đức)Phát triển phương pháp chùm phân tử và tìm ra mô men từ của proton[44]
1944
Isidor Isaac Rabi Hoa Kỳ (sinh ra ở Rymanów,  Áo-Hung, hiện nay là Ba Lan)Nghiên cứu tính chất từ của hạt nhân nguyên tử bằng phương pháp cộng hưởng[45]
1945
Wolfgang Pauli ÁoĐề ra nguyên lý loại trừ Pauli[46]
1946
Percy Williams Bridgman Hoa KỳPhát minh ra dụng cụ đo áp suất cao và các phát hiện trong lĩnh vực Vật lý áp suất cao[47]
1947
Edward Victor Appleton Vương quốc AnhNghiên cứu Vật lý của tầng trên khí quyển và đặc biệt là tìm ra lớp Appleton[48]
1948
Patrick Maynard Stuart Blackett Vương quốc AnhPhát triển phương pháp buồng mây Wilson trong nghiên cứu Vật lý hạt nhânbức xạ vũ trụ[49]
1949
Yukawa Hideki Nhật BảnTiên đoán về sự tồn tại của hạt meson trên cơ sở lý thuyết về các lực hạt nhân[50]

Thập niên 1950

Năm
Hình
Tên
Quốc gia
Công trình nhận giải
Chú thích
1950
Cecil Frank Powell Vương quốc AnhPhát triển phương pháp chụp ảnh hạt nhân để nghiên cứu hạt nhân và các nghiên cứu về hạt meson thu được từ phương pháp này[51]
1951
John Cockcroft Vương quốc AnhTiên phong trong nghiên cứu biến tố hạt nhân bằng các hạt nguyên tử được gia tốc nhân tạo[52]
Ernest Walton Ireland
1952
Felix Bloch Hoa Kỳ

Thụy Sĩ

Phát triển các phương pháp mới đo chính xác từ hạt nhân và các khám phá có liên quan[53]
Edward Mills Purcell Hoa Kỳ
1953
Frits Zernike Hà LanPhát triển phương pháp tương phản pha, đặc biệt là phát minh ra kính hiển vi tương phản pha[54]
1954
Max Born  Tây Đức (sinh ra ở Breslau, Đức)

 Vương quốc Anh

Nghiên cứu cơ bản về cơ học lượng tử đặc biệt là đề xuất biểu diễn thống kê của hàm sóng[55]
Walther Bothe Tây ĐứcTìm ra phương pháp trùng phùng và các khám phá có liên quan[56]
1955
Willis Eugene Lamb Hoa KỳPhát hiên cấu trúc tinh tế của quang phổ hydrogen[57]
Polykarp Kusch Hoa Kỳ (sinh ra ở Blankenburg, Đức)Xác định chính xác mô men từ của điện tử[57]
1956
William Bradford Shockley Hoa Kỳ (sinh ra ở London, Vương quốc Anh)Nghiên cứu về chất bán dẫn và tìm ra hiệu ứng transistor[58]
John Bardeen Hoa Kỳ
Walter Brattain
1957
Dương Chấn Ninh Trung Hoa Dân quốcNghiên cứu về tính chẵn lẻ dẫn đến các khám phá quan trọng liên quan đến các hạt cơ bản[59]
Lý Chính Đạo
1958
Pavel Alekseyevich Cherenkov Liên XôTìm ra và giải thích hiệu ứng Cherenkov[60]
Ilya Mikhailovich Frank
Igor Yevgenyevich Tamm
1959
Emilio Gino Segrè Hoa Kỳ (sinh ra ở Tivoli,  Vương quốc Ý)Tìm ra phản proton[61]
Owen Chamberlain Hoa Kỳ

