Những vụ tấn công của lực lượng biệt động Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam

Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, những vụ tấn công vào các căn cứ, sân bay, kho tàng ở vùng đô thị Miền Nam chủ yếu được thực hiện bởi các lực lượng đặc côngdu kích của Quân giải phóng Miền Nam ở các căn cứ vùng ngoại ô, phối hợp với các đơn vị biệt động thành hoạt động bí mật trong thành phố, hoặc các tổ chức ngoại vi của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGP) nhằm gây tiếng vang về quân sựchính trị, nhằm vào các mục tiêu quân sự như trại lính, kho tàng, tàu chở trang thiết bị quân sự; mục tiêu hậu cần như kho tàng, tàu tiếp tế, và mục tiêu dân sự là nơi tập trung đông sĩ quan và binh lính Mỹ như nhà hát, cư xá cho sỹ quan Mỹ, cầu cống, đường xe lửa, sân vận động... một số vụ tấn công còn mở rộng sang các căn cứ Mỹ ở Lào, Campuchia và Thái Lan.

Chiến thuật

Cách thức tấn công đa dạng gồm có đặt mìn, thuốc nổ, đặt bom xe, pháo kích, cối kích, bắn hỏa tiễn, phục kích và kể cả tiến công bằng bộ binh. Đánh bom cảm tử rất hiếm khi xảy ra và nếu có cũng là ngoài kế hoạch ban đầu của người đặt bom. Một số cuộc tấn công như là cuộc tấn công vào Đại sứ quán Hoa Kỳ năm 1968 cũng có thể coi là 1 cuộc tấn công cảm tử, vì những chiến sỹ tham gia cuộc tấn công đã tự xác định bản thân có rất ít cơ hội sống sót trước đối phương đông hơn nhiều lần.

Chiến thuật tấn công và phương pháp thực hiện được kế thừa từ chiến thuật của lực lượng biệt động thành trong cuộc chiến tranh trước đó với người Pháp (như vụ đánh bom rạp hát Majestic)[cần dẫn nguồn]. Đường ray xe lửa thường xuyên bị Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đặt chất nổ và hàng trăm vụ nổ làm lật các toa xe lửa khiến cho hệ thống đường xe lửa từ Bắc vào Nam do Pháp xây dựng chỉ sử dụng được từ Sài Gòn đến Long Khánh [1]. Có 3 cách đánh tiêu biểu của biệt động Sài Gòn là nổ chậm, cường tập và pháo kích [2]. Đến 1965, lực lượng biệt động tập trung của quân khu Sài Gòn - Gia Định được thành lập gọi là F100, gồm 13 đội [2].

Biệt động Sài Gònđặc công là 2 lực lượng khác nhau:

- Đặc công là binh chủng chính quy, được trang bị vũ khí, được huấn luyện các kĩ năng cần thiết, ví dụ như cận chiến bằng vũ khí, sử dụng mìn và thuốc nổ, tiềm nhập, bơi đường dài (đối với đặc công thủy)... Biệt động thật ra chỉ tương tự như du kích, hay LLVT địa phương, không nhất thiết là lính chính quy, không nhất thiết được trang bị vũ khí và huấn luyện để chiến đấu, có thể chỉ đơn giản là ông già, trẻ con, nữ sinh... với nhiều nhiệm vụ khác nhau (tác chiến, liên lạc, điều tra địch tình, vận chuyển và cất giấu vũ khí...).

- Xây dựng mạng lưới biệt động phức tạp hơn đặc công rất nhiều. Vì biệt động hoạt động trong lòng địch, mọi thành viên đều phải có vỏ bọc, giấy tờ hợp pháp để sống công khai. Đặc công có thể mất vài tháng để huấn luyện 1 tiểu đoàn, vài tuần để tổ chức 1 trận đánh nhưng với biệt động sẽ là hàng năm để xây dựng lực lượng.

- Đặc công có thể tác chiến độc lập nhưng biệt động bắt buộc phải dựa vào dân, nếu không có dân trợ giúp thì mạng lưới không thể tồn tại được.

- Về tác chiến thì đặc công thường tác chiến vào ban đêm, nhằm đạt được mục đích tốt nhất; ngược lại, biệt động luôn tác chiến vào ban ngày (để gây tiếng vang). 1 trận đánh cường tập của đặc công tùy tình hình có thể kéo dài, nhưng 1 trận đánh cường tập của biệt động không bao giờ được kéo dài quá 5 phút.

Trong chiến tranh, truyền thông nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nói chung đều nêu những cuộc tấn công trên là rất cần thiết để góp phần vào sự nghiệp chống xâm lăng và thống nhất đất nước. Đến nay, một số vụ tấn công vẫn được nhà nước CHXHCN Việt Nam ca ngợi như những huyền thoại của cuộc chiến[2].

