Di tích Việt Nam

Di tích ngắm cảnh

Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóalịch sử"[1]. Ở Việt Nam, một di tích khi đủ các điều kiện sẽ được công nhận theo thứ tự gồm: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc giadi tích quốc gia đặc biệt. Tính đến năm 2020, Việt Nam có hơn 41.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 4.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 9.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.[2][3] Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 10 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (chiếm 56% số di tích quốc gia và 46% tổng số di tích). Trong số di tích quốc gia có 112 di tích quốc gia đặc biệt và trong số đó có 8 di sản thế giới.

Di tích quốc gia đặc biệt đền Hùng ở Phú Thọ
Di tích văn hóa Miếu Bà Chúa Xứ ở An Giang
Thánh địa Mỹ Sơn
Di tích kiến trúc nghệ thuật nhà thờ đá Phát Diệm ở Ninh Bình
Di tích khảo cổ Hoàng thành Thăng Long ở Hà Nội
Tập tin:Ádfewrwe.jpg
Chùa Trấn Quốc, ngôi chùa gần 1500 tuổi ở Hà Nội

Phân loại di tích

Căn cứ Điều 29 Luật di sản văn hóa 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)[4], các di tích được phân loại như sau:[5]

Di tích lịch sử - văn hóa

Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:

Năm 2010, di tích lịch sử chiếm 51.2% số di tích được xếp hạng. Các di tích này không những có giá trị lịch sửvăn hóa mà còn mang lại những giá trị lớn trên phương diện kinh tế, nhất là kinh tế du lịch.

Di tích kiến trúc nghệ thuật

Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Các di tích tiêu biểu loại này như Chùa Bút Tháp, phố cổ Hội An, nhà thờ Phát Diệm, chùa Keo, đình Tây Đằng, Chùa Phật Tích. Năm 2010, di tích kiến trúc nghệ thuật chiếm 44.2% tổng số di tích được xếp hạng.

Di tích khảo cổ

Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như Hoàng thành Thăng Long, hang Con Moong, di chỉ Đông Sơn, động Người Xưa, thánh địa Mỹ Sơn

Năm 2010, di tích khảo cổ chiếm 1.3% các di tích được xếp hạng.

Di tích thắng cảnh

Di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh) là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:

Danh lam thắng cảnh chiếm khoảng 3.3% số di tích được xếp hạng.

Di tích lịch sử cách mạng

Di tích cách mạng - kháng chiến là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tôn giáo tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu… ở chỗ: đó là những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phố…), là những công trình được con người tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật…) gắn liền với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích. Loại hình di tích này rất đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, đồng thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời tiết và theo thời gian. Bởi vậy các di tích này vừa khó bảo tồn vừa khó phát huy tác dụng nếu không được quan tâm đặc biệt.[6]

Một số di tích lịch sử cách mạng như: Chiến khu Tân Trào, Chiến khu Quỳnh Lưu, Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ,...

Phân cấp di tích

Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (gọi chung là di tích) được chia thành:

Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị huỷ hoại không có khả năng phục hồi thì người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyền ra quyết định huỷ bỏ xếp hạng đối với di tích đó.