Thập niên 1960

Năm
Hình
Tên
Quốc gia
Công trình nhận giải
Chú thích
1960
Donald Arthur Glaser Hoa KỳPhát minh ra buồng bọt[62]
1961
Robert Hofstadter Hoa KỳTiên phong trong nghiên cứu về tán xạ điện tử trong hạt nhân và các khám phá liên quan đến cấu trúc của các nucleon[63]
Rudolf Ludwig Mössbauer  Tây ĐứcNghiên cứu về hấp thụ cộng hưởng tia gammahiệu ứng Mossbauer[63]
1962
Lev Davidovich Landau Liên XôTiên phong trong nghiên cứu lý thuyết chất rắn đặc biệt là heli lỏng[64]
1963
Eugene Paul Wigner  Hoa Kỳ (sinh ra ở Budapest,  Vương quốc Hungary)Đóng góp vào lý thuyết hạt nhân nguyên tử và các hạt cơ bản đặc biệt là tìm ra và ứng dụng các nguyên lý đối xứng cơ bản[65]
Maria Goeppert-Mayer  Hoa Kỳ (sinh ra ở Kattowitz, Đức)Đề ra lý thuyết cấu trúc hạt nhân dạng lớp[65]
J. Hans D. Jensen  Tây Đức
1964
Nicolay Gennadiyevich Basov Liên XôNghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực điện lượng tử dẫn đến việc chế tạo các máy tạo dao động và máy khuếch đại dựa trên nguyên lý maser-laser[66]
Aleksandr Mikhailovich Prokhorov
Charles Townes  Hoa Kỳ
1965
Tomonaga Shinichirō Nhật BảnNghiên cứu cơ bản về điện động học lượng tửVật lý hạt cơ bản[67]
Julian Schwinger Hoa Kỳ
Richard Feynman
1966
Alfred Kastler PhápTìm ra và sử dụng các phương pháp quang học để nghiên cứu cộng hưởng Hertz trong nguyên tử[68]
1967
Hans Bethe Hoa Kỳ (sinh ra ở Strasbourg, Đức)Đóng góp cho lý thuyết phản ứng hạt nhân đặc biệt là các khám phá liên quan đến quá trình tạo năng lượng ở các vì sao[69]
1968
Luis Alvarez Hoa KỳĐóng góp vào Vật lý hạt cơ bản, tìm ra các trạng thái cộng hưởng góp phần phát triển kỹ thuật sử dụng buồng bọt hydrogen và phân tích dữ liệu[70]
1969
Murray Gell-Mann Hoa KỳĐóng góp và khám phá liên quan đến phân loại các hạt cơ bản và tương tác giữa chúng[71]

Thập niên 1970

Năm
Hình
Tên
Quốc gia
Công trình nhận giải
Chú thích
1970
Hannes Alfvén Thụy ĐiểnĐóng góp trong việc nghiên cứu từ thủy động lực học dẫn đến các ứng dụng quan trọng trong Vật lý plasma[72]
Louis Eugène Félix Néel PhápNghiên cứu cơ bản và khám phá những tính chất sắt từ và phản sắt từ dẫn đến các ứng dụng quan trọng trong Vật lý chất rắn[72]
1971
Gábor Dénes Vương quốc Anh (sinh ra ở Budapest,  Vương quốc Hungary)Tìm ra và phát triển phương pháp chụp ảnh ba chiều[73]
1972
John Bardeen Hoa KỳNghiên cứu lý thuyết siêu dẫn, thường được gọi là lý thuyết BCS[74]
Leon Neil Cooper
John Robert Schrieffer
1973
Esaki Leo Nhật BảnChứng minh bằng thực nghiệm hiệu ứng đường ngầm trong bán dẫnsiêu dẫn[75]
Ivar Giaever  Hoa Kỳ

 Na Uy

Brian David Josephson Vương quốc AnhTiên đoán lý thuyết về tính chất của các dòng siêu dẫn, đặc biệt là hiệu ứng Josephson[75]
1974Martin Ryle Vương quốc AnhNghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực Vật lý thiên văn vô tuyến, Ryle cho những quan sát và phát minh, Hewish cho vai trò quyết định trong việc tìm ra các pulsar[76]
Antony Hewish
1975
Aage Niels Bohr Đan MạchTìm ra mối liên hệ giữa chuyển động tập thể và chuyển động các đơn hạt trong hạt nhân nguyên tử, dẫn đến việc phát triển lý thuyết về cấu trúc hạt nhân nguyên tử[77]
Ben Roy Mottelson  Đan Mạch (sinh ra ở Chicago, Ilinois,  Hoa Kỳ)
Leo James Rainwater  Hoa Kỳ
1976
Burton Richter Hoa KỳTìm ra hạt J/Psi[78]
Đinh Triệu Trung
1977
Philip Warren Anderson Hoa KỳNghiên cứu lý thuyết về cấu trúc điện tử của các hệ từ hỗn loạn[79]
Neville Francis Mott Vương quốc Anh
John Hasbrouck van Vleck Hoa Kỳ
1978
Pyotr Leonidovich Kapitsa Liên XôNghiên cứu và phát minh trong lĩnh vực Vật lý nhiệt độ thấp[80]
Arno Allan Penzias  Hoa Kỳ (sinh ra ở Munich, Đức)Tìm ra bức xạ phông vi sóng vũ trụ (CMB)[80]
Tập tin:Wilson penzias200.jpg
Robert Woodrow Wilson  Hoa Kỳ
1979
Sheldon Lee Glashow Hoa KỳNghiên cứu lý thuyết thống nhất tương tác yếu và tương tác điện tử giữa các hạt cơ bản, tiên đoán sự tồn tại của dòng trung hòa yếu[81]
Abdus Salam Pakistan (sinh ra ở Jhang,  Ấn Độ thuộc Anh)
Steven Weinberg Hoa Kỳ