Thập niên 1960

Năm 1960

  • Tháng 12, Câu lạc bộ Gôn Sài Gòn bị đánh bom, phía MTDTGP nói đã "tiêu diệt hàng loạt cố vấn Mỹ và chư hầu" [3]

Năm 1962

  • Ngày 20/5, bom nổ tại khách sạn Hưng Đạo làm bị thương 8 người Việt và 3 người Mỹ.[4]
  • Ngày 26/10, dưới sự chỉ huy của Lê Thanh Tùng, nữ biệt động Lê Thị Thu Nguyệt cùng các đồng chí Cưỡng, Tùng, Quang trực thuộc Đội Biệt động 159 dùng lựu đạn làm nổ tung khu vực triển lãm quân sự tại Công trường Lam Sơn tại Sài Gòn, phá hủy chiếc trực thăng UH1A đang được trưng bày và làm chết một số cảnh sát và 1 sĩ quan Việt Nam Cộng hòa.[5].

Năm 1963

  • Ngày 25/3, cơ sở nội tuyến của Đội biệt động 159 (do Mười Luân, bí số 8E, và Lê Thị Thu Nguyệt, đóng vai người yêu của Mười Luân) đã gắn 1 quả mìn hẹn giờ vào chiếc máy bay Boeing 707 của quân đội Mỹ chở 80 cố vấn Mỹ từ Sài Gòn bay đến Mỹ. Chiếc máy bay vừa đáp xuống phi trường Honolulu thì mìn phát nổ nhưng không làm ai bị thương vong vì tất cả hành khách đã di chuyển vào nhà ga sân bay. Nguyên nhân mìn phát nổ chậm là do áp suất trên cao làm đồng hồ hẹn giờ của quả mìn thay đổi [5].
  • Ngày 2/5, Nguyễn Văn Trỗi đặt bom trên cầu Công Lý, dự định ám sát Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ McNamara cùng đoàn tùy tùng nhưng không thành. Nguyễn Văn Trỗi bị xử tử vào năm 1964.

Năm 1964

  • Ngày 9/2, khán đài 1 sân vận động bị gài bom khi lính Mỹ đang ngồi xem 1 trận đá banh, khiến 2 sĩ quan Mỹ thiệt mạng và 41 người khác bị thương[4].
  • Ngày 16/2, rạp hát Kinh Đô bị đánh bom khi đang chiếu phim cho lính Mỹ, làm 3 người Mỹ chết và hơn 32 người bị thương. Phía MTDTGP nói có hơn 150 lính Mỹ thiệt mạng trong vụ này.[4][6]
Tàu chở trực thăng USS Card neo đậu ở cảng Sài Gòn bị biệt động Sài Gòn đánh chìm ngày 2/5/1964, nhiều máy bay trực thăng cùng khí tài quân sự bị phá hủy.
  • Ngày 2/5, tàu sân bay hộ tống USS Card (choán nước đầy tải 16.500 tấn) neo đậu ở cảng Sài Gòn bị chiến sỹ biệt động Lâm Sơn Náo đặt thuốc nổ đánh chìm, nhiều máy bay trực thăng cùng khí tài quân sự bị chìm theo con tàu. Phía Mỹ nói có 5 thủy thủ trên tàu thiệt mạng [4]. MTDTGPMN tuyên bố 55 lính Mỹ chết và bị thương[6] Tạp chí History and Headlines bình luận đây là "một trong những kỳ công cá nhân tuyệt vời trong Lịch sử chiến tranh Hải quân"[7].
  • Ngày 18/6, MTDTGP tấn công 1 đoàn hộ vệ quân đội gần Bến Cát, Bắc Sài Gòn[8].
Cư xá Brinks, nơi ở của các sĩ quan cao cấp Mỹ sau vụ đánh bom ngày 24/12/1964
  • Ngày 25/8, khách sạn Caravelle bị đặt bom làm sập nhiều tầng. Phía MTDTGP nói có hơn 100 lính và sĩ quan Mỹ bị chết và bị thương [6]
  • Ngày 31/10, sân bay Biên Hòa bị pháo kích, 5 chiếc B-57 Canberra bị phá hủy, 15 chiếc B-57 khác hư hại nặng. 4 trực thăng và 3 chiếc A-1 Skyraiders cũng bị phá hủy. 5 lính Mỹ chết và 76 lính khác bị thương.[6][9]
  • Ngày 24/12, cư xá Brinks ở Sài Gòn là nơi Bộ Chỉ huy Viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam thuê làm nơi trọ cho nhiều sĩ quan cao cấp Mỹ, bị đánh bom bởi một thành viên MTDTGPMN đóng giả làm sĩ quan Việt Nam Cộng hòa. Bom được đưa vào garage của cư xá và cho phát nổ làm sập 3 tầng của tòa nhà, làm chết 2 sĩ quan Mỹ và làm 107 người khác bị thương [6][10]. Sự kiện này do các biệt động thành là Bảy B (Nguyễn Thanh Xuân), Nguyễn Hóa, Nguyễn Nông, Nguyễn Thông thực hiện[2].