Thống kê di tích Việt Nam

Theo địa phương

  • Các tỉnh có số lượng di tích lớn hơn 1500 gồm: Hà Nội: 5175 di tích; Thái Bình: 2539 di tích; Bắc Giang: 2237 di tích; Bắc Ninh 1859 di tích; Ninh Bình: 1879 di tích; Đồng Nai: 1800 di tích; Hà Nam: 1784 di tích; Nam Định: 1655 di tích; Thanh Hóa: 1535 di tích.
  • Các tỉnh có mật độ di tích lớn nhất đều thuộc vùng châu thổ sông Hồng gồm: Hà Nam 2,07 di tích/km2; Hà Nội: 1,56 di tích/km2; Bắc Ninh: 1,96 di tích/km2; Ninh Bình: 1,36 di tích/km2 và Hưng Yên: 1,31 di tích/km2.
STTTên tỉnhSố di tích
Quốc gia
đặc biệt
Số di tích
Quốc gia
Số di tích
cấp tỉnh
Tổng di tíchThời gian
cập nhật
Ghi chú
1An Giang2264612872015[8]
2Bà Rịa – Vũng Tàu128192192019[9]
3Bạc Liêu013341502021[10]
4Bắc Giang59560522372021[11]
5Bắc Kạn27491202021[12]
6Bắc Ninh419538615582020[13]
7Bến Tre21651692019
8Bình Dương012385002015[14][15][16][17]
9Bình Định236782342017[18][19]
10Bình Phước31212172015[20]
11Bình Thuận028403002019[21]
12Cà Mau01028382017[22][23]
13Cao Bằng327652262015[24][25]
14Cần Thơ01012222016[26][27]
15Đà Nẵng218512002019[28]
16Đắk Lắk21713582019[29]
17Đắk Nông173202019[30]
18Điện Biên1128212019[31]
19Đồng Nai2292410002019[32]
20Đồng Tháp11350912015[33][34]
21Gia Lai185302017[35]
22Hà Giang02629552018[36]
23Hà Nam28210117842018[37]
24Hà Nội171196115651752015[38][39]
25Hà Tĩnh2794255042017[40][41][42]
26Hải Dương414220031992020[43]
27Hải Phòng21123564702017
28Hậu Giang1961882015[44]
29Hòa Bình041272952015[45]
30Hưng Yên21658812102019[46]
31Khánh Hòa01617110912017[47][48]
32Kiên Giang121302002017[49][50]
33Kon Tum2418552018[51]
34Lai Châu0520392019[52]
35Lạng Sơn227955812018[53]
36Lào Cai01511502015[54][55]
37Lâm Đồng21816502018[56]
38Long An020861092017[57]
39Nam Định28126613302018[58]
40Nghệ An413723513952018[59]
41Ninh Bình310331418792015[60][61]
42Ninh Thuận212442392021[62]
43Phú Thọ1732189672021[63]
44Phú Yên121682012021[64]
45Quảng Bình253632002019[65]
46Quảng Nam4603005002015[66]
47Quảng Ngãi128762502022[67]
48Quảng Ninh551714822017[68]
49Quảng Trị4214735242021[69]
50Sóc Trăng08381112021[70]
51Sơn La147151132019[71]
52Tây Ninh126603652016[72]
53Thái Bình211455021382021[73]
54Thái Nguyên1492057802019[74]
55Thanh Hóa514268615352019[75]
56Thừa Thiên Huế286559022020[76]
57Tiền Giang1211291062016[77]
58TP. Hồ Chí Minh2561144002017[78][79]
59Trà Vinh012165332015[80][81]
60Tuyên Quang31372526002018[82]
61Vĩnh Long011507002021[83]
62Vĩnh Phúc26640413032019[84]
63Yên Bái113925002019[85]

Theo loại di tích

Bảo tồn di tích

Vấn đề bảo tồn di tích và kinh phí bảo tồn thường gây tranh luận tại Việt Nam. Nhiều di tích không được bảo quản đúng mức, gây hư hỏng nghiêm trọng hay bị sửa lại khác xa mẫu cổ. Nhiều di tích như Thác Voi, Thác Liên Khương, Công ty cổ phần khai thác chỉ rào thác, kinh doanh bán vé thu tiền vào cổng mà không tu bổ và đến cuối năm 2007 thì rao sang nhượng dự án, kiếm lời thêm 3 tỷ đồng [88].

Thành nhà Hồ bị Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa tôn tạo "không đúng cách" và vá víu. Chùa Phật Tích tại Bắc Ninh, di tích lịch sử thời nhà Lý, bị phá bỏ tan hoang "để xây dựng mới".[89]

Theo ý kiến của các chuyên gia Đức thuộc tổ chức Dự án bảo tồn, trùng tu và đào tạo Đức (GCREP): "Ở Việt Nam, với những di tích bị hư hại nhiều, người ta thường bỏ đi và xây lại mới. Còn theo kinh nghiệm của chúng tôi, không phải cái gì cũng cần tu tạo lại 100%, có những thứ không tu tạo được thì giữ nguyên" [90]

Vì những yếu kém trong những mặt khác so với các nước trong khu vực, nên ngành du lịch Việt Nam thường chỉ chú trọng khai thác quá đáng các thắng cảnh thiên nhiên như một điểm mạnh,[cần dẫn nguồn] nhưng việc "xã hội hóa" các danh thắng (cho phép các công ty đầu tư khai thác và bán vé vào cửa) dẫn đến việc hầu hết các nơi danh thắng đều thu tiền vào tham quan và các công ty này lại không quan tâm bảo trì đúng mức,[cần dẫn nguồn] do đó cảnh quan đang bị xuống cấp hay phá hủy, điển hình là trường hợp các di tích quốc gia như Thác Voi,[91] Thác Liên Khương.[92]

Di sản thế giới

Hiện tại, Việt Nam đã có 8 di tích được UNESCO công nhận là Di sản thế giới gồm:

  1. Vịnh Hạ Long, được công nhận năm 1994 theo tiêu chí (vii) và năm 2000 theo tiêu chí (viii).
  2. Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, năm 2003, là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí (viii).
  1. Quần thể di tích Cố đô Huế, năm 1993, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (iv).
  2. Phố Cổ Hội An, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (ii) (v).
  3. Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (ii) (iii).
  4. Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, năm 2010, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (ii) (iii) và (vi).
  5. Thành nhà Hồ, năm 2011, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (ii) và (iv)
  1. Quần thể danh thắng Tràng An, năm 2014, theo các tiêu chí (vii) và (viii) của 1 di sản thiên nhiên thế giới và tiêu chí (V) của 1 di sản văn hóa thế giới.

Xem thêm

Chú thích