Thập niên 1980

Năm
Hình
Tên
Quốc gia
Công trình nhận giải
Chú thích
1980
James Cronin Hoa KỳTìm ra sự vi phạm các nguyên lý đối xứng cơ bản trong phân rã K-meson[82]
Val Logsdon Fitch
1981
Nicolaas Bloembergen
Hà Lan
Hoa Kỳ
Phát triển phương pháp phổ kế laser[81]
Arthur Leonard Schawlow  Hoa Kỳ
Kai Siegbahn Thụy ĐiểnPhát triển phổ điện tử độ phân giải cao[81]
1982Kenneth G. Wilson Hoa KỳXây dựng lý thuyết về các hiện tượng tới hạn liên quan đến chuyển pha[83]
1983
Subrahmanyan Chandrasekhar Hoa Kỳ (sinh ra ở Lahore,  Ấn Độ thuộc Anh)Nghiên cứu lý thuyết về tiến hóa của các vì sao, đề ra giới hạn Chandrasekhar[84]
William Alfred Fowler Hoa KỳNghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm các phản ứng hạt nhân và sự hình thành các nguyên tố hóa học trong vũ trụ[84]
1984
Carlo Rubbia ÝĐóng góp quyết định trong thí nghiệm tìm ra các hạt W, Z truyền tương tác yếu[85]
Simon van der Meer Hà Lan
1985
Klaus von Klitzing  Tây ĐứcPhát hiện ra hiệu ứng Hall lượng tử[86]
1986Ernst Ruska  Tây ĐứcNghiên cứu cơ bản về quang điện tử, thiết kế kính hiển vi điện tử đầu tiên[87]
Gerd Binnig  Tây ĐứcThiết kế hiển vi quyét sử dụng hiệu ứng đường ngầm[87]
Heinrich Rohrer Thụy Sĩ
1987
Johannes Georg Bednorz  Tây ĐứcTìm ra hiện tượng siêu dẫn trong vật liệu gốm[88]
Karl Alexander Müller Thụy Sĩ
1988
Leon M. Lederman Hoa KỳPhương pháp chùm neutrino và cấu trúc kép của lepton thông qua việc tìm ra muon neutrino[89]
Melvin Schwartz
Jack Steinberger Hoa Kỳ (sinh ra ở Bad Kissingen, Đức)
1989
Norman Foster Ramsey Hoa KỳPhát minh ra phương pháp trường dao động sử dụng trong maser hydrogen và đồng hồ nguyên tử[81]
Hans Georg Dehmelt  Tây ĐứcPhát triển kỹ thuật bẫy ion bằng từ trường[81]
Wolfgang Paul  Hoa Kỳ (sinh ra ở Görlitz, Đức)