Năm 1965

Vụ đánh bom Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn năm 1965
  • Ngày 7/2, căn cứ quân sự Mỹ tại Pleiku bị tấn công làm 8 lính Mỹ thiệt mạng, 104 lính Mỹ bị thương. Sự kiện này được tổng thống Johnson lấy lý do để leo thang ném bom miền Bắc trong chiến dịch Sấm Rền [11].
  • Ngày 10/2, trại tuyển quân ở Quy Nhơn bị tấn công, giết chết 23 lính Mỹ.
  • Ngày 30/3, 3 thành viên của MTDTGPMN, trong đó có Bảy Bê (1 biệt động nổi tiếng) phối hợp đánh bom Tòa Sứ quán Mỹ tại đường Hàm Nghi. 22 người trong đó có 19 người Việt, 2 nhân viên Mỹ và 1 người Philippin bị thiệt mạng, 83 người khác bị thương, trong đó có phó đại sứ Mỹ A. Johnson[4]. Phía MTDTGP tuyên bố đã thiêu rụi 30 xe ô tô, làm 100 nhân viên Mỹ chết và bị thương [2]. Các biệt động tham gia là Tư Việt, Bảy B và Thế, trinh sát bộ binh. Người trinh sát cho trận đánh là Năm Nông, Minh Nguyệt [2].
  • Ngày 25/6, nhà hàng nổi Mỹ Cảnh trên sông Sài Gòn, nơi lính Mỹ tới ăn tiệc bị đặt bom làm hơn 40 người thiệt mạng, trong đó có chín người Mỹ và làm hơn 50 người bị thương [12].
  • Ngày 1/7, sân bay Biên Hòa bị đặc công quân Giải phóng tấn công. 3 máy bay vận tải cỡ lớn C-130, 3 mày bay F-102 bị phá hủy, 3 chiếc F-102 khác bị hư hại nặng. 1 đặc công tử trận.[9]
  • Ngày 18/8, Tổng Nha Cảnh sát bị đánh bom làm 6 người chết và 15 người bị thương [4].
  • Ngày 4/10, Sân vận động Cộng Hòa bị đặt bom khi đang lính Mỹ tổ chức trưng bày làm 11 người thiệt mạng, 42 người khác bị thương. Phía MTDTGP tuyên bố diệt và làm bị thương 49 lính VNCH.[4]
  • Ngày 4/12, khách sạn Metropol bị đánh bom làm nhiều xe cộ bị phá hủy. Không rõ số thương vong.[4].
  • Ngày 30/12, ký giả Từ Chung của tờ Chính Luận chuyên viết bài ủng hộ Mỹ-VNCH đã bị đội biệt động 67 ám sát khi về nhà ăn trưa. Trước đó ký giả này đã đăng tải những lời cảnh báo mà ông ta đã nhận được từ phía MTDTGP[4][13].

Năm 1966

  • Ngày 7/1, 1 quả mìn Claymore phát nổ tại cổng sân bay Tân Sơn Nhất làm 2 người chết.[14]
  • Ngày 1/4, khách sạn Victoria đường Trần Hưng Đạo (Tòa nhà phía trước Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình ngày nay) bị tấn công bằng xe bom. Quả bom khoảng 100 kg gây hư hỏng nặng cho tòa nhà và làm thiệt mạng 6 người.
  • Ngày 13/4, sân bay Tân Sơn Nhất bị tấn công. Có 120 nhân viên quân sự của Mỹ bị thương vong, 62 máy bay các loại bị bắn hỏng.
  • Ngày 23/8, tàu USS Baton Rouge Victory giãn nước 15.000 tấn bị trúng thủy lôi và chìm trên sông Lòng Tàu làm chết 7 lính Mỹ[15]. Hàng nghìn tấn vũ khí, hàng hóa cũng chìm theo con tàu.
  • Ngày 3/12, 1 đơn vị MTDTGP phá thủng chu vi phòng thủ 20,8 km xung quanh Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt và pháo kích khu vực trong 4 giờ. Lực lượng bảo vệ Mỹ và VNCH sau đó đã đẩy lui những người tấn công, tuyên bố giết chết 18 quân MTDTGP. 1 máy bay trinh sát 101 của Mỹ bị hư hại nặng. Quân du kích quay lại trong đêm cùng ngày, nhưng lực lượng bảo vệ lần nữa đẩy lui quân du kích, giết thêm 11 quân MTDTGP trong trận thứ nhì. Trong 2 trận này, quân Mỹ tổn thất 3 chết và 15 bị thương, quân VNCH chết 3 và bị thương 4. 20 máy bay Mỹ các loại bị phá hỏng[16] Phía Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên bố phá hủy 260 máy bay các loại, 1 kho bom 300 tấn, 13 xe quân sự, tiêu diệt 600 sĩ quan và lính Mỹ, VNCH.[17]

Năm 1967

Một máy bay A-6 của Mỹ bị phá hủy tại sân bay Đà Nẵng
Quang cảnh bên ngoài Đại sứ quán Hoa Kỳ khi bị biệt động quân Giải phóng miền Nam đột kích vào Tết năm 1968.
  • 6h sáng ngày 13/1, nữ biệt động Nguyễn Thị Bích Nga cùng đồng đội đã nã hàng loạt quả pháo liên tiếp bằng 1 khẩu pháo không có bàn đế vào khuôn viên Sở chỉ huy của tướng William Westmoreland - chỉ huy quân viễn chinh Mỹ ở Việt Nam.[18]
  • *Ngày 27/2, sân bay Đà Nẵng bị pháo kích. Phía QGP tuyên bố phá hủy 112 máy bay, 270 xe quân sự và khiến 1.685 quân địch thiệt mạng hoặc bị thương.[19] Phía Hoa Kỳ công bố có 150 lính Mỹ thiệt mạng hoặc bị thương, 7 kho bị phá hủy, 13 máy bay bị bắn cháy và 2 xe liên lạc với thiết bị điện tử bí mật bị bắn cháy, số lượng thương vong của quân Việt Nam Cộng hòa không có số liệu thông báo.[20][21]
  • *Ngày 15/7, sân bay Đà Nẵng bị pháo kích. Hoa Kỳ tuyên bố 8 lính Mỹ thiệt mạng, 175 lính khác bị thương, 1 kho bom bị phá hủy, 13 khối nhà của binh sĩ, 10 máy bay bị phá hủy và 49 máy bay khác bị bắn cháy (trong đó có một số McDonnell Douglas F-4 Phantom II, tài liệu Hoa Kỳ không công bố số liệu thương vong của Việt Nam Cộng hòa.[20][22] Phía Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên bố phá hủy hoặc đánh hỏng 87 máy bay, 250 xe quân sự, 1 kho chứa bom và khiến 548 lính Mỹ và VNCH thiệt mạng hoặc bị thương trong đó chủ yếu là phi công và kỹ thuật viên mặt đất, làm tê liệt hoạt động của sân bay.[19]

Năm 1968

Một chiến RF-4C của Mỹ tại sân bay Tân Sơn Nhất bị phá hủy bởi pháo kích.
  • Ngày 11/3, 30 đặc công Việt Nam cùng 9 lính công binh bắt đầu đợt tấn công căn cứ radar Lima 85 của Mỹ đặt tại Lào. Căn cứ được đặt trên độ cao 1.700m, được bao quanh bởi các vách đá, chỉ có một con đường dốc xuống tới 1 bãi đáp dài 700m. Các đặc công được trang bị súng trường AK-47, súng SKS, thuốc nổ, lựu đạn và 3 ống phóng lựu. Lúc 18h, 1 đợt pháo kích hỗ trợ cho nhóm đặc công dọn mìn và mở đường đến căn cứ. Đến 19h, các đặc công Việt Nam bắt đầu trèo lên vách đá, chia làm 5 nhóm để đồng thời tấn công từ nhiều phía. Các đặc công Việt Nam đã vào vị trí vào lúc 3h sáng, tiêu diệt lính gác và trạm radar TSQ-81 bằng các ống phóng lựu. Chỉ huy căn cứ là thiếu tá Clarence Barton và nhiều nhân viên kỹ thuật của không lực Mỹ khi chạy ra đã bị đặc công Việt Nam tiêu diệt. Nhóm đặc công chỉ tổn thất 1 người trong khi đã phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh giá trị và tiêu diệt ít nhất 42 quân địch, bao gồm lực lượng Thái Lan, người Mông và các nhân viên quân sự Mỹ. Chỉ có 6 trong 18 nhân viên CIA và phi công Mỹ tại căn cứ là sống sót, sự kiện này được Mỹ giấu kín trong suốt 3 thập kỷ[23].
Trận Mậu Thân
Ba phụ nữ trở về nhà tại Chợ Lớn sau sự kiện Tết Mậu Thân

Rạng ngày 30/1, các du kích thuộc MTDTGP cùng quân chính quy Quân đội Nhân dân Việt Nam và các lực lượng tại chỗ đã đồng loạt tấn công các khu đô thị cùng các căn cứ quân sự tại Nam Việt Nam. Chiến sự dai dẳng kéo dài nhiều tuần sau đó.