Thập niên 1990

Năm
Hình
Tên
Quốc gia
Công trình nhận giải
Chú thích
1990
Jerome Isaac Friedman Hoa KỳNghiên cứu tán xạ không đàn hồi của điện tử lên proton và neutron giúp phát triển mô hình quark[90]
Henry Way Kendall
Richard E. Taylor  Canada
1991
Pierre-Gilles de Gennes PhápPhương pháp nghiên cứu các hiện tượng trật tự trong các hệ đơn giản được khái quát hóa cho các hệ phức tạp, đặc biệt trong tinh thể lỏngpolyme[91]
1992
Georges Charpak Pháp (sinh ra tại Dąbrowica, Ba Lan)Phát triển các máy dò hạt, đặc biệt là buồng đa dây tỷ lệ[92]
1993
Russell Alan Hulse Hoa KỳPhát hiện ra một loại pulsar mới giúp nghiên cứu về trường hấp dẫn[93]
Joseph Hooton Taylor, Jr.
1994
Bertram Brockhouse CanadaPhát triển phương pháp phổ ký neutron[94]
Clifford Glenwood Shull Hoa KỳPhát triển kỹ thuật nhiễu xạ neutron[94]
1995
Martin Lewis Perl Hoa KỳTìm ra tau lepton[81]
Frederick Reines Hoa KỳThu được neutrino[81]
1996
David Morris Lee Hoa KỳTìm ra tính siêu chảy của helium-3[95]
Douglas Dean Osheroff
Robert Coleman Richardson
1997
Châu Lệ Văn Hoa KỳPhát triển phương pháp làm lạnh và bẫy nguyên tử bằng laser[96]
Claude Cohen-Tannoudji Pháp (sinh ra ở Constantine, Algérie thuộc Pháp)
William Daniel Phillips Hoa Kỳ
1998
Robert B. Laughlin Hoa KỳTìm ra hiệu ứng Hall lượng tử phân số như là một khởi đầu cho một loại chất lỏng lượng tử mới với các yếu tố điện tích không nguyên (1/3, 1/5,...)[97]
Horst Ludwig Störmer Đức
Thôi Kì Hoa Kỳ (sinh ra ở Hà Nam, Trung Hoa Dân Quốc)
1999
Gerard 't Hooft Hà LanLàm sáng tỏ cấu trúc lượng tử của tương tác điện yếu trong Vật lý[98]
Martinus J.G. Veltman

Thập niên 2000

Năm
Hình
Tên
Quốc gia
Công trình nhận giải
Chú thích
2000
Zhores Ivanovich Alferov  NgaPhát triển cấu trúc không đồng nhất bán dẫn được dùng trong quang điện tử tốc độ cao[99]
Herbert Kroemer  Đức
Jack St. Clair Kilby Hoa KỳPhát minh ra mạch tích hợp[99]
2001
Eric Allin Cornell Hoa KỳThực hiện được ngưng tụ Bose-Einstein[100]
Carl Wieman
Wolfgang Ketterle Đức
2002
Raymond Davis Jr. Hoa KỳĐóng góp trong Vật lý thiên văn, đặc biệt là việc dò các neutrino vũ trụ[99]
Koshiba Masatoshi Nhật Bản
Riccardo Giacconi Hoa Kỳ

(sinh ra ở Genoa,  Vương quốc Ý)

Đóng góp trong Vật lý thiên văn và tìm ra nguồn tia X vũ trụ[99]
2003
Alexei Alexeevich Abrikosov  Nga

 Hoa Kỳ

Phát triển lý thuyết siêu dẫnsiêu lỏng[101]
Vitalij Ginzburg  Nga
Anthony James Leggett  Vương quốc Anh

 Hoa Kỳ

2004
David Gross Hoa KỳTìm ra bậc tự do tiệm cận trong tương tác mạnh[99]
Hugh David Politzer
Frank Wilczek
2005
Roy Jay Glauber Hoa KỳĐóng góp cho lý thuyết lượng tử quang học[102]
John Lewis Hall Hoa KỳPhát triển phương pháp phổ kế bằng laser, đặc biệt là kỹ thuật xung răng lược[102]
Theodor W. Hänsch Đức
2006
John C. Mather Hoa KỳPhát hiện về tính bất đẳng hướng của bức xạ phông nền vũ trụ[103]
George F. Smoot
2007
Albert Fert PhápKhám phá ra hiệu ứng Từ điện trở khổng lồ, được dùng trong công nghệ đọc đĩa cứng[104]
Peter Grünberg Đức
2008
Nambu Yōichirō Hoa Kỳ (sinh ra ở Tokyo, Nhật Bản)Phát hiện cơ chế "phá vỡ đối xứng tự phát" trong Vật lý á nguyên tử[105]
Kobayashi Makoto Nhật BảnPhát hiện nguồn gốc phá vỡ tính đối xứng liên quan đến việc dự đoán sự tồn tại của ít nhất ba nhóm hạt quark trong tự nhiên[105]
Masukawa Toshihide
2009
Cao Côn Hoa Kỳ

 Vương quốc Anh

(sinh ra ở Thượng Hải, Trung Hoa Dân Quốc)

"Vì những thành tựu đột phá trong việc truyền ánh sáng trong sợi quang cho ngành thông tin quang"[106]
Willard S. Boyle Hoa KỳPhát minh ra mạch bán dẫn ảnh - bộ cảm biến CCD[106]
George E. Smith