Sài Gòn là 1 trong những nơi bị tấn công đầu tiên vào các mục tiêu quan trọng: Hơn 35 đơn vị đã tập kích Sân bay Tân Sơn Nhất, Dinh Tổng thống, Đại sứ quán Mỹ, Đài phát thanh Sài Gòn, Bộ tổng Tham mưu. Các căn cứ như Long Bình, Phù Đổng, Cổ Loa, Hạnh Thông Tây, Đồng Dù (Củ Chi) cũng bị tấn công. Riêng các mục tiêu như Trụ sở cơ quan viện trợ MACV, Bộ tư lệnh hải quân, kho xăng Nhà Bè, Tổng nha Cảnh sát không thực hiện được.

Tòa đại sứ quán Mỹ bị tấn công và chiếm đóng gần nửa ngày mới bị thất thủ.

Tổ biệt động số 11 do đội trưởng Ba Đen chỉ huy (quê Thái Bình, cán bộ đoàn F100) và đội phó Út Nhỏ (quê Tiền Giang, chính trị viên) tổng cộng 17 người. Họ sử dụng bộc phá đánh sập 1 mảng tường bao quanh tòa đại sứ, diệt lính gác Mỹ bên ngoài, bắn hạ và bắt sống toàn bộ các quân nhân, viên chức Mỹ ở bên trong. Với ý đồ chiếm giữ tòa đại sứ 30 phút đợi quân tiếp ứng đến rồi sẽ rút. Nhưng quân tiếp ứng bị lạc, 17 chiến sĩ biệt động bị vây bên trong tòa nhà. Họ chống cự dữ dội bằng B40, AK, AR15lựu đạn, thuốc nổ. Đại sứ Mỹ Bunker chạy thoát. Quân đội Mỹ cố gắng phá cửa tràn vào. Trận chiến được các phóng viên truyền hình trực tiếp gây chấn động mạnh đến tình hình chính trị nước Mỹ. Sáng sớm hôm đó, sư đoàn không vận 101 điều 1 đơn vị nhảy dù đổ lên nóc tòa nhà. Bên ngoài, quân cảnh Mỹ gây sức ép tiến vào trong, quân biệt động chống cự đến người cuối cùng. Toàn bộ 16 người tử trận, Mỹ bắt giữ đội trưởng Ba Đen bị thương nặng ngất trong đống đổ nát. 5 binh sĩ Mỹ chết tại chỗ. Thiệt hại của quân Mỹ rất nghiêm trọng: 1 nhân viên Việt Nam Cộng hòa chết, 141 binh sĩ Mỹ bị thương, 17 người chết tại bệnh viện.

Tại phi trường Tân Sơn Nhất có 181 bộ đội MTDTGP thuộc tiểu đoàn 16 đã bị thương vong trong trận tấn công vào sân bay. Đổi lại, quân Mỹ có 23 lính tử trận và 86 bị thương, quân VNCH chết 32 và bị thương 89, 13 máy bay Mỹ bị bắn hỏng trong trận này.[16]

Tại Chợ Lớn, chiến sự ác liệt diễn ra làm nhiều nhà dân bị hư hại nghiêm trọng.

  • Ngày 2/3, một cuộc phục kích diễn ra gần sân bay Tân Sơn Nhất làm 48 lính Mỹ chết.[1][24]
  • Ngày 5/5, MTDTGPMN tiến hành Mậu Thân đợt 2 nhưng bị đánh lui khỏi nội đo.[1]
  • Tháng 9, QGPMN cùng QĐNDVN mở đợt 3 nhưng không xoay chuyển được chiến cuộc. Tổng thương vong của nhân lực 2 phe cùng với thường dân lên đến gần nửa triệu.

Năm 1969

Thập niên 1970

Năm 1970

  • Ngày 19/1, 1 nhóm lực lượng trong đó có ông Võ Văn Hữu đã tổ chức đánh mìn tại khu vực cầu Bến Nọc làm chết và bị thương 75 lính Mỹ và VNCH.

Năm 1971

  • Ngày 10/11, tổ trinh sát vũ trang Ban An ninh T4 bao gồm Vũ Quang Hùng và Lê Văn Châu ám sát Nguyễn Văn Bông (Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh, lãnh đạo của Đảng Tân Đại Việt, người thành lập Phong trào Quốc gia cấp tiến, sắp được bổ nhiệm làm Thủ tướng VNCH) tại ngã tư Cao Thắng - Phan Thanh Giản bằng 4 kg chất nổ C4 được liên kết với 3 trái lựu đạn.[25]

Năm 1972

  • Ngày 2/8, kho xăng ở Đà Nẵng bị biệt động thành Đà Nẵng đặt bom phá hủy số lượng lớn xăng dầu. Sân bay Đà Nẵng bị pháo kích, 4 máy bay bị hư hại, 1 lính Mỹ chết và 20 bị thương.[26]
  • Ngày 13/8, đoàn đặc công 113 đánh khu kho 53 Tổng kho Long Bình. Hàng chục chiến sĩ chia làm 3 mũi đột nhập đặt 108 khối thuốc nổ hẹn giờ. Vào lúc 4h sáng ngày 14/8, các khối thuốc nổ nổ tung, phá huỷ 200 kho, 17 dãy nhà, thiêu huỷ 15.000 tấn bom đạn, xăng dầu.
  • Ngày 10/9, sân bay Đà Nẵng bị đặc công tấn công. 1/4 căn cứ bị phá hủy, các đám cháy kéo dài tới ngày. 3 máy bay bị phá hủy và 95 chiếc khác bị phá hỏng (chiếm 3/4 số máy bay tại căn cứ). Nhiều lính và phi công Mỹ chết, hơn 50 bị thương chưa kể tổn thất của không quân VNCH. 6 đặc công quân Giải phóng tử trận.[27]
  • Ngày 14/12, đoàn đặc công 113 đột nhập vào bãi để xe ở cao điểm 50 của Tổng kho Long Bình, gài 61 quả mìn tiêu huỷ gần 200 xe quân sự.

Năm 1973

  • Ngày 3/12, Đặc công rừng Sác tấn công kho xăng Nhà Bè, kho xăng bị cháy suốt 10 ngày đêm, thiêu huỷ hàng triệu lít xăng.[1]

Năm 1974

Năm 1975

  • Đây là trận đánh cuối cùng có sự tham gia của biệt động quân Giải phóng. Vào khoảng thời gian này, biệt động quân Giải phóng đã ngưng các hoạt động quân sự để tham gia vận động người dân nổi dậy giành chính quyền, việc quân sự do các đơn vị QĐNDVN thực hiện. Trận cầu Rạch Chiếc có sự tham gia của hàng trăm lính đặc công QĐNDVN và các chỉ huy là cựu biệt động thành của đơn vị Nguyễn Văn Tàu. Đây cũng là 1 trong những trận đánh cuối cùng của cuộc chiến. Lực lượng biệt động còn dẫn đường cho xe tăng quân Giải phóng tiến vào những mục tiêu quan trọng ở Sài Gòn. Đây cũng là trận đánh ác liệt nhất trong những ngày cuối chiến tranh, khi QLVNCH treo xác lính đặc công trên cầu, và 2 bên chịu thương vong lên đến hàng trăm binh sỹ.

Ngoài lãnh thổ Việt Nam

Quân Giải phóng đã nhiều lần tổ chức tấn công vào các căn cứ, sân bay của Mỹ tại Lào, CampuchiaThái Lan. Dưới đây là một số vụ đã được tài liệu Mỹ công bố:

Tấn công căn cứ radar Lima 85

Đầu tháng 3/1968, 30 đặc công Việt Nam cùng 9 lính công binh bắt đầu đợt tấn công căn cứ radar Lima 85 của Mỹ đặt tại Lào. Căn cứ được đặt trên độ cao 1.700m, được bao quanh bởi các vách đá, chỉ có một con đường dốc xuống tới 1 bãi đáp dài 700m. Các đặc công được trang bị súng trường AK-47, súng SKS, thuốc nổ, lựu đạn và 3 ống phóng lựu. 18h ngày 11/3, 1 đợt pháo kích hỗ trợ cho nhóm đặc công dọn mìn và mở đường đến căn cứ. Đến 21h tối, các đặc công Việt Nam bắt đầu trèo lên vách đá, chia làm 5 nhóm để đồng thời tấn công từ nhiều phía.