Thập niên 2010

Năm
Hình
Tên
Quốc gia
Công trình nhận giải
Chú thích
2010
Andre Geim Hà Lan

Vương quốc Anh

(sinh ra ở Sochi,  Liên Xô)

Tách lớp Graphene từ than chì để mở ra hướng nghiên cứu mang tính đột phá về ứng dụng của Graphene vào điện tử[107]
Konstantin Novoselov Nga

 Vương quốc Anh

2011
Saul Perlmutter Hoa KỳNghiên cứu về siêu tân tinh loại Ia để khám phá vũ trụ đang mở rộng với tốc độ gia tăng không ngừng[108]
Brian P. Schmidt  Úc (sinh ra ở Missoula, Montana,  Hoa Kỳ)
Adam Riess Hoa Kỳ
2012
Serge Haroche PhápNghiên cứu về quang học lượng tử[109]
David J. Wineland Hoa Kỳ
2013
François Englert BỉKhám phá lý thuyết về cơ chế tìm hiểu nguồn gốc khối lượng của các hạt hạ nguyên tử.[110]
Peter Higgs Vương quốc Anh
2014
Akasaki Isamu Nhật BảnCho phát minh ra LED lam hữu hiệu giúp tạo ra những nguồn ánh sáng trắng tiết kiệm năng lượng và đủ sáng.[111]
Amano Hiroshi
Nakamura Shuji Hoa Kỳ (sinh ra ở Ikata, Ehime,  Nhật Bản)
2015
Kajita Takaaki  Nhật BảnKhám phá neutrino dao động và chứng tỏ chúng có khối lượng[112]
Arthur B. McDonald Canada
2016
David J. Thouless Vương quốc AnhKhám phá về mặt lý thuyết của họ của hiện tượng chuyển pha tô pô và pha tô pô ở vật chất[113]
F. Duncan M. Haldane Vương quốc Anh

 Slovenia

John M. Kosterlitz  Hoa Kỳ[114] (sinh ra ở Aberdeen,  Vương quốc Anh)
2017
Rainer Weiss  Hoa Kỳ (sinh ra ở Berlin, Đức)Cho những đóng góp quyết định của họ đối với LIGO và quan sát sóng hấp dẫn[4]
Barry Barish  Hoa Kỳ
Kip Thorne
2018
Arthur Ashkin Hoa KỳCho những sáng chế đột phá trong lĩnh vực vật lý laser[115]
Gérard Mourou Pháp
Donna Strickland Canada
2019
James Peebles Canada

Hoa Kỳ

"Những phát hiện mang tính lý thuyết về vũ trụ học vật lý"[116]
Michel Mayor Thụy SĩPhát hiện hành tinh 51 Pegasi b ngoài Hệ Mặt Trời có quỹ đạo quay quanh một ngôi sao cùng loại với Mặt Trời[116]
Didier Queloz

Thập niên 2020

Năm
Hình
Tên
Quốc gia
Công trình nhận giải
Chú thích
2020
Roger Penrose  Vương quốc Anh"cho chứng minh sự hình thành của lỗ đen là một hệ quả tất yếu của thuyết tương đối tổng quát"[117]
Reinhard Genzel Đức"cho khám phá một vật thể nén đặc siêu khối lượng ở trung tâm của thiên hà chúng ta"[117]
Andrea Ghez Hoa Kỳ
2021
Manabe Syukuro  Nhật Bản

 Hoa Kỳ

"cho thiết lập mô hình vật lý của hệ thống khí hậu Trái Đất, định lượng sự thay đổi và dự đoán sự ấm lên toàn cầu một cách tin cậy"[118]
Klaus Hasselmann Đức
Giorgio Parisi  Ý"cho khám phá mối liên hệ tác động lẫn nhau giữa các thăng giáng và mất trật tự trong các hệ vật lý từ cấp nguyên tử đến hành tinh."[118]
2022
Anton Zeilinger  Úc"Hoàn thành thực nghiệm chứng minh tính chất ngẫu nhiên của lượng tử, Chứng minh thành công vũ trụ là không có tính thực tại và không có tính địa phương"[119]
John Clauser  Hoa Kỳ
Alain Aspect  Pháp
2023
Anne L'Huillier  Pháp"Nghiên cứu liên quan đến hạt electron bên trong nguyên tử và phân tử"[120]
Ferenc Krausz  Hungary

 Áo

Pierre Agostini  Pháp

Chú thích

Xem thêm

Bài viết

Liên kết ngoài