Các đặc công Việt Nam đã vào vị trí vào lúc 3h sáng, tiêu diệt lính gác và trạm radar TSQ-81 bằng các khẩu súng phóng lựu. Chỉ huy căn cứ là thiếu tá Clarence Barton và nhiều nhân viên kỹ thuật của không lực Mỹ khi chạy ra đã bị đặc công Việt Nam tiêu diệt. Nhóm đặc công chỉ tổn thất 1 người trong khi đã phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh giá trị, giết chết 12 nhân viên quân sự Mỹ và ít nhất 42 lính gác người Thái Lan và người Mông, chỉ có 6 trong số 18 nhân viên CIA và phi công Mỹ tại căn cứ là sống sót. Một số lượng lớn vũ khí quanh căn cứ đã bị quân Việt Nam thu giữ, bao gồm 1 khẩu pháo 105mm, 1 khẩu pháo 85mm, 4 khẩu súng không giật, 4 súng cối hạng nặng, 9 súng máy hạng nặng và lượng đạn dược khổng lồ. Sự kiện này được chính phủ Mỹ giấu kín trong suốt 3 thập kỷ[23].

Vụ đột kích sân bay Pochentong, Campuchia

Sân bay Pochentong là sân bay lớn nhất ở Campuchia, chứa hơn 100 máy bay chiến đấu và vận tải của quân đội Lon Nol. Ngày 18/1/1971, sân bay này tiếp nhận thêm 30 máy bay của quân đội Sài Gòn để phục vụ cho các cuộc tấn công vào quân Giải phóng ở biên giới.

Vào đêm ngày 21-22/1/1971, Đội đặc công 25 và Tiểu đoàn 7 đặc công Phước Long, do đoàn trưởng Tống Viết Dương chỉ huy tiến hành tập kích sân bay. Khoảng 100 lính đặc côngcông binh Quân đội Nhân dân Việt Nam đã âm thầm vượt qua vành đai phòng thủ "Biệt khu Thủ đô" (RMS) do quân đội Quốc gia Khmer (quân Lon Nol) thiết lập xung quanh Phnôm Pênh và thực hiện 1 cuộc đột kích ngoạn mục vào căn cứ không quân Pochentong.

Toàn đội chia thành 6 phân đội nhỏ hơn, được trang bị chủ yếu là súng trường AK-47 và súng chống tăng RPG-7. Các tốp đặc công Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thành công trong việc bí mật tháo gỡ các lớp hàng rào kẽm gai và nhanh chóng áp đảo số lính gác của Tiểu đoàn an ninh làm nhiệm vụ đêm đó.

Sau khi vào được bên trong khu căn cứ, các đội đặc công liền tung ra 1 đợt bắn phá dữ dội bằng các loại súng cá nhân và súng phóng lựu, bắn vào bất kỳ chiếc xe và máy bay nào mà họ thấy trên khu vực đậu xe tiếp giáp với đường băng và các công trình gần đó; 1 trong những đội đặc công thậm chí còn trèo vào cạnh khu nhà ga thương mại của sân bay dân sự và sau khi chiếm giữ vị trí tại nhà hàng quốc tế bên trên mái nhà, họ bắn 1 quả đạn RPG-7 vào kho chứa bom napalm gần nhà để máy bay của quân đội Sài Gòn, gây cháy nổ dữ dội. Khoảng 50 lính Lon Nol tử trận và khoảng 300 bị thương[31], nhiều thiết bị sân bay và xe cơ giới, 69 máy bay các loại (52 chiếc của không quân Lon Nol và 17 chiếc của Không quân Sài Gòn) bị phá hủy hoặc hư hại nặng trong trận này[32], trong khi Quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ tổn thất 3 người tử trận.

Sân bay phải ngừng hoạt động hơn 10 ngày để sửa chữa. Cuộc tập kích đã xóa sổ phần lớn trang bị của không quân Lon Nol. Toàn bộ kế hoạch chi viện bằng đường không cho cuộc hành quân "Toàn thắng 1-71" của quân đội Sài Gòn bị phá sản, góp phần vào thất bại trong chiến dịch "Chenla 2" trên mặt trận đường 6 - đông bắc Campuchia.

Căn cứ Udorn, Đông Bắc Thái Lan

Một đêm cuối tháng 5/1968, sau khi dùng chiến thuật đặc công đột nhập và đặt mìn vào 4 máy bay, trên đường rút ra, 5 chiến sĩ tình báo bị phát hiện. Thượng úy Bùi Thế Sách và Trung úy Lê Đức Mục tình nguyện ở lại kìm chân đối phương để 3 người còn lại rút lui an toàn. Sau 1 hồi đấu súng, chưa kịp rút cùng đồng đội thì 4 quả mìn phát nổ, Bùi Thế Sách và Lê Đức Mục hy sinh. Trận đánh sân bay Udorn đã gây thiệt hại đáng kể cho không quân Mỹ: 4 máy bay F-5 bị phá hủy, 24 sĩ quan và nhân viên kỹ thuật Mỹ thương vong. Bùi Thế Sách và Lê Đức Mục được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Ngày 26/7/1968, khoảng 22h25, 1 tốp 5 chiến sĩ đặc công sử dụng súng tự động bắn chế áp lính canh và các trạm gác bảo vệ sân bay, trong khi 1 tốp khác xông tới bắn vào chiếc máy bay C-141 đang lăn bánh ra đường băng và ném bộc phá trúng vào động cơ máy bay, chiếc máy bay bùng cháy. Sau đó, đội đặc công này chạy tới cụm nhà ga và phá hủy 1 máy bay F-4 và rút lui. 1 chiếc HH-43 cất cánh yểm trợ cho đội bảo vệ sân bay, cũng bị đặc công bắn hỏng nhẹ. Một số phương tiện kỹ thuật cũng bị phá hủy, 1 đặc công quân Giải phóng tử trận.

Căn cứ Ubon, miền Tây Thái Lan

Có tổng cộng 3 trận đánh tại đây:

  • Trận đầu tiên vào ngày 28/7/1969, lúc 1h30 rạng sáng, 3 đặc công bắn hạ 2 lính bảo vệ sân bay và 1 chó nghiệp vụ đang tuần tra và đánh cháy 2 máy bay C-47 và 1 xe ca, hệ thống nhìn đêm cũng bị vô hiệu hóa.
  • Trận thứ 2 tại Ubon vào ngày 11/1/1970, 1 tốp đặc công tấn công vào nhà ga sân bay và chạm súng với lính canh. Sau vụ đấu súng, 5 đặc công tử trận, số còn lại phải rút lui, cuộc tấn công này coi như thất bại. Không rõ thương vong của lính canh Thái Lan.
  • Trận cuối cùng tấn công vào Uborn, ngày 1/6/1972, 2 đặc công hy sinh, 2 lính canh bảo vệ sân bay bị hạ, không có thiệt hại về máy bay.

Sân bay Utapao, nơi đặt căn cứ B-52

Sân bay Utapao là nơi Mỹ đặt căn cứ máy bay B-52. Sân bay này được coi là được bảo vệ ở cấp độ cao nhất ở Thái Lan.

Vào chiều tối ngày 3/8/1968, 2 lính quân báo Phùng Hồng Lâm và Lê Văn Đình chuẩn bị 2 quả bộc phá, mỗi quả 5 kg, gài kíp định giờ, sau đó dùng chiến thuật đặc công vượt qua những hàng rào dây thép gai rồi lao thật nhanh đến 2 chiếc B-52 đỗ cạnh nhau. Gài xong bộc phá đúng 4h ngày 4/8/1968, 2 tình báo viên nhanh chóng rút khỏi sân bay, đến chỗ tập kết tắm rửa, mặc quần áo rồi ung dung bắt xe khách trở về Băng Cốc. Xe chạy được 1 quãng thì từ phía sân bay Utapao phát ra 2 tiếng nổ lớn. 2 ngày sau đó, báo chí Thái Lan đăng tin sân bay Utapao bị tập kích, 2 chiếc B-52 bị hỏng nặng và 2 chiếc khác hỏng vừa, hơn 20 sĩ quan và nhân viên kỹ thuật Mỹ thiệt mạng. Do đài chỉ huy bị hư hại, nên căn cứ không quân này phải đóng cửa 10 ngày để sửa chữa. Phùng Hồng Lâm được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Lúc 2h22 sáng 10/1/1972, 3 lính đặc công gồm Bùi Văn Phương, Vũ Công Đài, Trần Thế Lại (Tiểu đoàn 1A - Bộ Tư lệnh Đặc công) đột nhập vào sân bay. Bị phát hiện, tổ đã nổ súng tiêu diệt cả toán tuần tra gồm 2 lính Mỹ và 1 chó bec-giê. Bùi Văn Phương và Vũ Công Đài lao nhanh đến mục tiêu, dùng lựu đạn và thuốc nổ đánh vào từng chiếc máy bay. 3 khối bộc phá phát nổ và đánh hỏng nặng 3 chiếc B-52 (phía Mỹ chỉ công nhận có 1 chiếc B-52 hỏng vừa, 2 chiếc B-52 khác bị hỏng nhẹ). Nhiều lính Thái Lan bị hạ, phía Việt Nam không có thiệt hại. Cả ba đặc công tham gia trận đánh đều được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tham khảo

Liên kết ngoài